NTD đưa tin, toàn bộ các tỉnh thành Trung Quốc đều "thất thủ" trước dịch sốt heo châu Phi, kể từ khi dịch bệnh này bùng phát đầu tiện tại tỉnh Liêu Ninh vào tháng 8 năm ngoái.
Bộ Nông nghiệp Nông thôn Trung Quốc đã công bố tin tức vào ngày 19/4, xác nhận sự bùng phát dịch sốt heo châu Phi tại hai thành phố Đam Châu và Vạn Ninh của tỉnh Hải Nam.
Theo thông báo, hai hộ nuôi heo tại thành phố Đan Châu trong tổng cộng 302 con heo, có 28 con phát bệnh và 28 con chết; hai hộ nuôi heo tại thành phố Vạn Ninh trong 419 con heo thì có 49 phát bệnh và 49 con chết.
Tỉnh Hải Nam trở thành tỉnh cuối cùng và là tỉnh thứ 31 của Trung Quốc ghi nhận dịch bệnh, sau 12 ngày kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại thành phố Nyingchi, khu tự trị Tây Tạng vào ngày 7/4 năm nay.
Theo Trung tâm ứng phó thiên tai Trung ương Đài Loan (Central Emergency Operation Cente - CEOC) thống kê, Trung Quốc có tổng cộng 129 lần phát bệnh dịch.
Những nơi phát hiện dịch bệnh đều phải tiêu huỷ tất cả số heo bao gồm cả heo sống, điều này đã làm ảnh hưởng đến khẩu phần dinh dưỡng của người dân Trung Quốc, vì Trung Quốc là nơi tiêu thụ hịt theo lớn nhất thế giới và thịt trở thành thành phần chính trong buổi cơm gia đình ở đây.
Theo dữ liệu do Bộ Nông nghiệp Nông thôn Trung Quốc công bố ngày 17/4, giá thịt heo trong tháng 3 khoảng 68.000đ/kg, tăng 6,3% so với tháng trước, cao hơn 2,1% so với lúc chưa bùng nổ dịch, cao hơn 7,6% cùng kỳ năm ngoái.
Giới chức Trung Quốc thừa nhận, tác động của dịch sốt heo châu Phi là khá lớn đối với Trung Quốc, 8 tháng xảy ra dịch bệnh đã tiêu huỷ quá nhiều heo sống khiến "cung không đủ cầu", trong khi nhu cầu ăn thịt heo của người dân tín ngưỡng Hồi giáo trong các ngày lễ tiết của họ nửa cuối năm nay sẽ tăng mạnh, có thể đẩy giá thịt heo tăng nhanh chóng đến mức kỷ lục khoảng 70%.
Nguyên nhân xảy ra dịch bệnh có liên quan đến Hoa Kỳ?
Tranh Banned Book cho biết, có bằng chứng cho thấy dịch sốt heo Châu Phi có khả năng là do chính quyền Trung Quốc “khăng khăng” nhập khẩu thịt heo của Nga để tuyên chiến thương mại với Hoa Kỳ.
Aluobowang cũng đưa tin, vào đầu tháng 8 năm ngoái, nhiều cổng thông tin trực tuyến ở Trung Quốc đã đưa tin, “nhóm Siberia của Nga đã vận chuyển 240.000 tấn thịt heo đến Trung Quốc, đủ để bù đắp vào khoảng của Hoa Kỳ”, thời điểm Nga đang bị dịch sốt heo châu Phi tấn công.
Năm 2007, dịch sốt heo châu Phi đã từ nước Georgia (quốc gia Tây Á) lây lan đến Nga, dịch bệnh bùng phát với số lượng lớn vào năm 2017.
Vào tháng 7/2018, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bắt đầu, thịt heo và các sản phẩm thịt khác của Hoa Kỳ khó đặt chân đến Trung Quốc hơn.
Theo The Wall Street Journal báo cáo vào tháng 5/2018, thịt lợn Mỹ sau khi vận chuyển đến cảng Trung Quốc, thì gặp hải quan Trung Quốc gây khó dễ, họ đã kéo dài thời gian thông quan thịt heo.
Vào ngày 21/8/2018, tạp chí Science đã trích dẫn báo cáo của Viện nghiên cứu thú y quân sự Trường Xuân công bố ngày 13/8, chỉ ra rằng mẫu gen di truyền đầu tiên của sốt heo châu Phi có liên quan đến Nga.
Dịch sốt heo châu Phi từ Trung Quốc đã lan rộng sang các quốc gia lân cận như Việt Nam, Campuchia và Mông Cổ.
Hiện tại, Đài Loan và Nhật Bản cũng đã cấm nhập khẩu thịt heo và các sản phẩm đã qua chế biến từ thịt heo của Trung Quốc, Philippines đồng thời cấm giao dịch mua bán thịt heo và các sản phẩm liên quan đối với Trung Quốc, Nga và 4 quốc gia châu Âu khác.
Thục Lan
[videobottom id="2314"]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét