Thứ Hai, 22 tháng 4, 2019

Tối đa áp lực, Mỹ sẽ khiến Iran không thể xuất khẩu dầu mỏ

Tối đa áp lực, Mỹ sẽ khiến Iran không thể xuất khẩu dầu mỏ http://bit.ly/2XwAp3O

Hoa Kỳ vào thứ Hai (22/4, giờ Mỹ) sẽ đưa ra lệnh cấm nhập dầu mỏ từ Iran đối với tất cả các nhà nhập khẩu dầu trên thế giới. Theo đó, các nhà nhập khẩu sẽ phải dừng việc mua dầu hoặc chịu lệnh trừng phạt của Mỹ, tờ Washington Post đưa tin.

Hoa Kỳ bắt đầu áp các lệnh trừng phạt vào tháng 11 đối với việc xuất khẩu dầu của Iran, sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút khỏi hiệp ước hạt nhân năm 2015 - bởi hiệp ước này đã tạo điều kiện cho Teheran củng cố nền kinh tế để trở lại mạnh mẽ hơn với chương trình hạt nhân vào năm 2025. Bằng các lệnh trừng phạt, Washington đang gây áp lực để buộc Teheran phải cắt giảm vũ khí hạt nhân và ngừng ủng hộ các nhóm khủng bố trên khắp Trung Đông.

Trước đây Washington đã nới lỏng lệnh cấm cho tám nền kinh tế trên thế giới thực hiện việc giảm mua dầu từ Iran bằng việc để họ tiếp tục nhập dầu của nước này thêm 6 tháng. 8 quốc gia này là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý và Hy Lạp.

Nhưng vào thứ Hai, theo một nguồn tin giấu tên của Reuter, Ngoại trưởng Mike Pompeo sẽ thông báo về việc, "kể từ ngày 2/5, Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ không còn duy trì ưu đãi cho bất kỳ quốc gia nào hiện đang nhập khẩu dầu Iran".

Vào thứ Tư tuần trước, Frank Fannon, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Năng lượng Hoa Kỳ, đã nhắc lại quan điểm của chính quyền Trump "Mục tiêu của chúng tôi là đưa mức xuất khẩu dầu của Iran về không (0) càng nhanh càng tốt".

Các quốc gia nhập khẩu dầu từ Iran đã theo dõi sát diễn biến để xem liệu có thể nhận được sự miễn trừ của Hoa Kỳ hay không.

Thứ Ba tuần trước, phát ngôn viên của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Ibrahim Kalin nói rằng, Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng Hoa Kỳ sẽ gia hạn thời gian miễn trừ để Ankara tiếp tục có thể mua dầu từ Iran mà không vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ.

Ankara thể hiện rõ thái độ không ủng hộ Mỹ trong vấn đề Iran, ông Kalin nói với các phóng viên ở Washington rằng Thổ Nhĩ Kỳ không ủng hộ chính sách trừng phạt của Mỹ đối với Teheran và nghĩ rằng nó sẽ không mang lại kết quả như mong muốn.

Trong khi đó, Washington đang thực hiện một chiến lược gây áp lực tối đa lên nền kinh tế Iran thông qua các lệnh trừng phạt, trong đó ngăn chặn Teheran xuất khẩu dầu là một biện pháp để từ đó bóp nghẹt nguồn doanh thu chính của chính phủ Iran, theo Reuters.

Cho đến tháng Tư, xuất khẩu dầu của Iran trung bình dưới 1 triệu thùng barrel mỗi ngày (bpd), theo dữ liệu của Refinitiv Eikon và hai công ty khác, yêu cầu dấu tên, theo dõi xuất khẩu dầu. Trong khi đó vào tháng Ba con số này ước tính là 1,1 bpd, và hơn 2,5 triệu bpd trước khi các lệnh trừng phạt đối với Iran được Mỹ áp dụng trở lại vào tháng 5 năm ngoái.

Đặng Trần

[videobottom id="2340"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét