Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

Người đàn ông xây mộ cho 20.000 thai nhi bị bỏ rơi vì niềm tin ‘chết chưa phải là hết’

Người đàn ông xây mộ cho 20.000 thai nhi bị bỏ rơi vì niềm tin ‘chết chưa phải là hết’ https://ift.tt/2ZOxTuB

Một người đàn ông đã cưu mang hơn 250 bà mẹ đơn thân ở nhà mình và chôn cất cho hơn 20.000 thai nhi bị bỏ rơi ở Nha Trang. Đó không phải là việc đơn giản mà một người chỉ cần có lòng trắc ẩn là có thể làm được. Nhưng ông Phúc đã giải thích bằng một câu nói và nó cho ông đủ sức mạnh làm được việc mà nhiều người trong chúng ta cho là phi thường này.

“Người bí ẩn” gần đây đã mời ông Tống Phước Phúc tham gia chương trình và qua đó ông kể lại quá trình và nguyên nhân đưa ông tới với công việc cao cả mà mình đang làm.

Sứ mệnh

Ông kể rằng trong một lần đưa vợ đi sinh vào năm 2001, ông đã vô cùng xót xa khi nhìn thấy các thai nhi bị người ta vứt bỏ dưới gốc cây đa.

“Lúc đó tôi nghĩ, chết chưa phải là hết nên muốn cho các con có một nấm mồ. Bởi nhiều người mẹ họ muốn có con mà lại không được, nhưng đây Thượng đế đã ban cho một sinh linh như vậy mà lại không nhận. Tôi xót thương quá, tôi muốn nâng niu như những đứa con của mình.

Để ở ngoài biển thì sóng đã cuốn đi, để ở gốc đa tôi còn biết. Nhưng đó là lúc tôi mới bắt đầu việc thu nhận thai nhi bị bỏ rơi, giờ các bác sĩ và các cô hộ lý biết rồi nên họ để trong bệnh viện rồi tới giờ thì tôi tới lấy. Rồi những ai biết thì họ đem tới tận nhà.

Sau đó tôi mới tắm rửa, rồi xin người mẹ đặt tên cho đứa trẻ. Để rồi một mai người mẹ ấy có sám hối thì lên mà thăm mộ con”.

Những người mẹ bỏ con mà ông Phúc gặp thường có độ tuổi từ 19 đến 20 tuổi. Ông nói trên chương trình truyền hình rằng khi họ đến nhà ông, thấy trẻ con ông nuôi trong nhà chơi đùa tíu tít rồi mới hối hận, nói rằng nếu họ biết sớm thì đã không nạo phá thai.

Chắc hẳn ai khi nghe xong chia sẻ của ông cũng sẽ cảm phục, trân trọng và có thể cũng sẽ tự rút ra được lời nhắc nhở cho bản thân mình. Cá nhân tôi lại bị ấn tượng hơn cả bởi lời đầu tiên của ông: “Lúc đó tôi nghĩ, chết chưa phải là hết nên muốn cho các con có một nấm mồ”.

Một niềm tin đã cho ông động lực đủ lớn. Cũng chính bởi không có niềm tin rằng gieo nhân nào sẽ gặt quả ấy, làm việc không chính thì ngày nào đó nó sẽ quay lại với mình, nên nhiều bạn trẻ đã không đắn đo, cân nhắc tới trách nhiệm và hậu quả. Niềm tin nếu nó cho ta một lằn ranh để bảo vệ đạo đức của mình, ngăn chặn hành động gây hại cho người khác và giúp ta sống có trách nhiệm và tử tế hơn. Thế thì niềm tin ấy nên tồn tại và được bảo vệ.

[caption id="attachment_1226735" align="alignnone" width="980"] Ông Phúc đã gắn bó với công việc này 15 năm qua (ảnh: Thanhnien).[/caption]

Không tin, không sợ thì việc gì cũng sẽ dám làm

Ngày nay, có thể nói thuyết vô thần đã khởi tác dụng như là một vũ khí hủy diệt đối với đạo đức con người. Việc tin rằng chúng ta chỉ sống một lần và không phải trả giá cho những gì mình gây ra, nên tư tưởng Yolo (You olny live once - bạn chỉ sống một lần) đã dẫn dắt giới trẻ. Phần nhiều họ đều nghĩ rằng, hãy tự do hưởng thụ đi, hãy làm những gì mình muốn, hãy sống vì mình trước tiên.

Có thể đề cập đến niềm tin tâm linh sẽ làm nhiều người cảm thấy không thuyết phục. Bởi phải thấy mới tin, đó đã trở thành một quan niệm phổ biến và nghe có vẻ như rất hợp lý.

Tuy không trực tiếp nói về niềm tin đối với quy luật nhân quả, nhưng hệ thống triết lý làm nền tảng cho đạo đức phương Đông xưa cũng có một cách lý giải để giúp ích cho việc bảo vệ nhân tính. Khổng Tử cũng như các học giả đời sau của Đạo Khổng đều công nhận một khái niệm về “đạo”. Trong tác phẩm Trung Dung, đạo của người quân tử được bàn kỹ, bao gồm:

“Nhân đạo là đạo lý chi phối cõi nhân sinh, xã hội con người.

Thiên đạo là qui luật chi phối vũ trụ, vạn vật thiên nhiên.

Thánh đạo là đạo lý siêu phàm giúp con người kết hợp với đạo Trời” – (Trích: Tứ thư bình giải, Lý Minh Tuấn dịch và bình giải).

Thế nên làm người thì phải hiểu đạo để thuận theo đạo, bởi đạo chi phối quy luật chung của vũ trụ, Đất Trời. Đạo đức cơ bản của con người chính là dựa trên việc thuận theo đạo, tin rằng Thiên Địa cũng có luật, cũng có tôn ti (trên dưới), cũng có chính phản. Nên làm gì lệch khỏi đạo thì là vô đạo, là không có đạo đức.

Việc Khổng giáo công nhận “đạo” vũ trụ tồn tại chính là công nhận sự tồn tại của năng lực siêu việt bên ngoài xã hội con người có thể chi phối cuộc đời con người. Nên về cơ bản, nó khá tương đồng với các tín ngưỡng tin vào sự tồn tại của Thần, Phật.

[caption id="attachment_1226737" align="alignnone" width="814"] Trên thực tế, lần giở lịch sử chúng ta sẽ thấy, những nhà khoa học vĩ đại trong thời kỳ khoa học phát triển đỉnh cao, gồm Copernicus, Descartes, Galileo và Newton đều tự xưng mình tuyệt đối tin vào Sáng thế chủ, cho rằng thế giới này là kiệt tác của Thần là có quy luật, đang đợi các nhà khoa học đi phát hiện chứng thực (ảnh: Bilimsitesi).[/caption]

Thấy mới tin, người ta gọi là cẩn trọng và có tính xác thực. Không thấy vẫn tin thì gọi là ngộ tính. Người xưa đề cao ngộ tính bởi họ biết mình bé nhỏ, không bị khoa học thực chứng giới hạn tầm nhìn, họ tin những gì mình thấy và biết là quá nhỏ bé trước vũ trụ vĩ đại. Và vẫn luôn có một thế lực ngoài kia quan sát, ghi nhận và bắt chúng ta phải trả giá nếu làm sai, trao phúc đức nếu làm đúng. Vì thế, con người phải sống có đạo đức, phải thuận theo đạo, kính ngưỡng Thần và khiêm nhường trước tự nhiên.

Qua hàng nghìn năm biến thiên của lịch sử nhân loại, bao thiên sử oai hùng rồi cũng lụi tàn, nhưng những giá trị phổ quát về đạo đức cơ bản của con người thì không thể phủ nhận. Và để giải thích được cho việc vì sao phải duy trì đạo đức đó, cho tới giờ có vẻ chỉ có thuyết hữu thần là cho ta câu trả lời logic mà thôi. 

Văn hào Nga Dostoievski đã từng nói:

Nếu không có Chúa, người ta dám làm mọi sự.

Và một câu châm ngôn đã nổi tiếng trên toàn thế giới nói rằng: “Khởi sự của đạo đức là biết sợ”.

Thế nên, có niềm tin vào những năng lực, quy luật có thể chi phối cuộc đời con người, thì người ta mới biết sợ. Một khi ta không biết sợ hãi bất kể điều gì, không tin rằng sẽ bị trừng phạt nếu làm điều xấu, thì sẽ tin rằng mình có khả năng lớn lao không giới hạn và sẵn sàng làm mọi việc kể cả chà đạp lên người khác. Đó chính là vô đạo đức, là bước đầu tiên trong sự hủy hoại của nhân tính.

Ông Phúc trong câu chuyện trên chỉ vì một niềm tin rằng chết không phải là hết nên đã đứng ra thực hiện một sứ mệnh tuyệt đẹp, truyền cảm hứng và đánh thức lương tri của những người sắp lầm lỡ. Cái tên của ông như mô tả những việc ông đang làm và cũng có thể là dự báo về thành quả của việc đó. Phúc đức sẽ đến với người biết nghĩ tới người khác và dám hy sinh để làm điều tử tế khi không ai yêu cầu.

Bạn đang đọc bài viết: "Người đàn ông xây mộ cho 20.000 thai nhi bị bỏ rơi vì niềm tin 'chết chưa phải là hết'" tại chuyên mục Văn hóa của Đại Kỷ Nguyên. Để cập nhật thêm nhiều bài viết hay, quý độc giả vui lòng truy cập Fanpage chính thức của chúng tôi: facebook.com/DaiKyNguyenVanhoa/. Mọi ý kiến phản hồi và tin bài cộng tác xin gửi về hòm thư: daikynguyen.vanhoa@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn!

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/y-nghia-cua-cuoc-song-khong-phai-o-cho-nhin-thau-ma-chinh-la-trai-nghiem_407e4b412.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét