Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

Người Việt đã sai lầm khi dần “rời xa” ăn mỡ mỡ lợn?

Người Việt đã sai lầm khi dần “rời xa” ăn mỡ mỡ lợn? https://ift.tt/2KQEP1P

Trong khi mỡ lợn đang dần "mờ nhạt" trong nhiều góc bếp gia đình Việt thì các nước trên thế giới lại rất ưa chuộng mỡ lợn để chế biến món ăn.

Từ khi tờ BBC xếp hạng mỡ lợn là một trong 10 loại thực phẩm bổ dưỡng nhất (xếp thứ 8) thì đã có những tranh cãi về chuyện này, có nhiều người ủng hộ và cũng có không ít người bài trừ nó.

- Người ủng hộ cho rằng mỡ lợn là linh hồn của món ăn, Dù là món ăn gì đi nữa thì chỉ cần một thìa cũng đủ để tạo món ăn màu sắc đẹp, vị thơm và ngon. Nhà phê bình thực phẩm Chua Lam từng nói: "Mùi thơm của mỡ lợn là không thể thay thế".

Mỡ lợn có màu trắng đục, khi chế biến có mùi rất thơm. Nguồn gốc chính của mùi thơm này là lượng nhỏ của một loại protein đặc biệt, sản phẩm phân hủy của glyceride.

- Những người không ủng hộ thì cho rằng, mỡ lợn chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol dẫn đến béo phì, thậm chí có thể dẫn đến bệnh tim mạch. Chính chất béo bão hòa này làm cho mỡ lợn trông mịn như kem. 

Vậy mỡ lợn có thực sự tốt cho sức khoẻ?

BBC cũng đồng ý rằng, mỡ lợn chứa chất béo bão hòa nhưng giàu vitamin B và các khoáng chất tốt cho sức khỏe hơn thịt cừu và mỡ bò.

Không phải chỉ có BBC nói rằng mỡ lợn tốt cho sức khỏe, tờ Daily Mail của Anh cũng viết rằng, mỡ lợn tốt cho sức khỏe hơn bơ. Vì nó giàu vitamin D, có thể thúc đẩy sự hấp thụ canxi cho cơ thể.

Trên thực tế, mỡ lợn là một trong những nguồn vitamin D dồi dào nhất, nhiều hơn 50% so với bơ. Và vitamin D có thể giúp cải thiện chức năng tim mạch, duy trì sức khỏe của phổi và hô hấp, tăng cường chức năng cơ bắp, giúp cơ thể phòng chống nhiễm trùng.

Ở Việt Nam, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng - Phó trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết trên báo Zing rằng, "mỡ động vật, cụ thể là mỡ lợn, là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể.

Mỡ lợn chứa các loại như axit béo bão hòa, protein, vitamin A, D, đặc biệt là cholesterol cần thiết cho cấu trúc tế bào, tốt cho tế bào thần kinh. Do vậy, việc sử dụng ở mức độ vừa phải, hợp lý sẽ có tác dụng làm bền vững các mao mạch máu, bảo vệ hệ tuần hoàn của cơ thể, dự phòng xuất huyết não. Mỡ lợn cũng tham gia vào số men chuyển hóa của cơ thể, trong đó có nội tiết tố sinh dục và tuyến thượng thận".

TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện dinh dưỡng Quốc gia, cũng cho biết, "chất béo là một trong những nguồn năng lượng quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhỏ. 1 gam chất đạm, tinh bột, đường cung cấp 4 kcal, trong khi 1 g chất béo cung cấp 9 kcal. Do đó, trẻ bắt đầu ăn dặm cần phải bổ sung 5 ml chất béo/bữa, trẻ một tuổi lượng chất béo cần tăng khoảng 7 ml/bữa. Cha mẹ khi chăm con nên lưu ý phải cho trẻ ăn kết hợp cả dầu và mỡ động vật.

Nếu không được cung cấp đủ lượng dầu mỡ theo khuyến cáo, trẻ sẽ bị thiếu năng lượng và rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương”.

Về lo ngại mỡ lợn làm tăng cholesterol, TS Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho hay, "thực chất, có 2 loại là cholesterol nội sinh và ngoại sinh. Cholesterol nội sinh nhiều hơn ngoại sinh. Điều đó có nghĩa dù không ăn mỡ lợn, cơ thể vẫn có cholesterol. Loại nội sinh mới nguy hiểm. Chất béo có trong mỡ lợn rất cần thiết cho bộ não.

Hiện nay, người dân có tâm lý ăn mỡ lợn sẽ mắc bệnh. Đây là do quảng cáo quá mức của những sản phẩm dầu thực vật. Nhưng thực tế, dầu thực vật chỉ nên dùng ăn sống. Khi đun nóng, chúng sẽ sinh ra chất độc hại. Do đó, không nên xào nấu với dầu ăn, đặc biệt tái sử dụng dầu đã qua một lần nấu sẽ càng độc hại. Còn mỡ lợn thì không lo lắng điều này".

[caption id="attachment_1284453" align="aligncenter" width="533"] Ảnh: Sohu.[/caption]

Người xưa dùng mỡ lợn để chữa bệnh

- Người Trung Quốc cổ đại đã sử dụng mỡ lợn để làm sạch các mạch máu, trừ tam tiêu, thấp khí và điều trị bệnh lá lách, dạ dày.

- Trong cuốn Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân có viết, mỡ lợn là một loại thuốc bổ rất tốt. Nó không gây nóng trong người, và có tác dụng thanh lọc cơ thể.

- Cuốn Trửu hậu bàng đề cập rằng, mỡ lợn có thể điều trị viêm gan.

- Dược Vương Tôn Tư Mạc tin rằng, mỡ lợn có thể giúp làm lưu thông khí huyết, tan máu cục và chữa trị mất trí nhớ.

Cách để tinh chế mỡ lợn an toàn, chất lượng

- Tốt nhất là sử dụng 100% chất béo của lợn đồng cỏ, hoặc để đảm bảo nguồn hữu cơ, không có hormone và kháng sinh.

- Sử dụng thịt mỡ lợn, cắt thành những lát nhỏ, đun trong 5-10 cho đến khi mỡ trong lợn chảy ra trở thành dung dịch trong.

- Khuấy thường xuyên và tiếp tục đun trong 30 phút, đến khi thịt mỡ teo thành tóp mỡ và dòng mỡ trắng xuất hiện nhiều hơn.

- Cuối cùng mỡ hoàn toàn biến thành tóp thì tắt bếp, lọc tách mỡ và tóp mỡ.

- Lưu ý:

  • Nhiệt độ nấu không nên quá cao và thời gian không nên quá dài.
  • Thêm một chút ớt bột, hoặc chút muối, đường vào mỡ lợn trước khi đông đặc có thể giúp bảo quản lâu hơn.
  • Không sử dụng đi sử dụng lại mỡ lợn nhiều lần.
  • Mỡ lợn chỉ nên được sử dụng trong khoảng 2-3 tháng.

Mùi hương mỡ lợn thống trị nhiều món ăn thế giới

Có những món ăn chỉ chế biến bằng mỡ lợn mới có vị ngon như dimsum Trung Quốc, gạo mỡ lợn cổ điển, rau xào bằng mỡ lợn… Cho dù là đồ ngọt hay đồ mặn, nếu có mỡ lợn thì hương vị của món ăn đó sẽ thơm ngon hơn hẳn.

Đầu bếp Phan Quân Lương, người bán bánh trứng cổ điển Hồng Kông với các món hải sản Quảng Đông đã sử dụng mỡ lợn và bơ để làm bánh trứng, tạo nên nét đặc trưng cùng mùi thơm không đâu sánh bằng.

Mỡ lợn rất giàu chất béo bão hòa, khi nấu ăn có thể dễ dàng trộn dầu tinh bột, cellulose và những chất tương tự vào với nhau, tạo ra hương thơm, vị sẽ giòn và trông bóng đẹp hơn.

Video xem thêm: "Mẹ già như chuối chín cây", đọc xong câu chuyện này rất nhiều người bật khóc

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/lang-dong-dem-ve-so-444-me-gia-nhu-chuoi-chin-cay-doc-xong-cau-chuyen-nay-rat-nhieu-nguoi-bat-khoc_139c283e2.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét