Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2019

Hào quang mặt trời xuất hiện tại Hội An

Hào quang mặt trời xuất hiện tại Hội An http://bit.ly/2W6odGQ

Sáng 26/4, nhiều người dân tại Hội An tỏ ra thích thú khi phát hiện xung quanh mặt trời có vòng ánh sáng rực rỡ và kéo dài suốt mấy tiếng đồng hồ.

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/xuat-hien-hao-quang-mat-troi-tai-hoi-an_89ec45058.html"]

Quầng mặt trời tại Hội An sáng 26/4. (Video: Văn Tình/Tuổi Trẻ)

Báo Zing cho biết, nhiều du khách tại Hội An (Quảng Nam) bày tỏ sự bất ngờ khi phát hiện xung quanh mặt trời có vòng ánh sáng rực rỡ. Được biết, hiện tượng hiếm thấy này kéo dài nhiều tiếng đồng hồ và kết thúc lúc 13h30.

[caption id="attachment_1131699" align="alignnone" width="586"] Hào quang tròn xuất hiện sáng 26/4. (Ảnh: Văn Tình/Tuổi Trẻ)[/caption]

Thời tiết ở Hội An khoảng 31 độ C, trời trong xanh và ít mây nên hiện tượng này khá dễ quan sát. Nhiều du khách đã tranh thủ chụp ảnh, quay lại khoảnh khắc đáng nhớ.

[caption id="attachment_1131695" align="alignnone" width="466"] Hào quang mặt trời xuất hiện ở Hội An khiến du khách bất ngờ. (Ảnh: Hương Thảo/Zing)[/caption]

Theo báo Tuổi Trẻ, hào quang là hiện tượng vòng sáng xuất hiện xung quanh mặt trời hoặc mặt trăng. Khoa học lý giải, bầu khí quyển pha trộn nhiều loại khí, bao gồm khí oxy, nito và hơi nước. Ở độ cao đủ lớn, hơi nước cô đặc, sau đó đông cứng thành tinh thể băng.

[caption id="attachment_1131701" align="alignnone" width="686"] Hiện tượng vầng hào quang bao quanh mặt trời xuất hiện ở Quảng Nam ngày 26/4. (Ảnh: Nguyễn Văn Ái/Người Lao Động)[/caption]

Khi ánh sáng Mặt trời chiếu xuyên qua tinh thể băng, dạng hình học của tinh thể sẽ làm cho ánh sáng bị khúc xạ, tương tự hiện tượng xảy ra khi ánh sáng chiếu qua một lăng kính.

Báo Người Lao Động thông tin, theo Đại học Illinois ở Urbana-Champaign, những tinh thể băng hình lục giác có hướng ngẫu nhiên với đường kính chưa đến 20,5 micromet chịu trách nhiệm sản sinh vầng hào quang có thể quan sát thấy trên bầu trời. Kích thước và hình dáng hình học cho phép ánh sáng trải qua hai lần khúc xạ hoặc uốn cong khi chiếu qua tinh thể băng. Ngay khi hoàn thành lần khúc xạ thứ hai, ánh sáng xuất hiện dưới dạng hào quang trên bầu trời.

[caption id="attachment_1131703" align="alignnone" width="686"] Hình ảnh mặt trời khá lạ lẫm khiến nhiều người thích thú. (Ảnh: Facebook)[/caption]

Quá trình này diễn ra với mọi nguồn sáng, có nghĩa quầng mặt trăng cũng hình thành trong điều kiện tương tự. Ngoài ra, quá trình rất giống cách mặt trời hình thành. Đây là lý do màu sắc vầng hào quang đôi khi trông như màu cầu vồng.

Theo nhiều người có kinh nghiệm, năm nào hiện tượng quầng mặt trời xuất hiện, năm đó thời tiết sẽ khô hạn nặng, nắng to. Dù vậy, theo khoa học thì hiện tượng quầng mặt trời hoặc quầng mặt trăng xuất hiện là dấu hiệu dự báo sắp có mưa.

Thế Tam (tổng hợp)

[videobottom id="2349"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét