Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2019

Đột nhiên cử tàu chiến qua Eo biển Đài Loan, Pháp không được Trung Quốc mời diễu hành quân sự

Đột nhiên cử tàu chiến qua Eo biển Đài Loan, Pháp không được Trung Quốc mời diễu hành quân sự http://bit.ly/2ZAl1oZ

Truyền thông Anh dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết, một tàu chiến hiếm thấy của Pháp đã đi qua eo biển Đài Loan vào đầu tháng này, khiến Bắc Kinh không còn mời Pháp tham gia cuộc diễu hành quân sự lần thứ 23 của Hải quân Trung Quốc, theo NTD. 

Truyền thông Hồng Kông phân tích, Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lo ngại rằng động thái của Pháp sẽ dẫn đầu trào lưu, khiến các đồng minh phương Tây khác sẽ hợp tác cùng với Hoa Kỳ hỗ trợ Đài Loan.

Reuters dẫn lời hai quan chức Mỹ giấu tên vào ngày 24/4 nói rằng, tàu khu trục Vendemiaire của Pháp đã đi qua Eo biển Đài Loan vào ngày 6/4, trong khi đó, các tàu quân sự Trung Quốc cũng bám theo đuôi.

Rất hiếm khi các nước châu Âu gửi tàu chiến qua Eo biển Đài Loan, động thái này có thể được Hoa Kỳ hoan nghênh, theo Reuters. Bên cạnh đó, động thái này cũng có thể khiến các đồng minh khác của Mỹ, như Nhật Bản và Úc, cân nhắc các hành động tương tự.

Các quan chức Hoa Kỳ tiết lộ, sau khi các tàu chiến Pháp đi qua Eo biển Đài Loan, Pháp cũng nhận được tin Trung Quốc sẽ không còn mời họ tham gia cuộc diễu hành quân sự hàng hải kỷ niệm 70 năm thành lập Hải quân Trung Quốc.

Vào ngày 25/4, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói trong một cuộc họp báo thường lệ, Trung Quốc đã đề xuất "can thiệp nghiêm túc" tới Pháp về việc đưa tàu chiến "bất hợp pháp" vào vùng biển Trung Quốc.

[caption id="attachment_1131691" align="aligncenter" width="700"] Tàu kéo hộ tống chiến hạm Vendemiaire của Pháp trong chuyến thăm thiện chí 5 ngày tại một cảng ở Metro Manila, Philippines, hôm 12/3/2018. (Ảnh: REUTERS/Romeo Ranoco/File Photo)[/caption]

Trả lời về vấn đề này, Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn nói rằng Eo biển Đài Loan là một vùng biển quốc tế, nhưng Đài Loan cũng nắm bắt chính xác các tàu chiến nào từng qua khu vực này.

Bộ Quốc phòng Đài Loan cũng tuyên bố, quân đội Đài Loan sẽ duy trì sự cảnh giác cao độ trước động thái này, đồng thời duy trì thái độ "không khiêu khích và không thù địch" và làm tốt công tác an ninh quốc gia.

Eo biển Đài Loan có chiều rộng tối đa 410 km và chiều rộng hẹp nhất khoảng 130 km, trong đó một vùng hải vực rộng lớn của eo biển thuộc về vùng biển chung.

Tuy nhiên, vì ĐCSTQ luôn coi Eo biển Đài Loan là phạm vi ảnh hưởng của mình, ngoài các tàu chiến của ĐCSTQ, Đài Loan và Hoa Kỳ, các tàu chiến của các quốc gia khác hiếm khi được "chen chân" vào.

Là thành viên của các nước phương Tây, và là thành viên chính của Liên minh châu Âu (EU), đột nhiên Pháp đột đặt chân đến eo biển Đài Loan, đã tạo ra một ý nghĩa biểu tượng mạnh mẽ, cho thấy cộng đồng quốc tế không còn coi Eo biển Đài Loan là vùng biển nội bộ của ĐCSTQ và thách thức hải quân Trung Quốc.

Truyền thông Hồng Kông phân tích, động thái này lần đầu tiên được các quan chức Hoa Kỳ tiết lộ thông qua các phương tiện truyền thông Anh, cho thấy có một lãnh đạo Hoa Kỳ, dẫn dắt các đồng minh phương Tây cùng bảo vệ Đài Loan. Lý do khiến ĐCSTQ lo sợ và tức giận cũng vì họ lo lắng các nước phương Tây khác sẽ theo chân Pháp ủng hộ Đài Loan.

Trong những năm gần đây, ĐCSTQ liên tục gây áp lực toàn diện về chính trị, ngoại giao và kinh tế lên Đài Loan. Đồng thời, họ không ngừng gửi máy bay quân sự khiêu khích Đài Loan, hòng chủ trương đe doạ dùng "vũ lực thống nhất Đài Loan".

Chính phủ và quân đội Hoa Kỳ vì thế đã tăng cường mối quan hệ và hỗ trợ thêm quân sự cho Đài Loan.

Tháng trước, EU - do Pháp và Đức đứng đầu - đã đứng về phía Hoa Kỳ, xác định ĐCSTQ là "đối thủ cạnh tranh" về kinh tế và là "đối thủ toàn diện" về chính trị.

Các tàu chiến của Pháp đã "chọc giận" ĐCSTQ, nhưng theo truyền thông Hoa Kỳ, các tàu chiến Ấn Độ cũng đã vượt qua Eo biển Đài Loan để đến Thanh Đảo tham gia cuộc diễu hành quân sự hàng hải Trung Quốc trong tháng này.

Pakistan, đồng minh thân cận nhất của ĐCSTQ, đã không thể gửi tàu chiến đến tham gia cuộc diễu hành quân sự của Trung Quốc, dư luận cho rằng là do lục quân, không quân, và hải quân Ấn Độ đã niêm phong chặt chẽ vùng biển Pakistan.

Ngoài ra, tàu khu trục số hiệu JS Suzutsuki DD-117 của Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản cũng tham gia vào cuộc diễu hành quân sự Trung Quốc, hiếm khi được phép treo "Cờ mặt trời mọc" (Rising Sun Flag) vào cảng Thanh Đảo Trung Quốc.

[caption id="attachment_1131607" align="aligncenter" width="552"] Hải quân Nhật Bản treo lá "Cờ mặt trời mọc" đi ngang qua vùng biển Thanh Đảo. (Ảnh: Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản).[/caption]

Theo NTD, "Cờ mặt trời mọc" là lá cờ của Hải quân Đế quốc Nhật Bản cũ trong cuộc xâm lược Trung Quốc, nó luôn được coi là biểu tượng mang tính xúc phạm đối với Trung Quốc và Triều Tiên.

Trà My

[videobottom id="2355"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét