Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019

Một trận chiến khác ở Venezuela, nơi người dân ‘đói thông tin’ do kiểm duyệt

Một trận chiến khác ở Venezuela, nơi người dân ‘đói thông tin’ do kiểm duyệt http://bit.ly/2W29zjH

Trong khi người dân trên thế giới có thể dễ dàng tiếp cận thông tin về tình hinh Venezuela, thì người dân của chính nước này lại vô vàn khó khăn để có được nó, tờ Time (Anh) đưa tin gần đây.

Chưa bao giờ các phương tiện truyền thông thế giới lại chú ý nhiều đến Veneuela như năm 2019. Trong khi độc giả trên toàn thế giới có thể dễ dàng tìm thấy thông tin về cuộc khủng hoảng ở Venezuela, thì đối với người dân nước này điều đó lại vô cùng khó khăn, và trở thành ‘một trận chiến’, theo tờ Time.

Đẩy Venezuela vào cuộc khủng hoảng kinh tế và nhân đạo chưa từng có kể từ năm 2014, chính quyền độc tài Nicolás Maduro đang cố gắng hạn chế quyền truy cập thông tin của người dân.

Hầu hết truyền hình đều do nhà nước quản lý và chính quyền cấm một số đài truyền hình và đài phát thanh độc lập đưa tin về cuộc khủng hoảng ở Venezuela như tình trạng mất điện trên diện rộng, tình trạng thiếu lương thực và thuốc men, và các cuộc biểu tình được kêu gọi bởi tổng thống lâm thời Juan Guaido.

Bên cạnh đó, do không thể chi trả cho giấy và in ấn, báo giấy và các tạp chí hầu như đã hoàn toàn biến mất.

[caption id="attachment_1118923" align="aligncenter" width="605"] Chủ tịch Quốc hội kiêm Tổng thống lâm thời Venezuela Juan Guaido phát biểu trước đám đông những người biểu tình phản đối chính quyền Nicolas Maduro hôm 30/3/2019 (Ảnh: Twitter của ông Guaido)[/caption]

Do đó, Internet là nơi cuối cùng mà người dân Venezuela hy vọng có thể tìm đến những thông tin không phải do chính phủ phát hành. Internet cũng là cách thức tổ chức hoạt động của chính quyền Tổng thống lâm thời Guaido. Và điều đó có nghĩa là nó đã trở thành một chiến trường quan trọng trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát Venezuela.

Các nhà chức trách của chính quyền Maduro thường xuyên chặn các trang tin tức và phương tiện truyền thông xã hội, hoặc bắt giữ các nhà phê bình lên tiếng trực tuyến, trong khi cơ sở hạ tầng viễn thông bị thiếu hụt đã làm chậm tốc độ kết nối, đến mức gần như không thể sử dụng. Nhưng một mạng lưới các nhà hoạt động và cựu nhà báo đang chiến đấu trở lại. Tạo ra các dịch vụ tin tức ngầm trên ứng dụng WhatsApp và dạy cho những người ít hiểu biết hơn về công nghệ, xử lý các hạn chế, họ đang giữ cho thông lin lưu truyền trên khắp đất nước.

“Hầu hết người Venezuela đang chìm trong bóng tối và đói khát thông tin. Người dân đang phải đấu tranh để có được thông tin”, ông Andrés Azpúrua, giám đốc cơ quan giám sát tự do Internet VE Sin Filterro, nhận định.

Tự do Internet của Venezuela đã suy yếu trong vài năm nay, và bị đánh giá là “không có tự do”, theo các báo cáo hàng năm của tổ chức dân chủ toàn cầu Freedom House trong năm 2017, năm đã diễn ra các cuộc biểu tình lan rộng trong điều kiện sống tồi tệ của người dân do giảm giá dầu toàn cầu, và quản lý kinh tế yếu kém.

Nhưng ông Azpúrua cho rằng sự kiểm duyệt Internet đã tăng tốc nhanh chóng kể từ tháng 1/2019, ông Juan Guaidó, lãnh đạo đảng đối lập và đứng đầu quốc hội, tuyên bố là tổng thống lâm thời. Hàng trăm ngàn người Venezuela đã tập trung trên đường phố, thể hiện sự ủng hộ đối với ông Guaidó.

Trong khi Mỹ và 50 quốc gia chủ yếu khác ở phương Tây, đã công nhận Guaidó làm tổng thống thì nhà độc tài Maduro vẫn giữ được sự hậu thuẫn của các đồng minh chủ chốt Nga, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ và, đặc biệt là của quân đội Venezuela.

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/trung-quoc-va-nga-lieu-co-bao-ve-chinh-phu-maduro-toi-cung-_59059680a.html"]

Venezuela hiện thường xuyên mất tín hiệu thông tin, trong thời kỳ kiểm duyệt kéo dài và lan rộng có xu hướng xảy ra đúng vào lúc các phương tiện truyền thông thế giới chú ý đến Venezuela.

Ví dụ như, trong tháng 2/2019, khi những người ủng hộ ông Guaidó đối mặt với quân đội trong nỗ lực mang viện trợ đến Venezuela từ Colombia, nhà cung cấp dịch vụ internet nhà nước đã chặn Youtube và các trang web phát trực tuyến khác, cùng với một số trang web trong nước và các hãng tin tức nước ngoài, theo VE Sin Filterro.

Một số đài truyền hình tin tức trực tuyến, một phương án được nhiều người ưa thích để thay thế cho tin tức truyền hình bị kiểm duyệt nặng nề trong các cuộc biểu tình năm 2017, đã bị chặn trong cuộc đối đầu biên giới. Họ không thể truy cập được hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ Internet kể từ đó.

Nhà cầm quyền ngăn chặn các trang web đơn giản bằng cách chặn DNS (Hệ thống tên miền). Theo mệnh lệnh của chính phủ, các nhà cung cấp dịch vụ Internet đã ngừng kết nối người dùng với các trang web được tìm kiếm.

Ông Azpúrua cho hay, khi ngày càng có nhiều người bắt đầu sử dụng mạng ảo VPN để mã hóa lưu lượng truy cập mạng và tránh bị ngăn chặn, thì chính quyền Maduro đã ‘tinh vi’ hơn, và cũng bắt đầu ngăn chặn dịch vụ VPN.

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/nguoi-venezuela-boi-rac-tim-do-an-o-thu-do-caracas-nam-2016_f079ce86c.html"]

Chính quyền Venezuela thường xuyên bắt giữ các nhà báo, tuyên bố rằng họ đã xâm nhập vào đất nước bất hợp pháp hoặc vi phạm các khu vực an ninh, hoặc trích dẫn một đạo luật mơ hồ, chống lại sự thù hận, được thông qua vào năm 2017.

Nhưng các nhà báo không phải là mục tiêu duy nhất. Tháng 4/2018, các nhân viên tình báo đã bắt giữ 3 thanh thiếu niên, sử dụng Facebook để mời bạn bè tham gia biểu tình, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.

Vào tháng 5/2018, Pedro Jaimes Crioche, người điều hành một tài khoản Twitter theo dõi dữ liệu thời tiết và hàng không, đã biến mất trong 33 ngày sau khi anh chia sẻ lộ trình mà chiếc máy bay của tổng thống đang đi trong một bài đăng về số lượng máy bay đang bay. Truyền thông địa phương cho biết vào tháng 2/2019 rằng Jaimes Crioche vẫn đang ở Helicoide chờ xét xử về các cáo buộc liên quan đến an ninh quốc gia.

[caption id="" align="aligncenter" width="600"] Một nhóm phóng viên trẻ Venezuela lên xe buýt để trình bày tin tức này, nhằm thông báo cho mọi người biết trước những gì phe đối lập và liên minh các nhà báo quốc gia mô tả là sự kiểm duyệt của chính phủ Nicolas Maduro. (Ảnh: AFP / Getty).[/caption]

Tuy nhiên, vẫn có nhiều người quyết tâm lấy thông tin từ trong nước Venezuela.

“Mọi người suy nghĩ một cách sáng tạo để cung cấp tin tức cho các cộng đồng khác nhau”, ông Azpúrua nói. Một trong những phương pháp bắt mắt nhất là ‘Bus TV’, trong đó các nhà báo đứng trên xe buýt công cộng, giữ một khung hình giống như TV xung quanh khuôn mặt của họ, và đọc những tin tức nổi bật. Ý tưởng này một phần để thông báo cho công chúng, và một phần để phản đối kiểm duyệt.

Thực tế hơn, các nhà hoạt động và nhà báo, một số người làm việc lưu vong, đã thiết lập các dịch vụ như Información Pública để tạo ra các bản tin ngắn về âm thanh, được phân phối dưới dạng ghi chú giọng nói WhatsApp hoặc trên SoundCloud. Các dịch vụ tin tức mới nổi khác, như ‘Qué está pasando?’ (Điều gì đang diễn ra?), chia sẻ hình ảnh của văn bản mà mọi người có thể lưu vào điện thoại của họ khi internet bị cắt.

“Những bản tin thời sự ngầm này được chia sẻ trên các danh sách phân phối khổng lồ của thành phố. Những người đã đăng ký nhận được [bản tin] và chia sẻ chúng với bạn bè của họ v.v”, ông Azpúrua lưu ý.

Nhưng, như ở các quốc gia khác, nơi các phương tiện truyền thông xã hội đã trở thành một nguồn tin tức, nó khó có thể ngăn chặn sự lan truyền của thông tin sai lệch. Các nhà phân tích cho rằng việc sử dụng rộng rãi các nhóm WhatsApp để chia sẻ các câu chuyện, đã tạo điều kiện cho xu hướng thông tin sai lệch này, bởi vì các tin nhắn được mã hóa và chia sẻ riêng tư, không cho phép các nhà báo hoặc người kiểm tra thực tế nhìn thấy chúng và đặt câu hỏi về sự chính xác. Nó cũng làm cho mọi người có nhiều khả năng đọc các tin tức trên điện thoại của họ, nơi khó phát hiện hơn các dấu hiệu của một nguồn tin bất hợp pháp.

Hoa Minh

 

[videobottom id="2303"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét