Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019

Nhìn lại 30 năm thời đại Heisei dưới thời Nhật hoàng Akihito

Nhìn lại 30 năm thời đại Heisei dưới thời Nhật hoàng Akihito http://bit.ly/2IA8nRy

Vào ngày 7/1/1989, thời đại Heisei bắt đầu dưới sự cai trị của Nhật hoàng Akihito. Trong 30 năm vượt qua nhiều khó khăn, thời đại Heisei sẽ kết thúc vào ngày 30/4/2019 khi Nhật hoàng tuyên bố thoái vị, theo Reuters.

Một số người Nhật đã chia sẻ với Reuters về những trải nghiệm của mình khi sống dưới thời đại Heisei.

Bà Haruyo Nihei, hiện 82 tuổi vẫn không quên được kí ức của mình khi còn là một đứa trẻ 8 tuổi trong những ngày cuối cùng của Thế chiến II. Làm người dân Nhật quên đi nỗi đau trong chiến tranh là ưu tiên hàng đầu của Nhật hoàng Akihito khi ông lên ngôi vua.

Bà Nihei cho biết bà rất ngưỡng mộ trước những nỗ lực của Nhật hoàng khi ông thực hiện các chuyến đi đến các nơi mà quân đội Nhật từng chiến đấu ở nước ngoài trong chiến tranh thế giới thứ 2 để cầu nguyện cho những người tử trận trong cuộc chiến giữa Nhật Bản và các nước đồng minh.

[caption id="attachment_1130738" align="aligncenter" width="624"]Nhật Bản Nhật hoàng Akihito và hoàng hậu Michiko cúi đầu trước những người lính chết trong chiến tranh khi đến thăm đảo Peleliu ở Thái Bình Dương. (Ảnh: AP)[/caption]

“Khi tôi nhìn thấy hình ảnh của Nhật hoàng và hoàng hậu (cúi đầu tại một vách đá bên bờ biển) trên đảo Saipan, tôi cảm thấy họ thực sự xin lỗi về những tội lỗi mà cha họ, Nhật hoàng Hirohito đã gây ra”, bà nói.

Đối với Kenji Saito, thời đại Heisei là khoảng thời gian nước Nhật trải qua sự đình trệ về kinh tế. Lúc đó, Saito đang là kỹ sư máy tính và khi anh đang có chuyến công tác vào tháng 11/1997 thì anh nhận được một cuộc điện thoại từ một người họ hàng: “cháu không còn làm việc cho Yamaichi nữa phải không?”.

Công ty chứng khoán Yamaichi, công ty lâu đời nhất và lớn thứ 4 của Nhật Bản đã được báo chí đưa tin là đang đứng trước nguy cơ sụp đổ cùng hình ảnh chủ tịch lúc đó của Yamaichi, ông Shohei Nozawa xin lỗi và khóc trong buổi họp báo tuyên bố Yamaichi phá sản đã trở thành một biểu tượng cho sự bất ổn tài chính bùng phát ở Nhật Bản.

“Không ai từng nghĩ rằng Yamaichi sẽ sụp đổ”, Saito, người làm việc cho Yamaichi ngay sau khi tốt nghiệp đại học cho biết.

[caption id="attachment_1130740" align="aligncenter" width="480"]Nhật Bản Ông Shohei Nozawa, chủ tịch công ty chứng khoán Yamaichi Securities khóc trong buổi họp báo tuyên bố phá sản.[/caption]

Kinh tế Nhật Bản bị đình trệ chiếm phần lớn trong thời đại Heisei đã để lại dư vị ảm đạm cho nhiều người, nhưng đối với Saito thì anh cảm thấy đó là một cơ hội. Sau khi Yamaichi phá sản, Saito làm việc cho một công ty máy tính khác và đến năm 2005, anh nghỉ việc để bắt đầu mở một cửa tiệm bán mì ramen và tới nay, anh đã có 10 nhà hàng.

Còn đối với sinh viên đại học Yuri Harada, kí ức về thảm họa động đất cùng sóng thần xảy ra ở Nhật Bản vào năm 2011 là những gì mà cô nhớ nhất trong thời đại Heisei.

Vào ngày 11/3/2011, khi trận sóng thần và động đất 9,0 độ richter xảy ra ở phía đông bắc Nhật Bản và gây ra vụ nổ hạt nhân ở Fukushima thì Harada mới 11 tuổi và sống ở Tokyo, “ngay cả ở Tokyo, sự rung chuyển cũng rất mạnh và các học sinh hoảng loạn”.

Cô bé đã phải đi bộ 3 giờ mới về được nhà vì tàu cao tốc không còn hoạt động và khi xem bản tin trên TV, cô thấy rất sốc.

[caption id="attachment_1130745" align="aligncenter" width="600"]Nhật Bản Nhật hoàng Akihito và hoàng hậu Michiko đến thăm các nạn nhân của trận động đất sóng thần xảy ra vào ngày 11/3/2011 ở Nhật Bản. (Ảnh: Kyodo)[/caption]

Ngoài ra, Harada cho rằng dưới thời đại Heisei Nhật Bản đã có sự phát triển mạnh về mặt công nghệ.

Lúc còn học tiểu học, Harada rất thích có được một chiếc điện thoại thông minh nhưng bố mẹ cô nói rằng nó quá tốn kém, nhưng khi cô lên học cấp hai thì điện thoại thông minh đã có mặt khắp mọi nơi ở Nhật Bản, “tôi cảm thấy như sự phát triển của công nghệ tương ứng với sự trưởng thành của tôi”.

Tuy nhiên, Harada cũng bày tỏ sự lo lắng của cô về tương lai của Nhật Bản khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động.

Trong tháng 4, Nhật Bản đã công bố một chương trình thị thực cho phép nhiều người lao động nước ngoài sẽ vào làm việc ở nước này hơn. Nhưng theo Harada, các nước phương Tây hiện đang phải vật lộn với người nhập cư và “nếu Nhật Bản không có hướng đi đúng, chúng ta có thể đi theo con đường tương tự”.

Sự lo lắng của cô cho tương lai Nhật Bản đã làm cô không hào hứng lắm với kỷ nguyên Reiwa, bắt đầu vào ngày 1/5 khi thái tử Naruhito lên ngôi.

“Tôi thích lạc quan, nhưng tôi không thể lạc quan”, cô Harada nói.

Băng Thanh

[videobottom id="2347"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét