Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2019

Trung Quốc đàn áp người bất đồng chính kiến trước diễn đàn Vành đai và Con đường

Trung Quốc đàn áp người bất đồng chính kiến trước diễn đàn Vành đai và Con đường http://bit.ly/2W7EVpj

Diễn đàn Vành đai và Con đường lần thứ 2 được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 25 đến 27/4, là một sự kiện quan trọng nhằm thúc đẩy chính sách đối ngoại của Bắc Kinh với các nước trên thế giới.

Vào ngày 23/4, anh Li Wei, sống ở Bắc Kinh đã viết trên Twitter rằng anh đã bị “cảnh sát theo dõi” từ ngày 22/4 và anh dự kiến ​​sẽ bị theo dõi cho đến cuối tháng.

Li nói với RFA rằng gần đây, cảnh sát đã đứng ở dưới khu chung cư của anh và theo dõi anh 24 giờ mỗi ngày. Nếu anh đi ra ngoài, họ sẽ đi theo anh. Và nếu anh cố gắng gặp gỡ bạn bè, họ sẽ chặn anh lại và không cho anh đi.

“Họ cần dành nhiều thời gian để theo dõi những người như tôi. Đó là một nhiệm vụ mệt mỏi đối với họ”, Li nói.

Trước đó, vào năm 2013, Li đã lên tiếng yêu cầu các quan chức Trung Quốc công khai tài sản của họ, và giúp đỡ giải cứu những người khiếu kiện đang bị giam giữ trong nhà tù đồng thời trả lời các cuộc phỏng vấn từ truyền thông nước ngoài. Vào tháng 4/2013, cảnh sát Bắc Kinh đã bắt giữ Li với tội danh “tổ chức tụ tập bất hợp pháp”. Một năm sau, anh bị kết án 2 năm tù vì tội “tập trung người dân để phá rối trật tự ở nơi công cộng”.

Chia sẻ với RFA, Li nói rằng vào tháng 3/2018, anh đã phải đối mặt với sự quấy rối của cảnh sát khi Trung Quốc diễn ra đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc và hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc. Để ngăn không cho anh gây ra rắc rối trong khi các cuộc họp chính trị diễn ra tại thủ đô Bắc Kinh, Li bị chính quyền buộc phải rời khỏi nhà và đi đến một nơi khác bên ngoài Bắc Kinh.

Khi anh đến thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, cảnh sát địa phương yêu cầu anh phải đến đồn cảnh sát và đăng ký dấu vân tay của mình tại đó. Khi Li từ chối, cảnh sát đã đột nhập vào phòng khách sạn của anh vào giữa đêm, đánh đập và còng tay anh sau đó đưa anh đến đồn cảnh sát.

Li cũng kể với RFA về nhà báo độc lập Gao Yu sống ở Bắc Kinh gần đây cũng bị buộc phải rời khỏi Bắc Kinh. Đây được coi là một trong những chiêu bài của chính quyền Trung Quốc dùng để đàn áp những người bất đồng chính kiến, gọi là “cưỡng chế đi du lịch”.

[caption id="attachment_1131651" align="aligncenter" width="671"]Trung Quốc Nhà báo Gao Yu chụp ảnh tại nhà riêng ở Bắc Kinh vào ngày 31/3/2016. (Ảnh: Getty)[/caption]

Nhà báo Gao Yu, 75 tuổi là một nhà báo bất đồng chính kiến, người đã nhiều lần bị giam cầm ở Trung Quốc vì công việc của mình, trong đó bà từng bị kết án với tội danh “làm lộ bí mật nhà nước”. Năm 1989, Gao lần đầu tiên bị bắt vì điều hành một loạt các báo cáo về các cuộc biểu tình dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn khi đang giữ chức phó tổng biên tập của tờ tuần báo kinh tế. Bà từng được Viện báo chí quốc tế bầu chọn là một trong 50 anh hùng về tự do báo chí thế giới năm 2000.

Khi phóng viên của RFA liên lạc với bà Gao qua điện thoại, bà xác nhận rằng vào ngày 23/4 bà đã bị “cưỡng chế đi du lịch”, nhưng bà không thể tiết lộ bà đang ở đâu.

“[Cảnh sát] đã đặt ra quy tắc này cho tôi. Không ai có thể tìm thấy tôi bây giờ. Tôi bị cấm tiếp xúc với truyền thông quốc tế. Tôi có thể trở về nhà sau khi diễn đàn Vành đai và Con đường kết thúc”, bà Gao nói.

Bà nói thêm rằng trong những năm gần đây, khi sắp diễn ra một hội nghị quan trọng ở Bắc Kinh, bà bị buộc phải rời khỏi thành phố. Khi diễn đàn Vành đai và Con đường đầu tiên được tổ chức vào tháng 5/2017, chính quyền Trung Quốc cũng buộc bà phải rời khỏi nhà. Trong đại hội toàn quốc lần thứ 19 vào tháng 10/2017, đại hội diễn ra 5 năm một lần để xác định sự chuyển đổi lãnh đạo của chính quyền Trung Quốc, bà phải rời Bắc Kinh hơn 20 ngày.

Băng Thanh

[videobottom id="2347"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét