Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2019

Trung Quốc sẵn sàng nhượng bộ vấn đề Iran để lấy lại quan hệ thương mại Mỹ-Trung

Trung Quốc sẵn sàng nhượng bộ vấn đề Iran để lấy lại quan hệ thương mại Mỹ-Trung http://bit.ly/2VrLLc9

Sau khi trừng phạt Iran vào năm ngoái, Tổng thống Trump quyết định kết thúc việc miễn trừ đối với các quốc gia nhập khẩu dầu mỏ của Iran. Với áp lực ngày càng gia tăng, Trung Quốc, nước có quan hệ gần gũi với Iran, đã bắt đầu xa lánh Tehran, theo NTD.

Các nhà ngoại giao phương Tây cho biết, để bảo vệ lợi ích của mình, một số công ty châu Á hiện đang rút khỏi thị trường Iran, ngoài các công ty của Trung Quốc như Huawei và Lenovo, còn có LG và Samsung Electronics của Hàn Quốc, cùng các công ty lớn khác. Trung Quốc sẵn sàng nhượng bộ các vấn đề Iran để hồi phục lại quan hệ thương mại Mỹ - Trung.

Theo Nhật báo Phố Wall (WSJ), động thái này là để đáp lại nỗ lực của Tổng thống Trump chống lại xuất khẩu dầu của Iran trong tháng này, và xác định lực lượng bán quân sự "Vệ binh Cộng hòa" của Iran như là tổ chức khủng bố. Nhiều công ty châu Á đang cân nhắc lại việc kinh doanh với Iran.

Theo các nguồn tin trong cộng đồng doanh nghiệp ở Tehran, vào tháng 3 năm nay, Huawei đã cắt giảm phần lớn trong số 250 nhân viên của mình ở Iran.

Việc Huawei bán những thiết bị nhạy cảm cho Iran, vi phạm các lệnh trừng phạt quốc tế đối với ngành ngân hàng Iran, đã dẫn đến việc bắt giữ Giám đốc tài chính kiêm Phó chủ tịch Huawei, bà Mạnh Vãn Châu ở Canada, người đang phải đối mặt với việc bị dẫn độ sang Mỹ.

Ngoài ra, sau khi nhận được cảnh báo của Bộ Tài chính Mỹ, Tập đoàn Lenovo có trụ sở tại Bắc Kinh, đã cấm các nhà phân phối của họ tại Dubai bán thiết bị cho Iran.

Cũng theo WSJ, trước khi Mỹ nối lại lệnh trừng phạt đối với Iran, các công ty châu Âu đã bắt đầu rút dần khỏi Iran vào mùa thu năm ngoái. Vào thời điểm đó, Iran đã từng đặt hy vọng vào Trung Quốc và các nước châu Á khác bởi vì Trung Quốc đã sớm thay thế các nước châu Âu trở thành nhà cung cấp thiết bị công nghiệp chính cho Iran, ngay trước khi đạt được Thỏa thuận hạt nhân Iran.

Tờ WSJ cũng trích dẫn lời các quan chức châu Âu, cho rằng mặc dù trong quá khứ Bắc Kinh luôn duy trì mối quan hệ mật thiết với Tehran, nhưng đối với các cuộc đàm phán thương mại hiện nay, để đổi lấy điều kiện thuận lợi hơn, Bắc Kinh thậm chí sẵn sàng "nới lỏng" thương mại với Iran.

Một quan chức ngoại giao cấp cao của châu Âu cho hay Trung Quốc "rất muốn duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran", nhưng mục tiêu chính của họ là mối quan hệ thương mại với Mỹ.

Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu sang Iran trong tháng 3/2019 là 629 triệu USD, thấp hơn mức trung bình hàng tháng 1,6 tỷ USD trong giai đoạn 2014 - 2018. 

Mỹ gần đây không ngừng gây áp lực lên Iran. Hôm 22/4, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo tuyên bố Mỹ đã quyết định huỷ bỏ biện pháp miễn trừ đối với những quốc gia nhập khẩu dầu của Iran. Bất cứ quốc gia nào vi phạm quyết định này sẽ bị Mỹ trừng phạt.

Là quốc gia hưởng lợi ích dầu mỏ khổng lồ từ Iran, Trung Quốc tuyên bố không hài lòng với "các biện pháp trừng phạt đơn phương" của Mỹ.

[videoplayer link="https://video2.dkn.tv/vi-sao-tong-thong-trump-quyet-an-thua-du-voi-trung-quoc-ve-thuong-mai_8d4afd2b8.html"]

Theo số liệu thống kê, Trung Quốc là khách hàng dầu thô lớn nhất của Iran. Năm ngoái, Trung Quốc nhập khẩu gần 30 triệu tấn, khoảng 585.000 thùng mỗi ngày.

Tập đoàn Hóa dầu Trung Quốc (Sinopec) và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC), các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc, đã đầu tư hàng tỷ đô la vào Iran, để phát triển các mỏ dầu, khai thác và chuyển trực tiếp dầu thô về cho Trung Quốc.

Khai Tâm

[videobottom id="2347"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét