Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2019

Valsartan, Losartan và các thuốc huyết áp khác vẫn đang được thu hồi vì có nguy cơ gây ung thư

Valsartan, Losartan và các thuốc huyết áp khác vẫn đang được thu hồi vì có nguy cơ gây ung thư http://bit.ly/2PvsOQc

Cuối năm 2018, thuốc huyết áp có tên biệt dược Valsartan của một số công ty dược sản xuất bị thu hồi với lý do chứa tạp chất N-nitrosodimethylamine (NDMA) có nguy cơ gây ung thư. Tuy nhiên, tính đến tận thời điểm này, danh sách thuốc huyết áp bị thu hồi vẫn đang tiếp tục được kéo dài ra.

Giới quan chức Hoa Kỳ vừa ra quyết định thu hồi thuốc losartan trong tháng này của Công ty Dược phẩm Legacy, Dược phẩm Torrent. Hàng chục loại thuốc dùng để điều trị tăng huyết áp đã bị thu hồi trong vài tháng qua khi các nhà điều tra liên bang phát hiện ra các tạp chất có khả năng gây ung thư trong đó. Khi American Health Packaging thu hồi rất nhiều thuốc valsartan vào ngày 7/3, Nhóm nghiên cứu lợi ích công cộng cho biết, đây là lần thu hồi thứ 75 của thuốc huyết áp kể từ khi vấn đề này xuất hiện lần đầu tiên vào giữa năm 2018.

[caption id="attachment_1131948" align="aligncenter" width="488"] Việc thuốc huyết áp bị thu hồi diễn ra nhiều từ cuối năm 2018, đến bây giờ vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. (Ảnh: www.self.com)[/caption]

Những loại thuốc theo toa phổ biến này bao gồm valsartan, losartan và irbesartan trong các kết hợp khác nhau và từ các nhà sản xuất khác nhau. Các vấn đề đã trở nên nổi cộm đến mức vào tháng 4, FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) đã công bố danh sách 40 loại thuốc huyết áp không bị nhiễm tạp chất.

"Mục tiêu của chúng tôi là đưa ra thông tin này để giúp các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi họ xem xét các lựa chọn điều trị chấp nhận được cho bệnh nhân của họ", cơ quan này cho biết trong một tuyên bố.

FDA cũng đang làm việc để xác định chính xác những gì đã gây ra tạp chất và những thay đổi cần phải được thực hiện trong quá trình sản xuất để ngăn chặn nó. 

Tại sao các loại thuốc huyết áp bị thu hồi?

Trong mỗi trường hợp thuốc thu hồi là do bị nhiễm N-nitrosodimethylamine (NDMA), N-nitrosodiethylamine (NDEA) hoặc N-Nitroso N-Methyl 4-amino butyric acid (NMBA). Những hóa chất này được cho là gây ung thư ở người.

Nghiên cứu cũng cho thấy NDEA có thể gây tổn thương tế bào gan và máu. NDEA được sử dụng để chế tạo nhiên liệu tên lửa và cũng có thể được tìm thấy trong một số thực phẩm và nước uống, nhưng ở mức độ thấp. Nó có thể được tạo ra thông qua các phản ứng hóa học nhất định và là sản phẩm phụ của các quy trình công nghiệp.

Hầu hết các vụ thu hồi là thuốc, hoặc thành phần trong thuốc, đều được sản xuất tại Trung Quốc hoặc Ấn Độ. Các công ty dược phẩm của Mỹ từ những năm 1990 ngày càng sử dụng các nhà máy ở nước ngoài để sản xuất sản phẩm của họ. Khoảng 40% thuốc thành phẩm được sản xuất ở nước ngoài.

Ở Việt Nam, cũng có khá nhiều thuốc huyết áp được nhập khẩu từ các hãng Dược phẩm của 2 nước này. Vào tháng 7 năm ngoái, Cục quản lý dược Việt Nam cũng đã ra thông báo thu hồi thuốc sản xuất từ nguyên liệu valsartan do Công ty Zhejiang Huahai Pharmaceutical - Trung Quốc sản xuất.

Toàn cầu hóa nguồn cung thuốc này cho quốc gia giúp giảm giá, vì rẻ hơn khi sản xuất ở các nước khác. Nhưng với chi phí thấp hơn đôi khi đi kèm việc kiểm soát chất lượng thấp hơn.

Một phát ngôn viên của FDA cho biết cơ quan này vẫn đang điều tra làm thế nào các loại thuốc này bị nhiễm tạp chất. Các thanh tra tin rằng các hợp chất bị ô nhiễm đã vô tình được tạo ra thông qua một phản ứng hóa học.

Những người điều trị các loại thuốc này nên làm gì?

Các chuyên gia nói rằng bất cứ ai đang dùng một loại thuốc bị thu hồi không nên dừng đột ngột mà phải tiếp tục sử dụng, nhưng liên hệ với bác sĩ của bạn ngay lập tức. Bởi vì mối đe dọa từ sự nhiễm tạp chất có thể ít hơn mối đe dọa không dùng thuốc.

Bác sĩ có thể giúp bạn tìm một giải pháp thay thế. Một số chuyên gia nói rằng các vụ thu hồi ở Hoa Kỳ đang khiến việc tìm thuốc valsartan không bị thu hồi trở nên khó khăn hơn. Và một số loại thuốc huyết áp không có trong danh sách thu hồi đã đội giá khi nhu cầu tăng đột biến.

Duy Anh
Theo WebMD

[videobottom id="2346"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét