Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc, hay Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), là đầy rủi ro cho các quốc gia liên quan, theo chuyên gia tài chính Aarthi Swaminathan đăng trên tờ Yahoo Finance hôm 26/4.
Theo cô Swaminathan, với Diễn đàn ‘Vành đai và Con đường’ diễn ra tại Bắc Kinh, 2 ngày từ 25 đến 27/4, một nghiên cứu của Trung tâm tư vấn về An ninh mới của Mỹ (CNAS), có trụ sở tại Washington D.C, cho rằng các nước đang xem xét các dự án đầu tư BRI của Bắc Kinh, nên lo lắng về các rủi ro cụ thể, từ sự bền vững tài chính cho đến xói mòn của chủ quyền quốc gia.
[caption id="attachment_1131984" align="alignnone" width="700"] Các nhà lãnh đạo trên thế giới đã tụ hội về Bắc Kinh để tham dự diễn đàn Vành đai và Con đường của Trung Quốc từ ngày 25 - 27/4. (Ảnh: Getty)[/caption]
Các tác giả của nghiên cứu viết: “Dưới ‘tấm bình phong’ của Vành đai và Con đường, Bắc Kinh tìm cách thúc đẩy một thế giới kết nối nhiều hơn, được kết hợp bởi một mạng lưới cơ sở hạ tầng vật chất và kỹ thuật số, do Trung Quốc tài trợ. Nhu cầu cơ sở hạ tầng ở châu Á và xa hơn, là rất đáng kể, nhưng Vành đai và Con đường không chỉ là một sáng kiến kinh tế, nó là một công cụ chủ yếu để thúc đẩy các tham vọng địa chính trị của Trung Quốc”.
[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/nen-kinh-te-trung-quoc-dang-co-dau-hieu-sup-do_621256206.html"]
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Yahoo Finance, ông Thomas Eder, một chuyên gia nghiên cứu tại Học viện Mercator của Đức cho rằng ngoài những lợi ích về chính sách đối ngoại, dự án Vành đai và Con đường mà Trung Quốc thực hiện, là do Bắc Kinh lo ngại sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang bị chậm lại.
“Một điều gần như mặc định là chính phủ Trung Quốc ‘hợp pháp’ chừng nào tăng trưởng đạt 7,5%/năm. Do đó, khi không đạt được nó, họ xây dựng trụ cột thứ hai về tính hợp pháp, với toan tính đạt được những thành công về chính sách đối ngoại, uy tín, ảnh hưởng trên toàn thế giới”, ông Eder nhận xét.
Dưới đây là 7 vấn nạn mà Con đường Tơ lụa Mới của Trung Quốc đặt ra, theo nhận định trong báo cáo của CNAS:
1. Gây xói mòn chủ quyền quốc gia
Báo cáo giải thích rằng các khoản đầu tư của Trung Quốc, thường nhắm vào các nước đang phát triển đói vốn như Djibouti và Pakistan, đã trao cho Bắc Kinh “quyền kiểm soát các dự án cơ sở hạ tầng, thông qua các thỏa thuận về đóng góp vốn, cho thuê dài hạn hoặc hợp đồng hoạt động trong nhiều thập niên”.
2. Thiếu minh bạch
Các dự án thuộc BRI thường đưa đến “các quy trình đấu thầu không minh bạch đối với các hợp đồng và điều khoản tài chính, mà chúng không chịu sự giám sát của công chúng”. Điều này thường có nghĩa là một khoản vay của Trung Quốc là kèm theo việc thi công bởi một nhà thầu Trung Quốc.
3. Những gánh nặng tài chính không bền vững
Nhưng, những khoản vay này, bao gồm một số có giá trị lên tới hàng tỷ USD, thường kết thúc bằng việc đẩy các quốc gia vay nợ, vào tình thế tồi tệ hơn. Điều này có thể làm tăng rủi ro vỡ nợ, khó trả nợ hoặc thậm chí có thể là “một số dự án đã hoàn thành không tạo ra đủ doanh thu để trang trải chi phí”.
4. Không xuất phát từ nhu cầu địa phương
Báo cáo nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ngoài việc các ngân hàng Trung Quốc yêu cầu các nhà thầu Trung Quốc được quyền thi công, các nhà thầu thậm chí “không chuyển giao kỹ năng cho công nhân địa phương, và đôi bao gồm các thỏa thuận chia sẻ lợi nhuận không công bằng”, điều đó không có lợi cho cộng đồng địa phương một chút nào.
5. Rủi ro địa chính trị
Trong một số trường hợp, các dự án do Trung Quốc tài trợ thậm chí còn có khả năng gián điệp, các tác giả cảnh báo. Trong một số trường hợp, các dự án có thể “làm tổn hại đến cơ sở hạ tầng viễn thông của quốc gia nhận tài trợ hoặc đặt quốc gia này vào trung tâm cạnh tranh chiến lược giữa Bắc Kinh và các cường quốc”, báo cáo viết.
6. Tác động môi trường tiêu cực
Theo các tác giả, với rất nhiều dự án trong số này là các công việc hạ tầng lớn, từ các nhà máy điện cho đến các con đập, “một số trường hợp đã tiến hành mà không có báo cáo đánh giá tác động môi trường đầy đủ hoặc gây ra thiệt hại nghiêm trọng về môi trường”.
7. Tiềm tàng tham nhũng rất lớn
Cuối cùng, sự không minh bạch và cấu trúc phức tạp của các dự án này, đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho tham nhũng, đặc biệt là “nếu chúng có mức độ tham nhũng rất cao, đặc biệt dưới hình hối lộ cho các chính trị gia và quan chức”, báo cáo CNAS nêu rõ.
Ecuador, một mô hình thu nhỏ của những rủi ro BRI
Theo các tác giả, quốc gia tiêu biểu cho hầu hết các thách thức ở trên, là Ecuador, đặc biệt với dự án đập thủy điện Coca Codo Sinclair của họ.
[caption id="attachment_1131982" align="alignnone" width="1280"] Quang cảnh bên ngoài của nhà máy thủy điện Coca Codo Sinclair ở Napo, Ecuador, hôm 20/11/2018. (Ảnh: AFP / Getty Images)[/caption]
Việc tài trợ cho con đập của Trung Quốc là “một ví dụ điển hình về cách các dự án cơ sở hạ tầng được Bắc Kinh hỗ trợ, có thể chống lại lợi ích công cộng của nước chủ nhà như thế nào, về các tổ chức tham nhũng và các chính phủ nhận nợ”, các tác giả nhận định.
Ecuador hiện đang đối phó với một cuộc khủng hoảng kinh tế. Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) dự kiến nền kinh tế Ecuador sẽ giảm sút 0,5% trong năm 2019.
Nợ của nước này phình to dưới thời cựu Tổng thống Rafael Correa, người đã trả hàng tỷ đô la cho các khoản vay lãi suất cao từ Trung Quốc. Theo Bộ kinh tế Ecuador, khoản nợ tồn đọng của nước này đối với Trung Quốc hiện ở mức 6,5 tỷ USD.
Nợ tồn đọng có khả năng làm xói mòn chủ quyền vì sự phát triển và xây dựng “chủ yếu được kiểm soát bởi các doanh nghiệp có mối liên hệ với chính phủ Trung Quốc”, các tác giả cho biết.
Các khoản vay cốt lõi của Trung Quốc cũng không minh bạch, và luôn quy định rằng “các công ty Trung Quốc phải được làm tổng thầu”, qua đó ngăn chặn việc tổ chức đấu thầu tự do.
Đặc biệt, theo báo cáo của tờ New York Times, dự án đập, được tài trợ bởi khoản vay 1,7 tỷ USD từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu do chính phủ Trung Quốc kiểm soát, vốn đã tính lãi 7% trong 15 năm. Coca Codo chỉ đại diện cho khoảng 9% những gì mà Ecuador nợ Trung Quốc, các tác giả lưu ý.
[caption id="attachment_1131983" align="alignnone" width="1280"] Ảnh chụp từ trên cao của mỏ dầu Tiputini ở Tiputini, Ecuador vào ngày 7/9/2016. (Ảnh: AFP/Getty Images)[/caption]
Và trên hết, Bắc Kinh đã yêu cầu họ phải được trả không phải bằng đồng USD, mà bằng dầu lửa. Điều này có nghĩa là ngay cả khi Ecuador không trả được nợ, Trung Quốc sẽ được giữ lại 80% xuất khẩu dầu của Ecuador, “một nền tảng quan trọng của nền kinh tế của đất nước”, các tác giả nhận xét.
Cuối cùng, sau tất cả những rắc rối này, bản thân con đập không thể hoạt động được, điều này không mang lại lợi ích kinh tế nào.
“Nước được xả ra từ con đập, gây ra lũ lụt, làm tê liệt một số trang trại ở hạ lưu, và đã khiến cho những nông dân bị đuối nước”, các tác giả nhấn mạnh.
“Trung Quốc đã tận dụng lợi thế của Ecuador. Chiến lược của Trung Quốc rất rõ ràng. Họ nắm quyền kiểm soát kinh tế của các nước”, cô Swaminathan trích dẫn nhận định của Bộ trưởng Năng lượng Ecuador, Carlos Pérez.
Phạm Duy
[videobottom id="2347"]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét