Bài viết sau đây là chia sẻ của một nghiên cứu sinh tại Mỹ. Cô đã rời Việt Nam và đến Hoa Kỳ học tập được 5 năm. Trong suốt quãng thời gian ấy, hình ảnh của mẹ luôn là kim chỉ nam dẫn đường cho cô nơi đất khách quê người...
Sự dịu dàng của mẹ là món quà lớn nhất cuộc đời con
Một cậu bé 6 tuổi ngồi một mình giữa vườn hồng, trên tay là cây kéo to quá cỡ đối với đôi bàn tay cậu.
Nhìn qua cửa sổ gian bếp chính, người mẹ trẻ hốt hoảng làm rơi chiếc bát đang cầm trên tay. Không một thoáng nghĩ suy, bà vội vàng lao nhanh ra vườn. Tuy nhiên, khi bước qua bậc thềm, bước chân của người mẹ trở nên dịu dàng hơn bao giờ hết.
[caption id="attachment_1152589" align="alignnone" width="650"] Sự dịu dàng của mẹ là món quà lớn nhất cuộc đời con (Ảnh: giadinh.net)[/caption]
Khi nghe thấy tiếng bước chân khẽ khàng của mẹ đằng sau lưng, cậu bé bắt đầu run sợ khi nghĩ rằng mẹ cậu sẽ hét lên. Rồi bà tước cây kéo khỏi tay cậu như tước tấm huân chương từ kẻ không còn xứng đáng. Nhưng hoàn toàn không phải thế. Người mẹ nhẹ nhàng ngồi bên cạnh con, nhìn sâu vào đôi mắt cậu bé, cầm tay con đưa dọc theo cành hoa. Rồi bằng một giọng nói dịu dàng, bà dặn con bao giờ cũng phải cắt phía trên mắt cây để khỏi làm hoa bị đau.
- Người ta không bao giờ nên làm đau một bông hoa hồng, phải vậy không con yêu?
Nhưng có ai nghĩ đến những điều làm con người đau?
Tôi đi học xa nhà, nhiều lúc có người hỏi "có cô đơn không?". Tất nhiên tôi lắc đầu nói "Không" với tất cả sức lực cần phải có để không ai phải lo lắng cho mình - đặc biệt là khi người đặt câu hỏi là mẹ.
Cách đây không lâu, tôi đọc được những dòng thư viết vội của một chàng trai du học sinh Trung Quốc gửi cho mẹ mình trước khi tự kết liễu cuộc đời mình bằng một gói thuốc ngủ.
[caption id="attachment_1152594" align="alignnone" width="650"] Tôi đi học xa nhà, nhiều lúc có người hỏi "có cô đơn không?". Tất nhiên tôi lắc đầu nói "Không" (Ảnh: theline.org)[/caption]
Hơn một thập kỷ nay, có nhiều sinh viên Trung Quốc được bố mẹ gửi sang học tập ở Mỹ. Một số người học tốt nhưng số khác đang vật lộn để đối phó với hệ thống giáo dục nơi này. Phần lớn các gia đình đều chi nhiều tiền để chuẩn bị cho con cái họ qua được kì thi đầu vào theo tiêu chuẩn Mỹ, học các lớp học tiếng Anh ngoài trường và thậm chí trả tiền tư vấn về cách viết đơn xin học tốt... Họ thực sự rất nỗ lực để giúp con cái thoát khỏi hệ thống giáo dục hàn lâm của Trung Quốc.
Tuy vậy, điều đó chỉ giúp con cái họ được nhận vào trường tốt. Họ đã không chuẩn bị cho con cái (và có lẽ chính họ cũng không biết) về cách học trong một hệ thống giáo dục khác, nơi mà việc cố gắng ghi nhớ để vượt qua kỳ thi hoàn toàn không có tác dụng.
[caption id="attachment_1152596" align="alignnone" width="650"] Mô hình “học chăm, nhớ nhiều và tập trung vào bằng cấp” mà sinh viên Trung Quốc được định hướng không phù hợp ở Mỹ. (Ảnh: baoduhoc)[/caption]
Mô hình “học chăm, nhớ nhiều và tập trung vào bằng cấp” mà sinh viên Trung Quốc được định hướng không khớp với một hệ thống nhấn mạnh vào quá trình phân tích và tư duy logic ở Mỹ. Có nhiều sinh viên đã học rất tốt ở nước nhà nhưng không tốt ở Mỹ. Họ trở nên chán nản cũng như bế tắc trong cuộc sống. Một số đã vượt qua được sức ép hàn lâm rồi cuối cùng học tốt, nhưng số khác quay sang gian lận để qua được bài thi. Nhiều người đã bị đuổi học.
Và còn nhiều thách thức của cuộc sống xa gia đình khác như ngôn ngữ, khác biệt văn hóa, cách sống tự lập...
Tôi cũng từng thấy rất nhiều bạn trẻ tốt nghiệp đại học luôn sống trong nỗi băn khoăn vì chưa tìm được ý nghĩa cuộc đời. Họ lo sợ và rồi bỏ cuộc vì chưa một lần tự quyết định, chưa một lần được “tự bước đi”.
Điều tốt nhất mẹ có thể dành cho con?
Theo một báo cáo của viện phát triển con người ở Harvard, những bạn trẻ có khả năng phát triển bền vững, và có năng lực thích ứng với hoàn cảnh môi trường sống, thường được trải qua nền giáo dục truyền thống:
Từ việc uốn nắn đôi bàn tay thành thạo chuyện cơm nước, tới ý tứ trong giao thiệp hàng ngày. Những bài học đạo đức truyền thống ấy như bộ rễ cắm vững chắc trong tâm hồn....rồi những bước đi sau đó, con bạn có thể chắc chắn tìm ra được con đường riêng cho bản thân mình....sau những vấp ngã và giông bão trong cuộc sống.
Không phải lúc nào mẹ cũng đến được với con trong cái khoảng cách thời gian, không gian, tuổi tác giữa hai thế hệ... Nhưng mẹ ơi, mẹ có tin vào một định mệnh thúc đẩy con người ta lặp lại đúng những gì cha mẹ họ từng hành xử hay không?
[caption id="" align="alignnone" width="700"] Mẹ có tin vào một định mệnh thúc đẩy con người ta lặp lại đúng những gì cha mẹ họ từng hành xử hay không? (Ảnh: internet)[/caption]
Nếu một ngày không có mẹ...đôi bàn tay con sẽ khơi lửa từ những vụn vặt ngoài kia, nấu cho mình một mâm cơm trọn vẹn. Những bài học đạo đức thuở ban đầu sẽ thay giọng mẹ ấm áp bên tai con mỗi khi gió đông về...
Nam Dương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét