Thứ Năm, 30 tháng 5, 2019

Phim tài liệu về nạn bóc lột tù nhân ở Trung Quốc giành 2 giải thưởng Canada

Phim tài liệu về nạn bóc lột tù nhân ở Trung Quốc giành 2 giải thưởng Canada http://bit.ly/2W3ZQIN

NTD đưa tin, bộ phim tài liệu "Letter From Masanjia" (Lá thư từ Mã Tam Gia) của đạo diễn Leon Lee, đã giành giải Kịch bản hay nhất và Thiết kế âm thanh hay nhất trong chương trình giải thưởng điện ảnh và truyền hình Leo Awards năm 2019 tại British Columbia, Canada.

Lễ trao giải Leo Awards 2019 được tổ chức tại trung tâm thành phố Vancouver vào cuối tuần trước. Ngoài hai danh hiệu đã giành được, bộ phim còn được đề cử phim tài liệu hay nhất, đạo diễn xuất sắc nhất, biên tập hay nhất.

[caption id="attachment_954046" align="aligncenter" width="700"] Ông Tôn Nghị và bức thư ông viết khi còn là tù nhân ở trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia ở Trung Quốc.[/caption]

Đạo diễn Leon Lee cho biết: "Chúng tôi rất vinh dự khi bộ phim 'Lá thư từ Mã Tam Gia' nhận được hai giải thưởng Leo Awards. Khi nói đến giải Kịch bản hay nhất, nhiều người cảm thấy rằng câu chuyện này thú vị hơn những câu chuyện hư cấu trong tiểu thuyết và phim ảnh. Và nó là những gì thực sự xảy ra trong cuộc sống".

Bộ phim tài liệu "Lá thư từ Mã Tam Gia" kể về cô Julie Keith, một phụ nữ ở Oregon, Mỹ, vào năm 2012 đã tìm thấy một lá thư viết tay khi mở một hộp đồ trang trí Halloween bằng nhựa được sản xuất tại Trung Quốc.

Bức thư viết bằng tiếng Anh: “Nếu bạn tình cờ mua sản phẩm này, làm ơn hãy chuyển bức thư tới Tổ chức Nhân quyền Thế giới. Hàng nghìn người ở đây đang chịu sự đàn áp của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ cảm ơn và nhớ đến bạn suốt đời”.

[caption id="attachment_242542" align="aligncenter" width="541"]thư cầu cứu Lá thư cầu cứu trong hộp quà Halloween được sản xuất tại Trung Quốc (Ảnh: Julie Keith / Facebook)[/caption]

Một người đàn ông Trung Quốc có tên Tôn Nghị (Sun Yi) đã viết lá thư này khi đang bị giam cầm trong một trại cải tạo lao động ở Trung Quốc. Ông cho biết các tù nhân bị giam cầm từ 1-3 năm không qua xét xử, phải làm việc 15 giờ/ngày, không có ngày nghỉ, bị tra tấn, đánh đập, sỉ nhục và chỉ được trả 10 tệ/tháng (khoảng 33 nghìn đồng).

Bức thư cho biết những người phải chịu nhiều cực hình hơn cả là các học viên Pháp Luân Công, môn khí công có mặt tại nhiều quốc gia nhưng bị đàn áp ở Trung Quốc từ năm 1999 đến nay.

[videoplayer link="https://video2.dkn.tv/giai-ma-that-bai-19-nam-cua-quai-vat-thanh-rome-trung-quoc_a0148ab48.html"]

Sau khi ra khỏi nhà tù ở Trung Quốc, ông Tôn đã quyết định dùng camera ghi lại những thước phim kể lại những điều mà ông đã trải qua trong trại lao động, như một cách kêu gọi sự chú ý của cộng đồng quốc tế đối với tình trạng nhân quyền ở Trung Quốc. Những tư liệu của ông đã được đạo diễn Leon Lee sử dụng trong bộ phim "Lá thư từ Mã Tam Gia".

[caption id="attachment_1152816" align="aligncenter" width="606"] Đạo diễn Leon Lee tại lễ trao giải Leo Awards ở British Columbia, Canada. (Ảnh chụp màn hình từ NTD)[/caption]

Ông Tôn Nghị đã thoát khỏi Trung Quốc và có cơ hội gặp người phụ nữ Hoa Kỳ đã giúp ông công bố lá thư ra toàn thế giới. Hai người gặp nhau tại Jakarta, Indonesia vào ngày 7/3/2017.

[caption id="attachment_242580" align="aligncenter" width="640"]Pháp Luân Công Anh Tôn Nghị, người viết lá thư cầu cứu, gặp cô Julie Keith tại Jakarta, Indonesia (Ảnh: Julie Keith / Facebook)[/caption]

Sau khi được công bố trên Facebook vào năm 2012, lá thư đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông quốc tế và các tổ chức nhân quyền đối với tình trạng bóc lột sức lao động và tra tấn tù nhân của chính quyền Trung Quốc.

Dưới áp lực của cộng đồng quốc tế, chính quyền Trung Quốc đã tuyên bố bãi bỏ hệ thống các trại cải tạo lao động của họ vào năm 2015.

Đạo diễn Leon Lee nói với NTD trong lễ trao giải Leo Awards ở Canada: "Vì lòng dũng cảm và trí tuệ của ông Tôn Nghị, lá thư của ông đã vượt biển khơi sang Hoa Kỳ, gây ra hiệu ứng tin tức tuyệt vời và trở thành chất xúc tác cho việc Trung Quốc bãi bỏ hệ thống trại cải tạo lao động của họ."

Ông Lee cũng nói: "Sự ghi nhận của các giám khảo về bộ phim này thể hiện rằng họ đồng ý với cách làm của ông Tôn Nghị, tán đồng câu chuyện này và sẽ cho nhiều người hơn nữa biết về tình trạng đàn áp nhân quyền ở Trung Quốc".

Khai Tâm

[videoplayer link="https://video2.dkn.tv/la-thu-cau-cuu-giau-trong-hop-qua-ven-mo-buc-man-den-toi-ve-trung-quoc_224ce10c9.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét