Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

Venezuela công bố ‘dữ liệu kinh tế khủng khiếp’ sau nhiều năm im lặng

Venezuela công bố ‘dữ liệu kinh tế khủng khiếp’ sau nhiều năm im lặng http://bit.ly/2WdRvHz

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm thứ Năm thừa nhận rằng họ đã không gây áp lực yêu cầu Venezuela công bố các chỉ số kinh tế sau nhiều năm nước này im lặng.

Reuters cho biết hai nguồn tin của họ nói rằng việc Venezuela bất ngờ công bố dữ liệu kinh tế trong tuần này là do áp lực từ Trung Quốc.

Một nguồn tin cho biết Trung Quốc đã hy vọng rằng việc công bố các con số sẽ giúp đưa Venezuela tuân thủ IMF, khiến tổ chức này không có lý do để bác bỏ Tổng thống Nicolas Maduro và công nhận Chủ tịch Quốc hội Juan Guaido làm Tổng thống lâm thời Venezuela, Reuters đưa tin.

Al Jazeera đưa tin, "ngân hàng trung ương Venezuela trong tuần này đã công bố dữ liệu kinh tế khủng khiếp, cho thấy lạm phát tăng vọt, thu nhập từ dầu khí giảm mạnh và sự sụt giảm thảm khốc trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP)" của quốc gia từng giàu có nhất Nam Mỹ.

Theo số liệu công bố thu nhập từ dầu mỏ - chiếm hơn 95% doanh thu xuất khẩu ở Venezuela - đã giảm xuống chỉ còn 29,8 tỷ đô la vào năm ngoái, so với mức 31,5 tỷ đô la vào năm 2017, và mức 85 tỷ đô la vào năm 2013.

Các số liệu chính thức cho thấy sự thu hẹp nghiêm trọng ở mức 22,5% trong GDP quý 3 năm 2018. Điều này đánh dấu quý thứ 19 liên tiếp nền kinh tế đã bị thu hẹp.

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/thanh-nien-venezuela-an-rac-va-tra-loi-phong-van-cua-nha-bao-nuoc-ngoai_a35f0adf9.html"]

Trong nửa thập kỷ qua, quy mô nền kinh tế của Venezuela đã bị giảm một nửa - mặc dù nước này vẫn có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới.

"Con số GDP do Ngân hàng Trung ương công bố phù hợp với mức giảm 25% được dự kiến ​​bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho năm 2019", bà Paula Garcia Tufro, phó giám đốc Trung tâm Mỹ Latinh Adrienne Arsht tại Hội đồng Đại Tây Dương cho biết.

Tuy nhiên, mức lạm phát mà chính quyền Maduro công bố khác xa với mức dự đoán của IMF.

Ngân hàng trung ương do chính quyền Maduro kiểm soát cho biết lạm phát hàng tháng trong tháng 4 năm 2019 là 33,8%, giảm bớt so với mức 197% trong tháng 1, và mức siêu lạm phát năm 2018 là 130.060%.

Bà Tufro nói với Al Jazeera rằng, con số lạm phát 130.060% "vẫn nằm xa bên ngoài so với dự đoán của IMF, ước tính mức lạm phát là 1,37 triệu% cho năm 2018 và dự báo lạm phát 10 triệu% cho năm 2019".

Quốc hội Venezuela đã tự đưa ra thống kê kinh tế của mình vào năm 2017, sau khi chính quyền Maduro ngừng công bố kể từ năm 2015. Quốc hội do phe đối lập chiếm đa số cho biết lạm phát tháng 4 là 44,7%, trong khi lạm phát năm 2018 là 1,7 triệu% - gấp 13 lần con số chính thức mà chính quyền Maduro công bố.

Minh Hòa

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/dieu-gi-da-khien-nen-kinh-te-cua-venezuela-bi-huy-hoai_8d56e6d60.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét