Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

Nếu bạn có một đứa trẻ ‘không bình thường’, hãy nghĩ đến Steve Jobs, Adam Khoo và Albert Einstein

Nếu bạn có một đứa trẻ ‘không bình thường’, hãy nghĩ đến Steve Jobs, Adam Khoo và Albert Einstein https://ift.tt/34fZ1Sh

Lịch sử đã âm thầm mang đến cho chúng ta “tiền lệ” về những tài năng mà khi còn nhỏ không hề ngoan ngoãn, không phát triển bình thường và đặc biệt tỏ ra không thông minh, thậm chí còn bị đuổi khỏi trường học.

Nếu hỏi rằng điều gì là sai lầm tai hại nhất đối với một đứa trẻ, có lẽ câu trả lời chính là “phàn nàn, chê bai hoặc trách mắng chúng”. Thực ra không có lý do chính đáng để làm điều đó. Bởi vì mỗi đứa trẻ dẫu có những biểu hiện “không bình thường” thế nào đi nữa đều có thể là một tài năng. Việc của người lớn chúng ta chỉ là hãy chậm lại, không vội phán xét và cố gắng nhìn thấu tỏ.

Động lực nào để chúng ta kiên nhẫn? Nếu mà con trẻ không “ngoan ngoãn”, không “phát triển bình thường”, không “thông minh”, thậm chí chúng bị cho rằng tự kỷ hoặc tăng động thì có bình tĩnh được không? Không sao cả. Lịch sử đã âm thầm mang đến cho chúng ta “tiền lệ” về những tài năng mà khi còn nhỏ không hề ngoan ngoãn, không phát triển bình thường và đặc biệt tỏ ra không thông minh, thậm chí còn bị đuổi khỏi trường học.

Steve Jobs: Nghịch ngợm quá mức

Steve Jobs (1955-2011) là cựu Tổng giám đốc điều hành của hãng Apple, một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất của ngành công nghiệp vi tính.

Tuy nhiên, thuở nhỏ ông không phải là một cậu bé ngoan ngoãn và có kết quả học tập cao trong lớp. Thay vào đó, cậu bé Jobs nghịch ngợm đến mức nổi loạn. Ông cảm thấy trường học thật nhàm chán. Đặc biệt vì đã được mẹ dạy đọc từ trước nên bước vào lớp 1 ông không thấy có gì để học cả. Mỗi ngày, ông lại nghĩ ra một trò “dại dột” nào đó. Có lần ông còn để chất nổ dưới ghế của cô giáo khiến cô sợ đến thót tim và nhà trường thì hết lần này đến lần khác muốn ông rời khỏi trường học.

Mặc dù vậy, bố mẹ ông không phàn nàn hay trách mắng. Cho tới năm lớp 9 ông mới bắt đầu có hứng thú với môn Toán, khoa học và điện tử.

[caption id="" align="aligncenter" width="640"] Doanh nhân thành đạt Steve Jobs (ảnh: CNet).[/caption]

Adam Khoo: Lười biếng, kém cỏi và không có hy vọng

Có một cậu bé từ nhỏ luôn bị chê bai là ngu dốt. Năm lớp 3 cậu bị đuổi khỏi trường. Năm lớp 6 cậu không giải nổi một bài toán lớp 4 khiến giáo viên toán phẫn nộ tới mức phải mời mẹ cậu đến nói chuyện.

Không ai có thể tin được cậu bé ấy sau này lớn lên đã trở thành một triệu phú trẻ tuổi, là một trong 25 người giàu nhất dưới tuổi 40 của Singapore.

Mặc dù khi còn nhỏ ghét đọc sách, chỉ thích chơi game và xem TV, nhưng sau này cậu đã trở thành tác giả của 13 cuốn sách bán chạy nhất về các vấn đề quản trị, lãnh đạo, tài chính và tiềm năng con người. Người đó chính là Adam Khoo.

[caption id="" align="aligncenter" width="1024"] Triệu phú Adam Khoo (ảnh: Rice Media).[/caption]

Albert Einstein: Không thích đến trường

Albert Einstein (1879-1955) là nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ 20.

Ngược với những thành tích vang danh trong lý thuyết vật lý hiện đại của ông, thuở nhỏ Einstein tỏ ra là một cậu bé chậm phát triển trí tuệ. Năm 4 tuổi ông vẫn chưa biết nói. Tới khi đi học thì bị bạn bè, thầy cô chê bai là ngốc nghếch làm ông chán ghét trường học. Thầy hiệu trưởng thậm chí còn quả quyết rằng “Thằng bé này mai sau sẽ chẳng làm được gì”.

Tuy nhiên, Einstein có một người mẹ thông minh và hiểu biết, bà đã luôn ở bên cạnh động viên giúp ông lấy lại sự tự tin. Trong khi đó, cha của Eintein đã sớm nhận ra ông không phải là một đứa trẻ ngốc mà chính là có đặc điểm của một nhà khoa học, luôn thích tĩnh lặng suy nghĩ và đặt ra những câu hỏi lạ lùng.

[caption id="" align="aligncenter" width="837"] Nhà khoa học vĩ đại Albert Einstein (ảnh: Fondecyt).[/caption]

Những đặc điểm không bình thường ở con như “nghịch ngợm quá mức”, “lười biếng, chậm tiến” và “không thích đến trường” có thể là dấu hiệu của một tài năng hơn người, mà cũng có thể... không phải như vậy. Dù thế nào đi nữa, bình thản đón nhận mọi thứ thuận theo tự nhiên vẫn hơn, bởi vì mỗi đứa trẻ đều là một món quà đáng quý mà Thượng đế trao tặng. Chúng có vận mệnh riêng của mình và không cần người lớn phải làm quá phận. Có một đứa trẻ đặc biệt thực ra lại trở thành cơ hội để chúng ta hoàn thiện bản thân, tăng thêm sự hiểu biết và lòng kiên nhẫn.

Video xem thêm: Có khiếm khuyết mới là vĩnh cửu, không hoàn mỹ mới gọi kiếp nhân sinh

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/co-khiem-khuyet-moi-la-vinh-cuu-khong-hoan-my-moi-goi-kiep-nhan-sinh_992717e50.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét