Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2019

Những ông bố ở Mỹ làm gì khi biết con bắt nạt các bạn ở trường?

Những ông bố ở Mỹ làm gì khi biết con bắt nạt các bạn ở trường? https://ift.tt/2PBQDIs

Khi biết con gái mình bắt nạn bạn cùng lớp, thay vì đòn roi hay quát mắng, anh Randy Smalls sống tại Nam Carolina, Mỹ đã có cách dạy con đạt hiệu quả không ngờ.

VnExpress dẫn theo Yahoo Lifestyle cho biết, người đàn ông 35 tuổi rất giận khi con gái đang học lớp 7 ở trường trung học Berkeley thường xuyên bắt nạt Ryan Reese, một bạn cùng lớp của cháu. 

Khi được mẹ của Ryan thông báo về sự việc trên, Smalls đã có cuộc nói chuyện riêng với con gái và quyết định đưa Ryan đi mua sắm, thay cho lời xin lỗi. Smalls đã dùng chính số tiền dành thưởng của con gái để làm việc này, nhằm giúp con gái anh nhận ra sai lầm của việc bắt nạt người khác.

Khi biết quyết định của bố, con gái Smalls rất buồn. Cô bé đã xin bố cơ hội sửa chữa lỗi lầm bằng cách giúp Ryan chọn quần áo mới. Hai cô bé đã hóa giải mọi hiềm khích và trở thành bạn thân.

"Khi còn đi học, tôi từng bị bắt nạt nên rất đồng cảm với những gì Ryan phải trải qua. Tôi vừa muốn dạy con, vừa hy vọng Ryan không gặp phải vấn đề này nữa", Smalls chia sẻ.

Ông bố 35 tuổi không chỉ đưa bạn của con gái đi mua quần áo, giày mà còn đưa đi làm tóc và hứa chi trả các dịch vụ làm đẹp của nữ sinh từ tháng 10 đến cuối năm. Anh muốn Ryan trở nên tự tin hơn khi xuất hiện trước bạn bè và người lạ.

Hiện tại, Smalls đã thành lập câu lạc bộ "Phụ huynh phòng chống bắt nạt" tại địa phương với mong muốn cha mẹ sẽ tìm được những biện pháp nhân văn để đối phó với tình trạng bạo lực học đường.

[caption id="attachment_1264898" align="aligncenter" width="450"] Ryan được đưa đi mua sắm, làm tóc (ảnh: Allene Zenaida Gethers/VnExpress).[/caption]

Cách dạy con tinh tế như Smalls không phải chuyện hiếm gặp ở Mỹ. Vào năm 2018, người đàn ông tên Aubrey Fontenot (sống tại thành phố Houston, bang Texas, Mỹ) đã đưa người bắt nạt con trai mình đi mua sắm khi biết hoàn cảnh khó khăn của cậu bé. Sau đó, hai đứa trẻ đã trở thành bạn thân của nhau. 

Cũng trong một trường hợp tương tự, tháng 5 vừa qua, câu chuyện "trừng phạt" cô con gái hay bắt nạt các bạn của Matt Cox, sống tại thị trấn Swanton (bang Ohio, Mỹ) cũng được cộng đồng mạng hết lời ca ngợi.

Trong đoạn clip ngắn chia sẻ trên Facebook cá nhân, người dùng mạng thấy con gái của Cox đang đi bộ đến trường (nhiệt độ ngoài trời lúc này chỉ 2 độ C). Trong khi đó, anh đang âm thầm lái xe đi theo phía sau.

Mọi chuyện bắt đầu khi cô con gái 10 tuổi của anh bị xe buýt nhà trường từ chối đón đi học vì cô bé đã bắt nạt các bạn trên xe. Thay vì lái xe chở con gái đến trường, Cox đã quyết định trừng phạt con và dạy cho cô bé một bài học.

[caption id="attachment_1264896" align="aligncenter" width="640"] Con gái của Matt Cox phải đi bộ đến trường trong điều kiện lạnh giá, trong khi Cox lái xe theo để đảm bảo không có chuyện gì xảy ra (ảnh: Dân Trí).[/caption]

“Đây là lần thứ hai trong năm nay, con bé bị đuổi khỏi xe buýt của nhà trường vì bắt nạt một học sinh khác”, Cox chia sẻ trong đoạn video. “Tôi cần phải khẳng định rằng: bắt nạt người khác là không thể chấp nhận được, đặc biệt trong gia đình của tôi”.

“Khi con gái tôi mang về giấy thông báo về việc bị cấm sử dụng xe buýt của trường, con bé đã nói: “Cha phải đưa con đến trường vào tuần tới”. Nhiều đứa trẻ cũng cư xử như vậy. Chúng cảm thấy những điều cha mẹ làm như một nghĩa vụ và không biết cảm ơn, chẳng hạn như việc đến trường. Và tôi quyết định cần dạy cho con gái một bài học", Cox chia sẻ thêm.

Con gái của Cox đã bị cấm sử dụng xe buýt đến trường trong 3 ngày và trong suốt những ngày đó, cô bé phải đi bộ đến trường. Tuy nhiên, Cox vẫn lái xe đi theo phía sau để đề phòng bất trắc có thể xảy ra.

Không lâu sau đoạn clip được đăng tải, Cox cho biết con gái của mình đã “học được bài học mà anh muốn truyền đạt”.

Cox hy vọng đoạn clip mình chia sẻ sẽ khiến các bậc phụ huynh bắt đầu nghĩ đến việc để các con phải chịu trách nhiệm cho những hành động sai trái của chúng, cho dù điều đó có vẻ "nhẫn tâm".

Lắng đọng đêm về số 634: Mong sao sẽ không còn ai phải gục ngã… giữa đường đời

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/lang-dong-dem-ve-so-634-mong-sao-se-khong-con-ai-phai-guc-nga-giua-duong-doi_be7ae6f5a.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét