Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2019

Việt Nam chật vật duy trì lợi thế từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung

Việt Nam chật vật duy trì lợi thế từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung https://ift.tt/2JDzzh7

Từ lâu được coi là nền kinh tế gặt hái nhiều lợi ích từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, Việt Nam giờ đây phải nỗ lực để những lợi ích này không tan biến đi mất.

Theo Bloomberg, Việt Nam đã tận dụng khá tốt cơ hội từ dòng doanh nghiệp sản xuất rời bỏ Trung Quốc; dù vậy Việt Nam cũng đang chật vật tìm cách giải quyết một vấn đề chung của bất ổn trong kinh doanh là tư duy "Không bỏ trứng vào một giỏ" của các tập đoàn quốc tế.

Hãng sản xuất đồ thể thao Eclat Textile là một trong những nhà cung ứng cho gã khổng lồ Nike. Năm 2016, Eclat bắt đầu chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc để đến Việt Nam do ban lãnh đạo công ty không tìm đủ nguồn lao động địa phương. Giờ đây khi cuộc chiến thương mại leo thang, Eclat lại đang lo ngại về tình hình nguồn lao động tại Việt Nam.

Chia sẻ trong một buổi phỏng vấn gần đây, Chủ tịch Hung Cheng-hai của Eclat Textile nói: "Xét trên quy mô toàn cầu, yếu tố quan trọng nhất lúc này là đa dạng hóa. Hiện tại 50% hàng may mặc của chúng tôi được sản xuất tại Việt Nam, tức là hoạt động của chúng tôi vẫn chưa đủ đa dạng".

Theo Bloomberg, Việt Nam đứng ở phần cuối của bảng xếp hạng các nhân tố Thúc đẩy và Đột phá (Drivers and Disrupters), cho thấy rủi ro rất cao mà nước này phải chịu khi Mỹ quay lưng lại với các cam kết thương mại tự do trước đây.

Việt Nam từng tạo được ấn tượng tốt với Tổng thống Donald Trump sau khi tổ chức hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Trong dịp này, Việt Nam đã ký kết các thỏa thuận trị giá hàng chục tỉ USD mua máy bay và thiết bị từ Boeing và General Electric, qua đó hạn chế mức thặng dư thương mại với Mỹ. Tổng thống Trump và chính quyền của ông hết sức chú ý đến các quốc gia có thặng dư thương mại lớn với nước mình.

Đến tháng 5, những nỗ lực của Việt Nam tỏ ra vẫn chưa đủ. Bộ Tài chính Mỹ thêm Việt Nam vào danh sách các quốc gia bị theo dõi về chính sách tỷ giá.

Vào tháng 6, Tổng thống Trump khi trả lời truyền thông đã nói rằng Việt Nam hưởng lợi một cách bất hợp lý trong quan hệ thương mại với Mỹ. Và tới tháng 7, Mỹ áp thuế suất lên tới hơn 400% đối với thép nhập khẩu từ Việt Nam nếu sản phẩm này có nguồn gốc từ Đài Loan và Hàn Quốc.

Trong nửa đầu năm 2019, thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ tăng 39% so với cùng kỳ năm trước lên mức 25,3 tỉ USD. Đến hết tháng 7, con số thặng dư đã lên thành hơn 30 tỉ USD.

Việt Nam đã bày tỏ thiện chí trong nỗ lực cắt giảm con số thặng dư này nhưng các doanh nghiệp trong nước lại bị đẩy vào thế khó. Chẳng hạn, việc phía Mỹ tăng cường nhu cầu đối với tấm pin mặt trời Việt Nam, trước kia được coi là tin tốt, nhưng giờ đây lại khiến lãnh đạo doanh nghiệp Việt hoang mang vì sợ phản ứng giận dữ từ Nhà Trắng. Các sản phẩm của Việt Nam có thành phần giá trị gia tăng ít, chủ yếu là nhập rồi tái xuất.

Một nền kinh tế với nền tảng sản xuất tăng trưởng nhanh như Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có rủi ro cơ sở hạ tầng cảng biển và hải quan bị quá tải vì số hàng trung chuyển quá lớn.

Trong thập kỷ vừa qua, năng lực vận tải container của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ bình quân 10-12%. Để đáp ứng nhu cầu hiện nay, Bloomberg Intelligence cho rằng tốc độ tăng trưởng phải cao gấp đôi. Chính phủ hiện cũng nhận thấy cần đầu tư thêm khoảng 4 tỉ USD nữa cho các cảng.

Đối với các nền kinh tế phát triển sớm trong khu vực Đông Á như Nhật Bản và Hàn Quốc, quá trình vượt qua những rào cản về logistics như trên từng hết sức khó khăn. Tuy nhiên, cam kết của Mỹ đối với thương mại tự do đảm bảo các nước này sẽ yên tâm hưởng lợi trong tương lai từ những khoản đầu tư khổng lồ.

Đối với Việt Nam và các quốc gia đến sau, muốn phát triển sản xuất gắn liền với xuất khẩu, thì chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Mỹ khiến họ không thể yên tâm trước một tương lai ảm đạm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét