Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2019

Miền Trung chuẩn bị đón bão mới, nguy cơ lặp lại trận lũ lịch sử 1999

Miền Trung chuẩn bị đón bão mới, nguy cơ lặp lại trận lũ lịch sử 1999 https://ift.tt/2Wy9Lbr

Theo dự báo, trong những ngày tới sẽ hình thành một dải hội tụ nhiệt đới và nhiều khả năng tiếp tục xuất hiện một cơn bão mới, gây ra một đợt mưa rất lớn nên các tỉnh miền Trung có nguy cơ lặp lại trận lũ lịch sử năm 1999.

Báo Thời Đại thông tin, chiều 31/10, bão số 5 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp với vị trí trung tâm nằm trên lãnh thổ Campuchia.

Tuy nhiên, các tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão và sau bão.

Nhận định về tình hình mưa lũ sau bão số 5, ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cảnh báo mưa đã kéo dài nhiều ngày qua nên nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất là rất lớn. Đặc biệt là lũ lớn trên sông Vệ dự báo gây ngập sâu, lũ lụt diện rộng những ngày tới.

[caption id="attachment_1264791" align="alignnone" width="932"] Cây cối ở Đà Nẵng đổ rạp sau bão số 5 (ảnh: Giáo dục thời đại).[/caption]

Về lũ trên các sông, một số sông ở khu vực Bình Định, Quảng Ngãi đang lên; tại sông Vệ trên mức báo động (BĐ) 3 là 0,2m và tiếp tục lên, khu vực sông Trà Khúc lên mức BĐ3 trong chiều tối ngày 31/10. Nguy cơ ngập lụt tại khu vực sông Trà Khúc và sông Vệ, đặc biệt lưu ý khu vực sông Vệ nơi có địa hình trũng thấp. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất vùng núi tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Phú Yên và khu vực Tây Nguyên; ngập lụt sâu diện rộng tại các vùng trũng thấp, vùng ven sông, khu đô thị tại các tỉnh từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa.

Theo ông Khiêm, dự báo trong những ngày tới sẽ hình thành một dải hội tụ nhiệt đới và có khả năng tiếp tục xuất hiện một cơn bão mới, gây ra một đợt mưa rất lớn ở các tỉnh miền Trung. “Tổng lượng mưa dự báo phổ biến từ 300 - 500mm, có nơi mưa trên 500mm, nên các tỉnh miền Trung có nguy cơ lặp lại trận lũ lịch sử năm 1999”, ông Khiêm thông tin.

Liên quan đến thiệt hại do bão số 5 gây ra, báo Infonet cho biết, mưa bão khiến 144 nhà dân bị sập hoàn toàn; 2000m kè biển bị sạt lở có nguy cơ ảnh hưởng tới 96 hộ dân nằm dọc trên kè.

Bên cạnh đó, một số cầu bị sập, hàng ngàn cây xanh bị đổ, mất điện diện rộng, ước tính thiệt hại gần 400 tỷ đồng.

Tại Phú Yên, có hơn 20 chiếc thuyền bị chìm, lồng bè thủy sản ít thiệt hại; có 14 nhà sập hoàn toàn, 18 ngôi nhà thiệt hại 30-50%; về nông lâm nghiệp: 70 ha bị ảnh hưởng, ngập úng, đổ ngã; khoảng 2000m3 đất bị sạt lở. Mất điện hoàn toàn 72 xã, hiện đã khắc phục 11 xã.

Nhiều địa phương thuộc Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên bị sự cố và mất điện.

Trận lũ lụt lịch sử với tên gọi "Đại hồng thủy năm 1999" đã xảy ra cách đây 18 năm. Đó là trận lũ mà mưa bắt đầu vào đêm 1/11 và kéo dài suốt một tuần lễ. Cả miền Trung (từ Quảng Trị đến Bình Định) chìm trong biển nước.

Trong đó, tỉnh chịu thiệt hại nặng nhất sau đợt lũ kinh hoàng này là Thừa Thiên-Huế. Đối với người dân nơi đây, đợt lũ lịch sử đã đi vào ký ức khó phai mờ và trở thành nỗi ám ảnh không thể nào quên.

Trận "Đại hồng thủy năm 1999" đã nhấn chìm 20 huyện, thị xã miền Trung, làm 595 người chết, 41.846 ngôi nhà, 570 ngôi trường bị sụp và trôi. Tổng thiệt hại ước tính gần 3.800 tỷ đồng, tính tại thời điểm năm 1999.

Thừa Thiên-Huế được xem là tỉnh chịu thiệt hại nặng nhất trong đợt lũ lịch sử này. Trong tổng số 595 người chết của đợt lũ thì Thừa Thiên-Huế đã chiếm quá nửa với 372 người chết. Hàng loạt nhà dân bị nước lũ tràn vào làm cuộc sống của những hộ dân này lâm vào cảnh khó khăn. Đã có những người phải bỏ cả tính mạng mình để cứu sống những người khác gặp hoạn nạn.

Lũ lụt kinh hoàng kéo dài nhiều ngày khiến nhiều người phải ngồi tránh lũ trên những nóc nhà suốt 3-4 ngày đêm, đói, lạnh và tưởng chừng kiệt sức. Nước chảy xiết ở các ngả đường, trâu bò lợn gà, tài sản và cả xác người trôi la liệt trong lũ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét