Ba Lan dự định truy tố một nhóm cựu thẩm phán và công tố viên thuộc chính quyền cũ có liên quan đến việc đàn áp những người kêu gọi dân chủ vào những năm 1980, theo AP.
Bộ trưởng Tư pháp Ba Lan cho biết, các thẩm phán và công tố viên từng tham gia vào những tội ác trong quá khứ sẽ phải chịu trách nhiệm. Chính phủ Ba Lan cho biết, truy tố tội ác phản lại loài người sẽ không bao giờ hết hiệu lực.
Phòng điều tra thuộc Viện Ký ức Quốc gia Ba Lan (The Polish Institute of National Remembrance) đã đệ đơn khiếu nại lên Tòa án Kỷ luật vào ngày 20/3, yêu cầu hủy bỏ quyền miễn trừ đối với 7 quan chức trong chính quyền cũ thuộc Liên bang Xô Viết. Viện Ký ức Quốc gia Ba Lan là một tổ chức chuyên điều tra nghiên cứu về lịch sử phạm tội của chính quyền cũ.
7 cá nhân bị truy tố bao gồm 3 thẩm phán và 4 công tố viên, những người đã kết án ít nhất 10 người bất đồng chính kiến với họ trong giai đoạn những năm 1981-1982.
Bộ Trưởng Tư Pháp kiêm Tổng Công tố viên Ba Lan, ông Zbigniew Ziobro tuyên bố rằng các thẩm phán và công tố viên thuộc chính quyền cũ có hành vi vô đạo đức phải chịu trách nhiệm về hành động của họ. Ông Ziobro cho biết, hai trong số những người này từng làm việc tại Tòa án Tối cao Ba Lan.
[caption id="attachment_1117522" align="aligncenter" width="366"] Nhiều tờ báo tiếng Anh và tiếng Trung đưa tin về vụ việc Ba Lan dự định truy tố các quan chức chính quyền cũ. (Ảnh: ET)[/caption]
Ba Lan cũng cố gắng dẫn độ cựu thẩm phán Stefan Michnik, hiện 85 tuổi, đang định cư ở Thụy Điển. Ông Michnik từng kết án tử hình các nhân sỹ kêu gọi phản đối chính quyền cũ.
Ông Mikhnik từng thổ lộ, ông cảm thấy hối hận về hành vi phạm tội của mình, ông thừa nhận lúc đó mình còn trẻ và không nhận ra bản thân đã trở thành một công cụ đàn áp của chính quyền cũ.
Vào tháng 10 năm ngoái, một tòa án Ba Lan đã ban hành lệnh bắt giữ ông Mikhnik. Vào tháng 1 năm nay, cơ quan tư pháp Ba Lan đã yêu cầu phía Thụy Điển cho phép dẫn độ ông Mikhnik sang Ba Lan để xét xử. Một tháng trước, Ba Lan cũng đã triệu tập đại sứ Thụy Điển về vấn đề này.
Tuy nhiên, Thụy Điển từ chối yêu cầu dẫn độ của Ba Lan, với lý do ông Mikhnik là một công dân Thụy Điển và đã hết hạn truy cứu tội phạm. Đáp lại, chính phủ Ba Lan tuyên bố, ông Mikhnik đã phạm tội ác chống lại loài người và tội ác này sẽ không bao giờ hết hiệu lực.
Ông Trương Kiệt, Tiến sỹ luật Trung Quốc kiêm Giảng viên thỉnh giảng tại Đại học Yeshiva của Hoa Kỳ cho rằng việc Ba Lan truy tố các cựu thẩm phán là đúng, có tác dụng cảnh tỉnh các quan chức làm việc xấu, theo NTD.
Mỹ Khúc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét