Sau nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Maduro (2013-2019), quốc gia từng thịnh vượng nhất Nam Mỹ đã trở nên nghèo đói nhanh chóng, siêu lạm phát dự kiến lên tới 10 triệu phần trăm trong năm nay, theo cảnh báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Giải pháp chống lạm phát của Tổng thống Maduro được nhận định là một “trò lừa đảo” vì chỉ đơn giản là in tiền mới và “xóa bớt những số 0” trong khi không giải quyết được thực chất vấn nạn.
Tình trạng lạm phát và thiếu thốn nhu yếu phẩm đã khiến người dân bắt đầu biểu tình phản đối chính quyền Maduro từ năm 2014, theo CNBC. Ông Maduro mất thêm tín nhiệm từ người dân vì sử dụng vũ lực đề đàn áp những người bất đồng chính kiến.
[caption id="attachment_1114360" align="aligncenter" width="700"] Lực lượng an ninh thuộc kiểm soát của chính quyền Nicolas Maduro bắt giữ và trấn áp người biểu tình (Ảnh: LaPatilla.com)[/caption]
Tháng 12/2017, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khẳng định Venezuela đã rơi vào chế độ độc tài dưới sự cầm quyền của Tổng thống Maduro.
Ngày 20/5/2018, chính quyền Maduro kêu gọi bầu cử tổng thống sớm, trong khi các lãnh đạo đối lập bị bỏ tù, bị cấm tham gia tranh cử, hoặc đang ở nước ngoài, và không cho phép bất kỳ sự giám sát nào của cộng đồng quốc tế đối với cuộc bỏ phiếu. Hội đồng Atlantic ghi nhận chính quyền Maduro đã sử dụng “chiến thuật hăm dọa”, gợi ý rằng cử tri có thể mất việc làm hoặc phúc lợi xã hội nếu họ không bỏ phiếu cho ông Maduro. Cùng tháng, ông Maduro tuyên bố trúng cử trong cuộc bầu cử bị nhiều nước chỉ trích là gian lận.
[caption id="attachment_1092479" align="aligncenter" width="800"] Hàng ngàn người Venezuela xuống đường yêu cầu Tổng thống Nicolas Maduro từ bỏ quyền lực hôm thứ Bảy 2/2/2019 (Ảnh: Bloomberg)[/caption]
Ngày 10/1/2019, ông Maduro tuyên bố bắt đầu nhiệm kỳ thứ 2 dài 6 năm trong sự quay lưng của cộng đồng quốc tế. Peru, Paraguay thậm chí đã triệu hồi nhân viên ngoại giao về nước để phản đối nhiệm kỳ “bất hợp pháp” của ông Maduro. Ngày 15/1, Thủ tướng Canada Justin Trudeau gọi ông Maduro là “kẻ độc tài bất hợp pháp", theo báo Canada Globle and Mail.
[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/venezuela-dai-bieu-tinh-va-duong-ve-khong-no-le_3b4136de6.html"]
Ngày 23/1/2019, nhà lãnh đạo 36 tuổi Juan Guaido, người đứng đầu Quốc hội do dân bầu, đã tuyên bố làm tổng thống lâm thời Venezuela cho đến khi tổ chức một cuộc bầu cử tự do, dân chủ tại nước này. Ông Guaido nói rằng điều này là hợp Hiến pháp, vì Chủ tịch Quốc hội có quyền làm tổng thống khi “không có tổng thống”, trong trường hợp này Quốc hội đã ra tuyên bố bác bỏ tính hợp pháp của nhiệm kỳ 2 Maduro, gọi ông Maduro là “kẻ chiếm đoạt [quyền lực]”.
[caption id="attachment_1092900" align="aligncenter" width="463"] Chủ tịch Quốc hội Juan Guaido cầm trên tay cuốn hiến pháp Venezuela phát biểu trước đám đông người ủng hộ. Ông cho rằng việc tuyên bố là tổng thống lâm thời của mình là hợp hiến. (Ảnh: @jguaido/Twitter)[/caption]
Tổng Maduro quyết không từ bỏ nhiệm kỳ thứ 2, tuyên bố chỉ tổ chức bầu cử tổng thống vào năm 2025, khi ông kết thúc nhiệm kỳ thứ 2. Hàng triệu người không thể chờ đợi có một cuộc thay đổi tại Venezuela và đã rời bỏ đất nước, số người di cư ra nước ngoài được dự báo sẽ lên đến 5,3 triệu người vào cuối năm 2019, theo Liên Hợp Quốc.
Dưới đây là diễn biến cuộc khủng hoảng Venezuela tính đến thứ Năm ngày 28/3/2019:
Chính quyền Maduro hôm thứ Năm đã ra lệnh cấm lãnh đạo phe đối lập - Chủ tịch Quốc hội Juan Guaido ra tranh cử vào các chức vụ công cộng trong vòng 15 năm, theo UPI.
Xuất hiện trên đài truyền hình VTV của nhà nước, Kiểm toán trưởng quốc gia Elvis Amoroso tuyên bố ông Guaido sẽ bị cấm tham gia tranh cử trong 15 năm do những cáo buộc về công bố tài chính cá nhân của ông.
Thông báo của chính quyền Maduro hôm thứ Năm nhằm gia tăng áp lực lên chính phủ lâm thời của ông Guaido, người được dân bầu vào Quốc hội vào năm 2015 và được chọn làm Chủ tịch Quốc hội vào ngày 5/1/2019.
“Chúng ta sẽ tiếp tục xuống đường”, ông Guaido tuyên bố sau khi chính phủ Maduro công bố 'quyết định' đối với ông trên truyền hình nhà nước.
[caption id="attachment_1087828" align="aligncenter" width="700"] Chủ tịch Quốc hội Venezuela Juan Guaido (bên trái) tuyên bố làm tổng thống lâm thời thay thế Tổng thống Nicolas Maduro (bên phải) (Ảnh: Getty/AVN)[/caption]
Cũng hôm thứ Năm, phu nhân của Tổng thống lâm thời Guaido, cô Fabiana Rosales đã gặp riêng Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump tại dinh thự của ông Trump ở Florida. Một ngày trước đó cô Rosales đã đến Nhà Trắng ở thủ đô Washington để trò chuyện với Tổng thống Mỹ Donald Trump, Phó Tổng thống Mike Pence, con gái ông Trump – cô Invanka Trump.
[caption id="attachment_1117458" align="aligncenter" width="700"] Tổng thống Mỹ Donald Trump, Phó Tổng thống Mike Pence, con gái ông Trump - cô Invanka Trump tiếp đón cô Fabiana Rosales, phu nhân của Chủ tịch Quốc hội kiêm Tổng thống lâm thời Venezuela Juan Guaido tại Nhà Trắng ngày 27/3/2019 (Ảnh: White House)[/caption]
Cô Rosales, một nhà báo 26 tuổi từng là thủ lĩnh sinh viên, đang thực hiện hành trình ở nước ngoài nhằm tăng cường sự ủng hộ quốc tế đối với chồng cô tại quê nhà.
“Tôi không muốn con gái tôi lớn lên và phải rời bỏ Venezuela”, cô Rosales nói với giới báo chí, đề cập đến việc hơn 3 triệu người Venezuela đã rời bỏ đất nước vì cuộc khủng hoảng trong những năm qua.
[caption id="attachment_1107562" align="aligncenter" width="870"] Kỹ sư trẻ Juan Guaido chụp ảnh cùng vợ, Fabiana Rosales, và con gái, Miranda Guaido, vào ngày 5/1/2019 trước khi ông tuyên thệ làm Chủ tịch Quốc hội mới của Venezuela. (Ảnh: AP)[/caption]
Bộ trưởng Truyền thông Jorge Rodriguez của chính quyền Maduro hôm thứ Năm đã đưa ra một đánh giá lạc quan về nỗ lực khôi phục lưới điện mong manh của Venezuela, mặc dù một số khu vực vẫn không có điện, theo AP.
Các trường học và văn phòng công cộng vẫn đóng cửa, nhưng đã xuất hiện thêm các phương tiện giao thông trên đường phố ở Venezuela, nhiều người đã có thể thực hiện các khoản thanh toán điện tử đầu tiên sau nhiều ngày. AP cho biết Venezuela đang trải qua tình trạng lạm phát phi mã, không đủ tiền mặt để lưu thông, vì vậy hầu hết mọi người sử dụng thẻ ghi nợ để thực hiện các giao dịch mua bán nhỏ lẻ.
Tình trạng mất điện quy mô lớn khiến nhiều cư dân lo ngại về an ninh. "Những ngày này thật tồi tệ", Liliana Labarca, 23 tuổi, một sinh viên đại học nói với Miami Herald ở thành phố Maracaibo. Cô cảm thấy lo lắng vì những vụ cướp bóc xảy ra tại hàng chục cửa hàng trong sự cố mất điện quy mô lớn đầu tiên từ ngày 7 đến ngày 13/3.
"Không có thức ăn. Tất cả các tiệm kinh doanh đều trống không hoặc đóng cửa. Người ta nói rằng họ không thể chịu đựng cái đói thêm được nữa", cô cho biết những tiếng nói chuyện trên đường phố về kế hoạch cướp bóc mới.
Ông Nerio Paz, một nhân viên của hệ thống dọn dẹp thành phố, nói rằng những người xung quanh khu ổ chuột của ông, Los Pescadores, ở phía bắc Maracaibo, đang lên kế hoạch cướp bóc nếu điện không được phục hồi.
Ông cùng hai cô con gái và cháu của ông đã ăn hết số thịt bò và gà ít ỏi mà họ còn trong tủ lạnh, trong hai ngày đầu tiên của sự cố mất điện.
Ông cho biết: "Chúng tôi phải ăn chúng thật nhanh [vì nếu không sẽ bị hỏng]. Bây giờ chúng tôi chỉ ăn ngũ cốc. Sự cố mất điện trong quá khứ thật sự hãi hùng. Mọi người chạy đến từ khu ổ chuột bên kia đường để lục soát các siêu thị và nhà thuốc. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, nó sẽ trở nên tồi tệ"
Đại Kỷ Nguyên News
[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/tre-em-venezuela-an-rac-tai-thanh-pho-cang-maracaibo_4924c96cd.html"]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét