Hôm 26/3, tờ The Hill đã cho đăng một bài viết của ông Joseph Bosco, cựu trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ, phụ trách Trung Quốc, giai đoạn 2005-2006, trong đó cho rằng Trung Quốc cần hành xử như những quốc gia bình thường khác.
Ông Joseph Bosco nhớ lại, vào năm 2000, khi Mỹ đang xem xét có nên để Trung Quốc gia nhập WTO hay không, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Jesse Helms khi đó đã hỏi ông rằng liệu việc gia nhập WTO có làm thay đổi Trung Quốc như nhiều chuyên gia dự đoán không? Ông Bosco đã thẳng thắn trả lời rằng ông rất lo lắng về việc quốc gia này sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào.
Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã chuyển từ "thù" thành "bạn" bắt đầu từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước, được đánh dấu bằng sự kiện ngoại giao "bóng bàn" của Tổng thống Richard Nixon, và sau đó là chính sách ngoại giao mềm mỏng với Bắc Kinh của Tổng thống Jimmy Carter.
Năm 1989, theo ông Bosco, bất chấp việc chính quyền Trung Quốc vừa ra lệnh thực hiện vụ thảm sát đẫm máu ở quảng trường Thiên An Môn, cựu Tổng thống George H.W. Bush vẫn gửi thông điệp tới Đặng Tiểu Bình rằng quan hệ thương mại Mỹ-Trung vẫn sẽ được tiếp tục như bình thường.
Quan hệ Mỹ-Trung xích lại gần nhau hơn khi Bill Clinton trở thành tổng thống Mỹ. Trong chuyến thăm Trung Quốc vào năm 1992, sau khi đắc cử, ông Clinton đã làm Bắc Kinh đặc biệt hài lòng khi vị tổng thống, thuộc đảng Dân chủ này, tuyên bố chính sách "4 không" của Mỹ đối với vấn đề Đài Loan: Không độc lập; Không hai nước Trung Quốc; Không một Trung Quốc/một Đài Loan; Không để Đài Loan tham gia vào các tổ chức quốc tế.
[videoplayer link="https://video2.dkn.tv/trung-quoc-mao-danh-khong-tu-va-su-cao-tay-cua-tong-trump_04ca65dfa.html"]
Một năm sau đó, chính quyền Clinton đã bày tỏ quan điểm rằng vấn đề vi phạm nhân quyền của Bắc Kinh không liên quan tới các tiêu chuẩn cho mối quan hệ thương mại giữa hai nước. Đó là một động thái mà ông Bosco đánh giá rằng đã mở đường cho Trung Quốc gia nhập WTO. Như vậy, Mỹ đã không đối xử với Trung Quốc như một quốc gia bình thường, mà như là một quốc gia đặc biệt.
Thậm chí, ngay cả khi vẫn còn là một nước đứng ngoài WTO không đủ tiêu chuẩn, Trung Quốc vẫn được phép ra lệnh loại trừ một ứng viên khác có đủ tiêu chuẩn là Đài Loan.
Đài Loan đã buộc phải chờ đợi trong nhiều năm cho đến khi Trung Quốc tìm được cách gia nhập. Hơn nữa, mặc dù quốc gia không phải là điều kiện tiên quyết để trở thành thành viên, WTO nói rằng họ “xử lý các quy tắc thương mại toàn cầu giữa các quốc gia”.
Bắc Kinh khăng khăng yêu cầu rằng Đài Loan không thể được phép gia nhập WTO vì coi Đài Loan là lãnh thổ riêng của Trung Quốc. Vì vậy, theo ông Bosco, ngay từ đầu, đã có nhiều cơ sở để nghi ngờ cả ý định của Trung Quốc về việc tuân thủ các quy tắc quốc tế, và cả ý chí của WTO về việc tuân thủ. Quan hệ Trung Quốc với thế giới đã không còn bình thường kể từ đó.
[videoplayer link="https://video2.dkn.tv/tai-sao-pho-tong-thong-my-dung-cau-ngan-ngu-co-phuong-dong-de-nhac-nho-trung-quoc_feb95016e.html"]
Đại diện thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer đã nói với Ủy ban Ngân hàng của Thượng viện vào tuần trước rằng "WTO đã tự bộc lộ rằng họ không có đủ khả năng để đối phó với phiên bản của một nền kinh tế do nhà nước thống trị, trong đó từ chối các nguyên tắc thị trường".
Vì thế, chính quyền Trump đã thể hiện rõ quyết tâm buộc Bắc Kinh phải tuân thủ các cam kết như một thành viên có trách nhiệm của WTO. Tổng thống Trump trước đây từng nói rằng chính quyền Trung Quốc "có rất nhiều vấn đề với các thỏa thuận" ám chỉ việc Bắc Kinh luôn tìm cách lách hoặc không chấp hành các quy tắc thương mại, điều đã làm thất vọng những người phải chấp nhận việc đứng nhìn chính quyền Trung Quốc hết lần này đến lần khác vi phạm những điều khoản thương mại mà chính họ sẽ không bao giờ tha thứ cho đối tác. Một minh chứng rõ nhất cho cách vận dụng tiêu chuẩn kép của Bắc Kinh.
[videoplayer link="https://video2.dkn.tv/trung-quoc-dieu-dung-duoi-thoi-canh-sat-quoc-te-donald-trump_19a8e30db.html"]
Tiêu chuẩn kép được Bắc Kinh sử dụng không chỉ trong lĩnh vực thương mại, mà còn trong lĩnh vực nhân quyền. Bắc Kinh thừa nhận các quy chuẩn nhân quyền quốc tế, tham gia vào các diễn đàn thảo luận về các quyền cơ bản của con người ở Liên Hợp Quốc, nhưng chính quyền Trung Quốc lại ngang nhiên vi phạm tất cả để thực hiện theo tiêu chuẩn nhân quyền mà họ đặt ra.
Minh chứng rõ ràng nhất cho điều này là những gì đang diễn ra ở Tân Cương, nơi có hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ, các nhân chứng cho hay họ bị tra tấn nếu không chịu tin vào những điều mà nhà cầm quyền tôn vinh. Bên cạnh đó, các tín đồ Công giáo, Phật tử Tây Tạng và học viên Pháp Luân Công cũng là đối tượng bị đàn áp trong suốt nhiều năm nay.
[caption id="attachment_1118374" align="aligncenter" width="500"] Các học viên Pháp Luân Công người Thụy Sỹ, Đức và Pháp tổ chức sự kiện Ngày Thông tin về Pháp Luân Công (Falun Gong Information Day) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ ngày 29/10/2016 (Ảnh: Minghui.org)[/caption]
Tiêu chuẩn kép cũng được chính quyền Trung Quốc sử dụng ở Biển Đông. Bắc Kinh cũng tham gia ký kết Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), nhưng bị cho là thường xuyên vi phạm công ước này một cách trắng trợn. Bắc Kinh đang không ngừng đẩy mạnh việc quân sự hóa Biển Đông và ngăn cản quyền tự do hàng hải và hàng không trên vùng biển này. Bên cạnh đó, chính quyền Trung Quốc tự ý cải tạo các bãi đá và san hô ở Trường Sa thành các đảo nhân tạo, nhưng lại cản trở các nước cũng có tuyên bố chủ quyên trên Biển Đông làm điều tương tự.
Tuy nhiên, như cựu Tổng thống Nixon đã nói cách đây nửa thế kỷ, trước khi Washington bình thường hóa quan hệ với Bắc Kinh, rằng Trung Quốc phải thay đổi. Những nỗ lực của chính quyền Trump trong thời gian qua trên lĩnh vực thương mại, trên Biển Đông hay đối sách trong vấn đề Đài Loan, đang cho thấy Washington có nhiều triển vọng kết thúc việc sử dụng tiêu chuẩn kép của Bắc Kinh, để khiến Trung Quốc trở thành một "quốc gia bình thường", ông Bosco nhận định.
Y Đình
[videoplayer link="https://video2.dkn.tv/thung-lung-silicon-tro-thanh-trung-tam-gian-diep-cua-nga-va-trung-quoc_0b0075557.html"]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét