Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2019

Dấu ấn tuần qua: Nghệ thuật đàm phán của Tổng thống Trump và ‘góc khuất’ của Kim Jong Un qua Thượng đỉnh Mỹ-Triều

Dấu ấn tuần qua: Nghệ thuật đàm phán của Tổng thống Trump và ‘góc khuất’ của Kim Jong Un qua Thượng đỉnh Mỹ-Triều https://ift.tt/2EyrC9X

Hội nghị thượng đỉnh lần 2 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã kết thúc trong tuần qua mà hai bên không đạt được thỏa thuận nào tại thủ đô của Việt Nam.

Kết quả của hội nghị với 2 ngày làm việc làm dấy lên những suy đoán về nguyên nhân dẫn đến thất bại của nó, như mức độ chân thành của Kim Jong Un về lời hứa hẹn từ bỏ vũ khí hạt nhân, hay sự "thiếu kinh nghiệm" của chính quyền Trump trong việc đàm phán với Triều Tiên.

Trong khi những người chỉ trích ông Trump được khuyến nghị đọc cuốn sách "Nghệ thuật đàm phán" của ông, những động thái từ Kim Jong Un đã đặt ra những "góc khuất" làm xói mòn niềm tin về thành ý của Bình Nhưỡng trong việc giải giáp hoàn toàn vũ khí hạt nhân.

Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai diễn ra sau Thượng đỉnh lần thứ nhất tại Singapore 8 tháng, trong thời gian đó, hai bên đã gặp nhiều khó khăn trong việc kết nối để đi tới thống nhất về việc giải giáp vũ khí hạt nhân. Đã có những khoảng lặng trong quan hệ giữa hai bên, thậm chí có nhiều thời điểm hai bên đã rơi vào bế tắc, như thời khoảng sau khi ông Trump cho hủy chuyến đi của ông Pompeo tới Bình Nhưỡng hồi tháng 8/2018, hay cuộc họp quan trọng đã được lên lịch hồi tháng 11/2018 giữa Ngoại trưởng Mỹ Pompeo và ông Kim Yong-chol, phái viên đặc biệt về hạt nhân của Kim Jong-un, bị hoãn. Trước đó là những lời nặng nề mà truyền thông Triều Tiên dành cho ông Pompeo sau một cuộc đàm phán bất thành tại Bình Nhưỡng vào tháng Bảy, hay những phát biểu úp mở của quan chức Triều Tiên về việc sẽ tiếp tục ‘trò chơi hạt nhân’ hồi cuối năm ngoái.

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/thuong-dinh-my-trieu-lan-2-tai-ha-noi_78fcf2164.html"]

Điểm lại để thấy con đường tới Việt Nam của Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai không hề dễ dàng, nó đã trải qua hàng chục cuộc đàm phán ở hậu trường trước khi hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều quyết định gặp lại nhau. Bên cạnh đó, nó không chỉ là câu chuyện giữa Hoa Kỳ và Triều Tiên, mà còn là câu chuyện của các quốc gia có quyền lợi trực tiếp với việc giải giới vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng, như Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc, theo Japan Times. Vì thế rất khó để nói một cựu doanh nhân như Trump lại có quyết định vội vàng trong việc tổ chức thượng đỉnh lần hai với Kim.

Vậy phải chăng sự thất bại của thượng đỉnh lần này giữa Mỹ-Triều, có nguyên nhân tới từ những “góc khuất” về Kim Jong-un?.

Tại sao Kim chọn đi tàu hỏa tới Việt Nam?

Quãng đường từ Bình Nhưỡng tới Việt Nam khoảng 4000 km, nếu như đi bằng máy bay thì chỉ mất vài giờ đồng hồ. Nhưng nhà lãnh đạo Triều Tiên lại chọn đi bằng tàu hỏa với vận tốc di chuyển, theo trang tin Bustle, gần 50km/h, vì thế sẽ phải mất hơn 2 ngày mới tới đích, như đánh giá của New York Times.

BBC cho rằng ông Kim lựa chọn tàu hỏa bởi vì cách nay 61 năm, ông nội, Chủ tịch Kim Nhật Thành, của ông cũng lựa chọn phương tiện này để tới thăm Việt Nam. Và vì thế, ông chọn tàu hỏa để tới Thượng đỉnh Mỹ-Triều ở Hà Nội là một hành động mang tính biểu tượng. Điều này giống như việc ông Kim Jong Un thường để kiểu tóc và ăn vận giống với ông nội mình.

Cũng theo hãng tin của Anh, mặc dù đi tàu nhưng ông Kim sẽ vẫn được hưởng cảm giác thoải mái vì đoàn tàu sơn màu xanh vàng của ông có 21 toa chống đạn và được lắp nhiều thiết bị, tiện nghi xa hoa bên trong, với các ghế sofa bọc da màu hồng sang trọng, và có cả các phòng họp.

[caption id="attachment_1105303" align="aligncenter" width="640"] Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un bước ra từ đoàn tàu tại ga đường sắt Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn, vào ngày 26/2/2019. (Ảnh: Nhac Nguyen / AFP)[/caption]

Tạp chí Times lại cho rằng, ông Kim “bắt buộc” phải lựa chọn tàu hỏa để tới Việt Nam vì lẽ, ông Kim có máy bay riêng nhưng chiếc phi cơ của ông có niên đại từ thời Liên Xô cũ, hiện đã không còn linh kiện để thay thế, vì vậy rất mạo hiểm nếu dùng chiếc máy bay này cho một chuyến công du nước ngoài. Ông Kim cũng không thể lại mượn máy bay Trung Quốc để đi giống như hồi Thượng đỉnh Mỹ-Triều ở Singapore tháng Sáu năm ngoái, vì theo tạp chí nổi tiếng của Mỹ, Kim không muốn thế giới nhìn thấy hình ảnh, ông đứng bên cạnh chiếc phi cơ in cờ Trung Quốc để vẫy tay chào như lần trước để rồi phải “mang tiếng xấu” là “đệ tử” của Bắc Kinh.

Còn ông Lu, chuyên gia về Triều Tiên của học viện Khoa học Xã hội Liaoning, qua VOA, nêu quan điểm rằng, việc ông Kim chọn đi bằng tàu hỏa có hai lý do. Thứ nhất, ông có dịp đi trong một hành trình xuyên qua lãnh thổ Trung Quốc từ Bắc tới Nam để tận mắt chứng kiến sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, và có thể học tập được điều gì đó mang về áp dụng cho Triều Tiên. Thứ hai, trong hành trình quay trở về bằng tàu hỏa, ông có thể dừng lại ở Bắc Kinh để “báo cáo” nhanh kết quả của hội nghị với Chủ tịch Tập Cận Bình.

Lãnh đạo Triều Tiên đã thành thật ?

Theo CNN, trong cuộc họp báo ngắn trước khi ông Kim gặp Tổng thống Trump, một phóng viên đã hỏi lãnh đạo Triều Tiên rằng liệu ông có sẵn sàng giải giáp hoàn toàn kho vũ khí hạt nhân của mình hay không?

Ông Kim đã trả lời: "Nếu tôi không sẵn sàng làm điều đó, tôi đã không có mặt ở đây bây giờ".

Nhưng vấn đề là, theo ông Trump, phía Triều Tiên không muốn giải giới hoàn toàn vũ khí hạt nhân, Bình Nhưỡng chỉ muốn hủy một phần của các cơ sở hạt nhân mà họ sở hữu, tuy nhiên, phần mà Hoa Kỳ muốn họ phá hủy thì họ không đồng ý.

Triều Tiên có một cơ sở hạt nhân lớn là Yongbyon, theo Nikkei, họ đề nghị giải giới cơ sở này để đổi lấy việc Hoa Kỳ phải xóa bỏ 5 lệnh trừng phạt chính, cấm 90% lượng hàng xuất khẩu của Bắc Hàn, bao gồm than đá và hàng dệt may, cùng với việc hạn chế nghiêm ngặt lượng dầu mà Triều Tiên được mua.

Nhưng ngay cả trường hợp Mỹ đồng ý với điều kiện chỉ phá hủy cơ sở hạt nhân Yongbyon, thì Triều Tiên cũng "khó khăn trong việc đưa ra định nghĩa rõ ràng [về quy mô của cơ sở hạt nhân này]", vì tổ hợp hạt nhân này có tới 300 cơ sở thứ cấp. Vậy thì sẽ phá hủy bao nhiêu trong số đó, hay chỉ hủy đi một phần của nó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đặt câu hỏi.

[caption id="attachment_1105306" align="aligncenter" width="650"] Ông Kim Jong-un được mệnh danh là "cậu bé tên lửa". (Ảnh: NDTV)[/caption]

Bên cạnh đó, Hoa Kỳ tin rằng Triều Tiên còn đang vận hành một cơ sở hạt nhân bí mật có tên là Kangson, và các cơ sở chế tạo tên lửa đạn đạo phía ngoài cơ sở hạt nhân này.

"Chúng tôi biết rất rõ đất nước đó", ông Trump nói trong cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều. "Chúng tôi biết từng inch [đất] của quốc gia đó".

"Chúng tôi đã mang tới nhiều, nhiều điểm mà tôi nghĩ rằng họ đã ngạc nhiên vì chúng tôi biết được", bao gồm cả sự tồn tại của cơ sở hạt nhân Kangson, ông Trump nói.

[videoplayer link="https://video2.dkn.tv/day-la-video-tong-thong-trump-chia-se-voi-chu-tich-kim-tai-hoi-nghi-thuong-dinh-lich-su-singapore_42938fe98.html"]

Ngay sau khi Kim ký cam kết từ bỏ chương trình hạt nhân ở Singapore trở về không lâu, thì hàng loạt các hãng truyền thông lớn và cơ quan nghiên cứu như Reuters, BBC, NBC News, trang web chuyên theo dõi thông tin Triều Tiên 38 North, Viện nghiên cứu quốc tế Middlebury, Trung tâm Tình báo Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Hoa Kỳ đều có báo cáo rằng Triều Tiên vẫn tiếp tục việc làm giàu uranium và sản xuất vũ khí hạt nhân. Bên cạnh đó, nhiều hãng thông tấn quốc tế chỉ ra rằng, Bình Nhưỡng thường xuyên vi phạm lệnh trừng phạt cấm nhập khẩu dầu vượt số lượng cho phép của Liên Hợp Quốc.

Nghệ thuật đàm phán của Tổng thống Trump

Khi không đạt được thỏa thuận với Triều Tiên, ông Trump đã quyết định kết thúc sớm hội nghị, vì như ông nói trong họp báo sau đó: “Lẽ ra tôi đã có thể ký một thỏa thuận hôm nay, nhưng tốt hơn hết là làm điều đúng đắn chứ không phải làm cho nhanh".

Quyết định “thà ra về tay không” chứ không muốn ký một thỏa thuận tồi trong Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần này của ông Trump là một minh chứng nữa cho sự thống nhất trong hành động của vị tổng thống coi “nước Mỹ là trên hết”. Những điều gì vi phạm tới quyền lợi của Hoa Kỳ, ông Trump sẽ kiên quyết chối từ, việc ông rút khỏi hiệp ước hạt nhân với Iran hay hiệp ước vũ khí tầm trung với Nga là những ví dụ.

Tuy vậy, không đạt được thỏa thuận nào với Kim đã khiến ông Trump gặp phải những lời chê bai từ các đảng viên Dân chủ và các hãng truyền thông. Nhưng theo người dẫn chương trình nổi tiếng của Fox News, ông Sean Hannity, thì các hãng truyền thông đó nên đọc cuốn sách “Nghệ thuật đàm phán” để thực sự hiểu chiến thuật của Tổng thống Trump.

[caption id="attachment_1105313" align="aligncenter" width="488"] Ông Trump cầm trên tay cuốn sách "Nghệ thuật đàm phán". (Ảnh: AP Photo/Eric Schultz)[/caption]

"Tôi thấy điều này mọi lúc trên các phương tiện truyền thông", ông Hannity nói. "Nếu họ có thể dành ra một chút ít thời gian và cố gắng hiểu Tổng thống Trump thêm một chút, có lẽ họ có thể đọc 'Nghệ thuật đàm phán', một trong những cuốn sách kinh doanh bán chạy nhất trong lịch sử [mà ông Trump là tác giả]".

"Ông ấy nói gì trong đó? Nếu bạn muốn trở thành một doanh nhân vĩ đại, cho đến giây cuối cùng trong bất kỳ cuộc đàm phán nào, bạn phải có thể đứng lên và bỏ đi và không muốn điều đó quá nhiều", ông Hannity, người có riêng một chương trình mang tên ông, nói.

"Tổng thống sẽ không muốn thực hiện một thỏa thuận tồi, đó là điều tốt cho người dân Mỹ", ông Hanity nhận định. "Tôi dự đoán rằng cuối cùng, tôi nghĩ rằng nó sẽ diễn ra tốt đẹp vì mối quan hệ [Trump-Kim] đã được xây dựng, và nó cần thời gian".

[videoplayer link="https://video2.dkn.tv/bai-dien-thuyet-truyen-cam-hung-manh-me-cua-tong-thong-trump-dung-bao-gio-bo-cuoc_31af39fcd.html"]

Việc rời sớm khỏi bàn đàm phán của ông Trump còn được xem như một mũi tên trúng hai đích, ngoài việc thể hiện lập trường nghiêm khắc với Triều Tiên, thì ông còn gửi tới Trung Quốc một thông điệp rằng, ông có thể cũng sẽ đứng dậy ra về nếu không đạt được một thỏa thuận thương mại tốt.

"[Trump là] một nhà đàm phán quyết đoán. Ông ấy đang gửi một tín hiệu [tới Trung Quốc] ngày hôm nay rằng ông ấy sẽ bỏ đi [nếu không có được thỏa thuận thương mại tốt]", nhà báo Hilsenrath của Nhật báo Phố Wall (WSJ) nói hôm thứ Năm (28/2). "Tuy nhiên, như tôi đã đề cập trước đây, đã có nhiều tháng đàm phán giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ở các cấp khá cao. Có vẻ như họ đang tiến tới một cái gì đó".

Viễn Triết

[videoplayer link="https://video2.dkn.tv/trung-quoc-dieu-dung-duoi-thoi-canh-sat-quoc-te-donald-trump_19a8e30db.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét