Thứ Hai, 1 tháng 4, 2019

Dấu ấn tuần qua: Chiến dịch ‘săn phù thủy’ thất bại, Đảng Dân chủ cần xin lỗi ông Trump

Dấu ấn tuần qua: Chiến dịch ‘săn phù thủy’ thất bại, Đảng Dân chủ cần xin lỗi ông Trump https://ift.tt/2uClnNy

Hôm thứ Hai (25/3), Reuters đưa tin, Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ, William Barr, thông báo rằng Công tố viên đặc biệt Robert Mueller, sau gần 2 năm điều tra, không tìm thấy bất kể bằng chứng nào về sự thông đồng giữa nhóm trợ lý của tỷ phú Donald Trump với Nga trong kỳ bầu cử tổng thống năm 2016.

Bản tóm tắt, dài 4 trang, về báo cáo điều tra Tổng thống Trump, cho biết công tố viên đặc biệt Mueller không tìm thấy bằng chứng nào phản ánh việc chiến dịch chạy đua vào Nhà Trắng của ông Trump có liên hệ với Nga, mặc dù “có nhiều lời đề nghị từ những người có liên hệ với Nga” rằng họ có thể giúp.

Thời trung cổ, ở Châu Âu, người ta coi phù thủy là mối nguy lớn nhất đối với nhân loại, vì thế những ai bị gán là phù thủy sẽ bị cả xã hội truy sát tới cùng. 'Phù thủy' sau đó, nhiều khi được những người xấu sử dụng làm chiêu bài để ám hại người tốt. 

Trong suốt thời gian gần 2 năm của cuộc điều tra, ông Trump đã hơn 200 lần khẳng định trên Twitter rằng mình trong sạch và gọi nỗ lực tìm ra sự thông đồng là một "cuộc săn phù thủy" của Đảng Dân chủ mà ông là nạn nhân.

Cuộc điều tra tốn kém

Ông Robert Mueller, cựu giám đốc của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI), vào ngày ngày 17/5/2017, được Thứ trưởng Bộ Tư pháp Rod Rosenstein chỉ định làm công tố viên đặc biệt điều tra nghi vấn chính phủ Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ và nghi vấn ủy ban tranh cử của tổng thống Trump có thông đồng với Nga để triệt hạ đối thủ Hilarry Clinton trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016.

Tính tới thời điểm ông Mueller kết thúc cuộc điều tra của mình hôm 22/5, nhóm của ông đã dùng hết 675 ngày để tìm các bằng chứng chống lại ông Trump, theo Washington Post, mỗi ngày nhóm của công tố viên đặc biệt tiêu sài hết 50.230 đô la tiền thuế của dân. Tổng cộng cuộc điều tra đã ngốn gần 40 tỷ đô là tiền ngân quỹ, bằng khoảng gần 100 năm tiền lương tổng thống Mỹ.

[caption id="attachment_1119130" align="aligncenter" width="440"] Công tố viên đặc biệt Robert Mueller, cựu giám đốc FBI từ năm 2001-2013 (Ảnh: FBI).[/caption]

Cuộc điều tra của ông Mueller bắt đầu ở thời điểm ông Trump vừa mới nắm quyền tổng thống chưa được nửa năm, trong khi ông và nội các của mình đang phải tìm kế sách vực dậy nền kinh tế Mỹ từ "đống tro tàn" [mô tả của chuyên gia Steven W. Mosher về nền kinh tế Mỹ sau thời Obama], thì lại phải phân tâm cho cuộc điều tra này. Mặc dù vậy, theo các con số thống kê, chính quyền Trump vẫn tạo ra những thành tựu kinh tế to lớn chưa từng có, bên cạnh những thắng lợi trong chiến lược đối ngoại như ghi nhận của nhiều chuyên gia.

Như vậy, một giả thuyết có thể đặt ra là, nếu không bị làm sói mòn sức mạnh bởi cuộc điều tra kéo dài liên tục gần 2 năm thì chính quyền Trump có thể sẽ còn mang lại cho nước Mỹ những thành quả to lớn hơn nữa. Vậy thì, phải chăng cuộc điều tra của Mueller được phe Dân chủ cổ súy đã lấy đi của người dân Hoa Kỳ một cơ hội nhận được nhiều hơn từ chính quyền Trump?, và đây chính là sự lãng phí lớn nhất?.

Cần một lời xin lỗi

Sau khi ông Trump được minh oan, trên tờ The Hill đã cho đăng một bài viết của nhà báo điều tra Sharyl Attkisson từng đạt giải Emmy, tác giả của cuốn sách Bestseller của The New York Times "The Smear" và "Stonewalled"; và trên tờ Washington Examiner đăng tải một bài viết của Tom Rogan, cả hai bài viết đều thống nhất một quan điểm: cần có lời xin lỗi đối với ông Trump.

Cây viết Tom Rogan cho rằng, sau gần hai năm điều tra, căn cứ trên tài liệu báo cáo, dài 300 trang, của công tố viên đặc biệt Meuller, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ đã kết luận nhóm cộng sự của ông Trump không thông đồng với Nga, và như vậy là mọi thứ đã quá rõ và đảng Dân chủ nên xin lỗi ông Trump.

[caption id="attachment_1119109" align="aligncenter" width="550"] Bất chấp việc phải chịu căng thẳng do cuộc điều tra kéo dài hai năm và sự tấn công dồn dập của phe Dân chủ, ông Trump đã làm được rất nhiều việc cho nước Mỹ trong cả đối nội và đối ngoại, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. (Ảnh: The Epoch Times)[/caption]

Còn theo nhà báo Attkisson, giới truyền thông và dư luận Mỹ cần phải xin lỗi Tổng thống Trump vì những bài viết, những lời bình có tính quy kết nặng nề nhưng lại chỉ dựa trên những dữ liệu không đầy đủ, nặng tính suy đoán. Thậm chí, theo nhà báo là người dẫn cho show truyền hình Sinclair’s Sunday TV program, người ta còn xem bất kỳ tuyên bố để bảo vệ mình của ông Trump đều không thể tin được chỉ vì chính ông ấy là người nói ra điều đó chứ không phải người khác. Một số người còn không ngần ngại quả quyết những phát biểu của ông Trump là dối trá, mặc dù không thể chứng minh điều đó.

Những bài viết và lời bình như vậy đã gây thiệt hại nặng nề tới danh dự, tạo ra những căng thẳng tâm lý đối với ông Trump và cộng sự, đó là chưa kể tới việc họ cũng phải chịu thiệt hại về tài chính cho việc thuê đại diện pháp lý và tự bảo vệ mình khỏi các cáo buộc cho những tội mà họ không phạm phải.

Tiếp theo, ký giả Attkisson cho rằng, cộng đồng tình báo cần phải nói lời xin lỗi đối với ông Trump và nhóm cộng sự của ông khi chia sẻ những thông tin nhạy cảm, mà phần nhiều trong đó là sai lệch, từ đó đẩy sự việc đi xa hơn. Ngoài ra, FBI và Bộ Tư pháp cũng cần gửi tới ông Trump lời xin lỗi vì không thẩm định được tất cả các thông tin được trình bày trước Tòa Giám sát Tình báo Nước ngoài (FISC).

Tịnh Du

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/donald-trump-lang-le-tro-tong-thong-thanh-cong-nhat-hoa-ky_6be9c591e.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét