Một người bán sách ở Hồng Kông từng bị Trung Quốc giam giữ đã chạy trốn sang Đài Loan do lo sợ luật dẫn độ mới ban hành, theo Reuters.
Lam Wing-kee, 63 tuổi, từng làm việc tại một cửa hàng sách thuộc sở hữu của một công ty xuất bản từng in những cuốn sách chỉ trích các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Vào năm 2015, ông và 5 người bán sách khác ở Hồng Kông bị bắt giữ bởi các đặc vụ Trung Quốc.
Sau khi bị giam giữ tại Trung Quốc, Ông được cho phép quay lại Hồng Kông vào tháng 6/2016 với điều kiện phải lấy một đĩa cứng có danh sách các khách hàng rồi sang Trung Quốc giao nộp. Nhưng ông đã ở lại Hồng Kông và được bảo vệ bởi pháp luật Hồng Kông. Tuy nhiên, lo sợ trước luật dẫn độ mới của Hồng Kông, tuần trước ông đã tới Đài Loan.
[videoplayer link="https://video2.dkn.tv/dau-an-tuan-qua-17_bd2f75cbd.html"]
“Có một điều chắc chắn đến 99% rằng họ sẽ bắt tôi và đưa tôi trở về Trung Quốc. Họ (chính quyền Trung Quốc) đã nói rõ ràng rằng tôi là một kẻ chạy trốn”, ông nói với Reuters trong một cửa hàng sách ở Đài Bắc, Đài Loan.
Lam Wing-kee nói rằng trái tim của ông đang đau đớn vì phải rời khỏi quê nhà Hồng Kông. Hiện nay ông đang cố tìm một công việc, và sẽ hợp tác với một người Đài Loan để mở một cửa hàng sách tại Đài Loan.
“Hồng Kông chỉ là một thành phố buồn, nó đang trở thành một thành phố bi thảm. Nếu luật mới được ban hành, bạn sẽ thấy một làn sóng di cư hoặc người tị nạn từ Hồng Kông”, ông nói.
Quyết định bỏ trốn của ông được đưa ra 3 tháng trước khi luật dẫn độ mới dự kiến sẽ được thông qua bởi cơ quan lập pháp Hồng Kông, cho phép các cá nhân, bao gồm cả người nước ngoài, được gửi đến một số quốc gia trong đó có Trung Quốc để xét xử.
[caption id="attachment_1133604" align="aligncenter" width="624"] Hàng ngàn người biểu tình ở Hồng Kông phản đối luật dẫn độ. (Ảnh: Getty)[/caption]
Đặc khu trưởng Hồng Kông, bà Carrie Lam nói rằng luật dẫn độ là cần thiết để ngăn chặn Hồng Kông trở thành nơi trú ẩn cho những tên tội phạm chạy trốn. Và các quan chức Hồng Kông cũng đảm bảo rằng sẽ không có ai bị dẫn độ vì các tội liên quan đến chính trị và tòa án Hồng Kông phải phê chuẩn mọi yêu cầu dẫn độ.
“Chúng tôi phải tự hỏi liệu chúng tôi có nên tiếp tục dung túng cho kẽ hở này trong hệ thống pháp luật của mình không ... chúng tôi sẽ biến Hồng Kông thành thiên đường cho tất cả những kẻ phạm tội nghiêm trọng”, bà Carrie Lam nói.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang nói rằng luật dẫn độ là một bước cần thiết để Trung Quốc hợp tác pháp lý với Hồng Kông và sẽ đảm bảo Hồng Kông không trở thành nơi ẩn náu của tội phạm.
Nhưng nhiều nhà hoạt động ở Hồng Kông nói rằng luật dẫn độ sẽ tăng thêm sự kìm kẹp của Trung Quốc đối với Hồng Kông, vi phạm những lời hứa mà Trung Quốc đưa ra khi được Anh bàn giao Hồng Kông vào năm 1997.
[caption id="attachment_1133606" align="aligncenter" width="600"] Người dân Hồng Kông biểu tình phản đối dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc, ngày 28/04/2019. (Ảnh: Reuters)[/caption]
“Giấc mơ của tôi là có một cuộc sống tự do tại Đài Loan. Không có cách nào tôi có thể ở lại Hồng Kông. Nhưng sau này, tôi sẽ sử dụng các phương pháp của mình để trả đũa họ (Trung Quốc), để tiến hành kháng chiến. Tôi hy vọng sẽ sử dụng một cửa hàng sách để đấu tranh chống lại họ…. Chúng tôi có thể giúp mọi người biết những gì xảy ra ở Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc ... Rất nhiều người khác có thể phản đối, trình diễn, viết bài luận để chống lại sự áp bức của Trung Quốc. Chúng tôi sẽ sử dụng một cửa hàng sách. Phương tiện thì khác nhưng mục tiêu là như nhau”, ông Lam Wing-kee nói.
Hiện tại, chính quyền Đài Loan đã biết về việc ông Lam đang ở Đài Loan và họ nói rằng ông có thể, giống như tất cả những người khác, tìm kiếm việc làm hợp pháp, điều này sẽ cho phép ông có thời gian cư trú tại Đài Loan từ 1-3 năm.
“Đài Loan là một xã hội bảo vệ quyền con người và tôn trọng luật pháp. Chính phủ có trách nhiệm đảm bảo an toàn cá nhân cho tất cả du khách đến Đài Loan”, một đại diện của Hội đồng quan hệ Trung Quốc Đài Loan cho biết.
Băng Thanh
[videobottom id="2373"]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét