Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2018

Từ 1/1/2019 người dùng mạng xã hội cần lưu ý những gì?

Từ 1/1/2019 người dùng mạng xã hội cần lưu ý những gì? http://bit.ly/2LFUjoj

Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, trong đó quy định nhiều hành vi liên quan đến người sử dụng mạng xã hội. Vậy phải viết gì, ứng xử ra sao trên MXH để bày tỏ chính kiến của mình mà không vi phạm pháp luật?

Luật An ninh mạng (ANM) được thông qua tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV có 7 chương, 43 điều, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2019. Theo Thanh Niên, để tránh vi phạm người dân cần lưu ý đến 14 hành vi dễ mắc phải dưới đây.

[caption id="attachment_1071897" align="alignnone" width="660"] 14 hành vi vi phạm luật An ninh mạng dễ bị mắc phải. (Ảnh: Thanh Niên)[/caption]

Như báo Đại Kỷ Nguyên đã đưa tin trước đó, từ tháng 1/2019, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam gồm 3 chương, 7 điều quy định cụ thể 4 việc cần làm và 8 việc không được làm của người làm báo khi tham gia mạng xã hội sẽ có hiệu lực.

Bộ quy tắc có hiệu lực thi hành từ 1/1/2019. (Xem chi tiết)

Luật không kiểm soát và làm lộ thông tin của công dân

Liên quan đến việc luật ANM có hiệu lực, một trong những vấn đề được người dân quan tâm nhất hiện nay là luật có kiểm soát, làm lộ thông tin cá nhân của người sử dụng và có cấm người sử dụng Internet truy cập các trang MXH như Facebook, Google, YouTube... không?

Về vấn đề này, Bộ Công an khẳng định luật không kiểm soát và làm lộ thông tin của công dân. Chỉ khi phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về ANM, luật mới yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin cá nhân có liên quan tới hành vi vi phạm pháp luật đó. Lực lượng chuyên trách bảo vệ ANM chỉ được phép tiếp cận thông tin cá nhân của người sử dụng có hoạt động vi phạm pháp luật, với trình tự, thủ tục nghiêm ngặt (bằng văn bản), được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Các quy định trong bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản có liên quan đã quy định rõ về việc quản lý, sử dụng thông tin được cung cấp để phục vụ điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân có liên quan phải có trách nhiệm bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng. Các hành vi như chiếm đoạt, mua bán, thu giữ, cố ý làm lộ, xóa, làm hư hỏng, thất lạc, thay đổi, đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của người khác mà chưa được phép của người sử dụng hoặc trái quy định của pháp luật sẽ bị xử lý. Lực lượng chuyên trách bảo vệ ANM nếu lạm dụng, làm lộ thông tin cá nhân của người sử dụng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Bộ Công an cũng khẳng định luật ANM không cấm người dân truy cập Facebook, Google, YouTube. Người dân VN vẫn được tự do truy cập vào các trang mạng này hay bất kỳ trang MXH nào khác ở trong và ngoài nước. Ngược lại, luật ANM quy định các biện pháp bảo vệ về ANM cho người dân khi tham gia hoạt động trên các trang MXH như Facebook, Google... Tuy nhiên, người nào sử dụng những MXH trên hoặc bất kỳ MXH nào khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Hồng Hoa (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét