Thứ Hai, 31 tháng 12, 2018

Vẻ đẹp lộng lẫy của ‘cung điện mùa hè’ The Breakers (P.2)

Vẻ đẹp lộng lẫy của ‘cung điện mùa hè’ The Breakers (P.2) http://bit.ly/2VeaAp3

Dù không hoành tráng như cung điện Versailles của vua Louis XIV, nhưng ý tưởng thiết kế thời Phục hưng của Ý và phong cách cổ điển trong trang trí cung điện vẫn khiến cho người xem không thể không ấn tượng với 'cung điện mùa hè' The Breakers.

>> Vẻ đẹp lộng lẫy của 'cung điện mùa hè' The Breakers (P.1)

The Breakers là khu nghỉ mát mùa hè của hai vợ chồng Cornelius Vanderbilt II. Trong cung điện gồm 70 phòng, nhiều phòng theo phong cách Phục hưng Ý, phòng ngủ của chủ nhà, phòng ăn sáng, v.v ...đều mang phong cách của cung điện vua Louis XIV, XV, XVI.

Mỗi phòng, mỗi bức tường, thậm chí mỗi góc của cung điện đều có rất nhiều chi tiết nhỏ được thiết kế. Các tác phẩm điêu khắc tinh tế, đèn chùm pha lê lớn, màu tường phòng và cấu hình đồ nội thất, bao gồm cả sự lựa chọn rèm cửa, là tinh tế và tuyệt đẹp. Bên trong của tòa cung điện rất tráng lệ, được đặt trên vùng đất tốt nhất đã tạo được sự hoàn hảo theo yêu cầu của Vanderbilt II.

Đi vào sảnh của lối vào chính phía tây bắc của cung điện, phòng tiếp tân của nam giới ở bên phải. Trong phòng tiếp tân là bức vách gỗ sồi, có một lò sưởi bằng đá cẩm thạch Numidia Châu Phi. Căn phòng cho thấy một số hình ảnh tái hiện quá trình xây dựng cung điện cùng các bức ảnh của gia đình Vanderbilt. Nội thất của phòng tiếp tân dành cho phụ nữ mang phong cách Louis XVI của Pháp ở phía bên trái tiền sảnh. Các bức tường xung quanh được làm bằng các tấm mạ vàng màu kem của Pháp thế kỷ XVIII, mỗi tấm điêu khắc một chủ đề khác nhau như thiên văn, âm nhạc, nghệ thuật, v.v. Bước lên bậc thang, chúng ta sẽ tiến vào hội trường thứ nhất.

Hội trường lớn

[caption id="attachment_1071441" align="alignnone" width="600"] Hội trường của cung điện mùa hè Vanderbilt II (Ảnh: epochtimes)[/caption]

Kiến trúc sư Hunter đã mô phỏng cung điện và hội trường của The Breakers giống hội trường của các cung điện thời Phục hưng từ thế kỷ XVI ở miền bắc nước Ý (đặc biệt là các cung điện của Torino và Genova ở Genova). Các bức tường được chạm khắc từ đá vôi Caen lấy từ bờ biển Pháp, ngoài ra được trang trí bằng đá cẩm thạch màu hồng châu Phi và đá cẩm thạch màu xanh lá cây Ý. Phần viền trần nhà đều được mạ vàng và chạm khắc.

Trên trần nhà là bốn cây sồi tròn màu xanh lục - đây là biểu tượng của gia đình Vanderbilt, đại diện cho sức mạnh và sự trường tồn. Mẫu trang trí này có thể được bắt gặp rất nhiều nơi trong nhà. Bốn đèn chùm bằng đồng với tám chân đèn bằng đồng đúc trong hội trường là bản sao của thiết kế Ý thế kỷ XVI. Một bản sao của Salon Apollo trong Bảo tàng nghệ thuật Louvre, Pháp đó là một đôi bình hoa màu đỏ được đặt trên các cột đá cẩm thạch.

Sáu cánh cửa từ hội trường mở ra là những tượng bằng đá vôi như sau:

1. Galileo, đại diện cho khoa học.

2. Dante, đại diện cho văn học.

3. Apollo, đại diện cho nghệ thuật.

4. Mercury, đại diện cho tốc độ và thương mại.

5. Richard Morris Hunt, đại diện cho kiến trúc.

6. Karl Bitter (1868 - 1915), đại diện cho điêu khắc.

Cầu thang chính

[caption id="attachment_1071442" align="alignnone" width="700"] Cầu thang chính của cung điện Vanderbilt II. (Ảnh: UpstateNYer / Wikimedia Commons)[/caption]

Bức tường cầu thang chính được trang trí bởi nhà thiết kế Karl van Mander. Một tấm thảm treo tường Flemish khổng lồ được thiết kế bởi Karl van Mander vào năm 1619. Chủ đề của tấm thảm là Alexander Đại đế cống nạp. Khu vực của tấm thảm có giếng trời bằng kính màu 10m được với màu sắc được phối hợp tuyệt đẹp, nó được thiết kế bởi họa sĩ tường người Mỹ Francis Lathrop (1849 -1909).

[caption id="attachment_1071443" align="alignnone" width="531"] Giếng trời bằng kính màu (Ảnh: epochtimes)[/caption]

Bên dưới tấm thảm là bức chân dung bà Vanderbilt II đã kết hôn, được vẽ năm 1867 bởi họa sĩ người Tây Ban Nha Raimundo de Madrazo y Garreta (1852 - 1917). Cầu thang và lan can trên sảnh tầng hai được trang trí bằng đồng và sắt rèn. 

[caption id="attachment_1071444" align="alignnone" width="525"] Tám thảm treo tường trên thềm cầu thang (Ảnh: epochtimes)[/caption]

Bên dưới cầu thang chính là một đài phun nước vỏ sò lớn được thiết kế và chạm khắc bởi học trò của Karl van Mander - Karl Bitter.

[caption id="attachment_1071446" align="alignnone" width="531"] Một đài phun nước vỏ sò bên dưới cầu thang chính (Ảnh: epochtimes)[/caption]

Thư viện

Thư viện theo phong cách Phục hưng là trung tâm của các hoạt động gia đình. Những ô vuông là thứ để ngắn cách trần nhà với phần tủ sách phía dưới, mỗi ô vuông đều được mạ bằng vàng và hoa văn vẽ bằng tay. Mỗi một ô vuông là hình ảnh của chú cá heo, tượng trưng cho biển khơi và lòng hiếu khách của chủ nhà. Bên dưới trần nhà là một tấm da Tây Ban Nha màu xanh lá cây dát vàng.

Có một lò sưởi bằng đá trong thư viện, được mua từ thế kỷ XVI ở Burgundy, Pháp, trên lò sưởi được chạm khắc tuyệt đẹp khắc dòng chữ của tiếng Pháp cổ: "Tôi cười vào sự giàu có và không bao giờ nghĩ về nó; không có gì quan trọng ngoài trí tuệ". Trong tủ kính của thư viện là tàng thư liên quan đến gia đình Vanderbilt. Bức tượng bán thân bằng đồng Vanderbilt được đặt ngay trong thư viện.

Ngoài ra còn có một bức tượng bán thân bằng đá cẩm thạch của Cornelius Vanderbilt II và bức tượng bán thân bằng đồng của con trai ông là William Henry II, được khắc bởi nhà điêu khắc người Mỹ John Q.A. Ward (1830-1910).

[caption id="attachment_1071447" align="alignnone" width="600"] Thư viện (Ảnh: epochtimes)[/caption]

Ghế dài theo phong cách của vua Louis XVI, cũng như bàn kiểu Pháp thời Phục hưng, được thiết kế bởi nhà thiết kế J. Allard et Fils đến từ Paris. Có hai bức chân dung của Jared B. Flagg trong các hốc nhỏ bên cạnh thư viện, một trong số đó là Vanderbilt, người đầu tiên kiếm được sự giàu có cho gia đình thông qua ngành công nghiệp tàu thủy và đường sắt. Người còn lại là bà Gwynne, mẹ của phu nhân Vanderbilt II. Ở góc của căn phòng là một chiếc đồng hồ Hà Lan cổ điển được sản xuất vào giữa thế kỷ XVIII, thảm trong phòng thì có xuất xứ từ Thổ Nhĩ Kỳ.

Dường như những chi tiết nhỏ nhất của lâu đài đều được tính toán kỹ lưỡng để làm nổi bật lên sự sa hoa, lộng lẫy có thể sánh ngang với các lâu đài nổi tiếng của châu Âu, như cung điện Versailles của vua Louis XIV hay  lâu đài Augustusburg ở Bruhl, Đức.

(Còn tiếp)

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét