Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2018

Tự nhận ‘cự ly gần’ Bắc Cực, liệu với chiến thuật ‘tốc độ’ của Trung Quốc có chinh phục nổi biển băng?

Tự nhận ‘cự ly gần’ Bắc Cực, liệu với chiến thuật ‘tốc độ’ của Trung Quốc có chinh phục nổi biển băng? http://bit.ly/2LGgYki

Băng tại Bắc Cực đang rút dần, nhường lối cho những hành trình vận chuyển qua Bắc Băng Dương, và Trung Quốc dường như đang "ngó nghiêng" nhằm chinh phục khu vực này cả về kinh tế lẫn quân sự, theo The Epoch Times.

Trung Quốc đã công bố kế hoạch của họ gọi là Polar Silk Road (Con đường tơ lụa địa cực) hồi tháng Giêng 2018, trong đó khuyến khích vận chuyển qua tuyến đường Bắc Cực, và phát triển cơ sở hạ tầng, tương tự như Vành đai con đường (One Belt One Road - OBOR hoặc Belt and Road - BRI) của họ.

Trung Quốc đã sử dụng OBOR như một hình thức ngoại giao bẫy nợ, đầu tư mạnh vào quốc gia nghèo hơn và đói vốn trong khu vực, nhằm tạo ra những khoản nợ không thể trả được bằng tài chính, và thay vì lấy nợ tiền mặt thì Trung Quốc đổi bằng vốn chủ sở hữu.  Bằng cách này, Trung Quốc đã giành được những vị trí chiến lược, như cảng biển tại Sri Lanka.

Keya, một quốc gia châu Phi cũng đã chấp nhận những lời đề nghị như vậy từ Bắc Kinh, khiến người dân nước họ lo ngại, và Malaysia đã "tỉnh táo hơn" khi rút khỏi khoản đầu tư tương tự từ Trung Quốc.

[caption id="attachment_1071326" align="aligncenter" width="600"] Tàu Trung Quốc tại Bắc Cực. (Ảnh: PA/ Economist.com)[/caption]

Trung Quốc đang sử dụng một cách tiếp cận tương tự ở Canada. Theo báo cáo của Canadian Broadcasting, Trung Quốc đã sử dụng một tập đoàn nhà nước mưu đồ mua một công ty xây dựng lớn của Canada, Aecon. Tuy nhiên, việc mua lại này đã bị chính phủ Canada chặn lại. Aecon có trọng trách lớn đối với một số tòa nhà mang tính biểu tượng của Canada, bao gồm Tháp CN.

Các công ty nhà nước và tư nhân Trung Quốc đã mua tài nguyên thiên nhiên, bất động sản, truyền thông và công nghệ cao của Canada. Phương pháp này được gọi là "chiến lược đón đầu" của Trung Quốc, theo báo cáo của CBC.

Trung Quốc hy vọng sẽ được đi qua biển Bắc Cực thường xuyên hơn. Đây là một tuyến thương mại khả thi cho nhiều quốc gia, đặc biệt là giữa các quốc gia Bắc Âu và châu Á. Trung Quốc cũng có thể nhân cơ hội thương mại này nhằm thiết lập sự hiện diện quân sự của họ tại khu vực Bắc Cực.

Vào tháng Giêng, Trung Quốc đã phát hành một sách trắng phác thảo kế hoạch của họ đối với Bắc Cực, tuyên bố họ sẽ đóng góp cho sự phát triển. Mặc dù về mặt địa lý, Trung Quốc có khoảng cách xa xôi với Vòng Bắc Cực (Arctic Circle), nhưng giờ đây họ tự nhận là "một cường quốc gần Bắc Cực".

[caption id="attachment_1071366" align="aligncenter" width="600"] Gấu trắng Bắc Cực. (Ảnh: apex-expeditions.com)[/caption]

Giáo sư khoa học chính trị Elizabeth Wishnick, thuộc Đại học Montclair, đồng thời là Học giả nghiên cứu cao cấp tại Đại học Columbia, cho biết về các mục tiêu của Trung Quốc tại Bắc Cực trong một bản báo cáo năm 2017. Báo cáo cho thấy phác thảo chiến lược của Trung Quốc, và ý nghĩa của những chiến lược đó theo quan điểm của Hoa Kỳ.

Tiến sĩ Wishnick nhấn mạnh rằng Trung Quốc "đang chơi một trò chơi dài hơi tại Bắc Cực và đang khéo léo xây dựng mối quan hệ đối tác với nhiều đối tác trong khu vực nhằm đảm bảo tương lai Trung Quốc sẽ có tiếng nói về các vấn đề Bắc Cực".

"Trung Quốc đang xem các khu vực Bắc Âu là nơi phát triển tiềm năng. Trung Quốc đã tham gia vào hầu hết các khu vực dễ tổn thương nhất về kinh tế như Iceland và Greenland, nhằm giành được thiện chí và chỗ đứng tại khu vực để tận dụng các cơ hội mở" , theo Giáo sư Wishnick.

[caption id="attachment_1001068" align="aligncenter" width="600"] “Chính sách Bắc Cực của Trung Quốc” tự nhận Trung Quốc “gần Bắc Cực”. (Ảnh: geolinks.fr)[/caption]

Greenland có thể sẽ là một bước ngoặt lớn đối với đảng Cộng sản Trung Quốc, bởi gần đây xuất hiện một bất đồng giữa Mỹ và Greenland về căn cứ không quân Thule. Trung Quốc hy vọng một "sự ngó ngàng" từ Greenland sau mối bất đồng.

"Chúng tôi cũng nhận thấy các công ty Trung Quốc và chính phủ Trung Quốc đang đeo đuổi tại Bắc Cực nhằm mục đích phát triển cơ sở hạ tầng và khai thác tài nguyên như một trọng tâm trong dự án Vành đai con đường cho Trung Á, Nam Á và Nam Âu", ông Wishnick nói.

Thành Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét