Thứ Tư, 27 tháng 3, 2019

2 lần bị bán sang Trung Quốc, người phụ nữ Triều Tiên kể lại hành trình vươn tới tự do ở Anh

2 lần bị bán sang Trung Quốc, người phụ nữ Triều Tiên kể lại hành trình vươn tới tự do ở Anh https://ift.tt/2HxjdXZ

"Mẹ ơi, tại sao mẹ lại bỏ rơi con?”, câu hỏi của con trai khiến Jihyun Park bật khóc. Cô không ngờ rằng sau khi cô và con đã đến Anh Quốc, con trai cô vẫn nhớ tới cuộc chia ly nghiệt ngã ở Trung Quốc. 

Là người phụ nữ Triều Tiên, Jihyun Park đã 2 lần bị những kẻ buôn người đưa sang Trung Quốc: Một lần với hy vọng thoát khỏi cuộc sống khốn cùng nơi quê nhà, một lần là để tìm lại cậu con trai, trước khi tìm cách đào thoát sang Mông Cổ và được tị nạn ở Anh Quốc.

Park nói với tạp chí phụ nữ April Magazine: “Tôi đã bật khóc. Tôi không nghĩ rằng con tôi vẫn còn nhớ đến điều ấy”, cô nói. “Nhưng rồi tôi nhận ra rằng đây không chỉ là câu hỏi của con trai tôi, mà là của tất cả những đứa trẻ Triều Tiên từng bị tách khỏi gia đình. Và đó là lý do tại sao tôi muốn chia sẻ câu chuyện của mình”.

[caption id="" align="aligncenter" width="640"] Ji-hyun Park hiện sống tại Anh Quốc, theo học ngành luật để bảo vệ nhân quyền cho những người đồng hương Triều Tiên. (Ảnh: BBC)[/caption]

Giống như nhiều người dân dưới chính quyền gia tộc họ Kim, Park không nói được chính xác thời điểm mình bắt đầu được giáo dục ý thức hệ. “Chúng tôi đã nghĩ rằng Hàn Quốc là một quốc gia rất nghèo, còn người dân thì mặc những bộ quần áo khủng khiếp”, cô nhớ lại, “và chúng tôi đã luôn thù ghét nước Mỹ”.

Sau khi tốt nghiệp, Park làm giáo viên cấp ba và trung thành với chính quyền Kim. Nhưng mọi thứ đã thay đổi vào năm 1996, khi cô tận mắt chứng kiến chú cô chết vì suy dinh dưỡng sau khi chính phủ Triều Tiên cắt khẩu phần gạo mà nhiều người dựa vào để sống sót.

Jihuyn Park hồi tưởng lại thời điểm chú cô ra đi, những hình ảnh về cái chết của thành viên đầu tiên trong gia đình vẫn còn sống động như ngày hôm qua. Những khủy xương nhô ra sắc nhọn, cẳng tay và chân khẳng khiu như những cành củi khô. "Một giọt nước mắt lăn ra từ khóe mắt của chú tôi và chỉ sau một vài phút ngắn ngủi, ông ra đi", Park nói. 

Chú của cô không phải là người đầu tiên chết đói ở Triều Tiên những năm ấy. "Nạn đói từ từ hành hạ con người. Khắp thành phố, những gia đình như chúng tôi thức dậy vào một buổi sáng mùa hè rực rỡ chỉ để đối mặt với cái chết", Park nói.

“Sau đó, tôi bắt đầu đặt ra rất nhiều câu hỏi”, cô nói, “Tuy nhiên, tôi vẫn không dám nói ra”. Bên cạnh bộ máy đáng sợ của chính quyền Bình Nhưỡng, Park cũng rất sợ em trai của mình, một người đàn ông trung thành với chế độ Kim.

[caption id="" align="aligncenter" width="618"] Ông Kim Jong-Il (bên trái) là nhà lãnh đạo tối cao của Triều Tiên khi nạn đói xảy ra vào cuối những năm 1990. Bên phải là con trai ông, nhà lãnh đạo Triều Tiên hiện nay Kim Jong Un (Ảnh: Express)[/caption]

Nhưng sau khi em trai cô bị cảnh sát đánh đến gần chết vì một vi phạm nhỏ, cùng với mong muốn lúc hấp hối của cha mình, Park và em trai đã quyết định chạy trốn. Họ vượt biên sang Trung Quốc. Sau đó cô bị tách khỏi em trai và bị bán cho một nông dân Trung Quốc. 

“Đó không phải là một cuộc hôn nhân, đó là hành hung. Ông ta là một người nghiện rượu và cờ bạc. Ông ta đánh tôi và xâm phạm tôi mọi lúc”.

Park phải làm việc tới 16 giờ một ngày, chỉ ăn cơm với rau muối và phải ngồi cách biệt với gia đình chồng. 

Sau đó, cô mang thai với người đàn ông nô dịch cô. “Tôi đã nghĩ này rằng đứa trẻ là gia đình cuối cùng của tôi”, Park nói: "Tôi muốn giữ đứa trẻ. Tôi hi vọng con tôi sẽ thực hiện được ước mơ và hy vọng của tôi”. Cô mặc quần áo rộng thùng thình để che giấu vì sợ bị ép phá thai, và tiếp tục làm công nhân nô lệ cho đến khi sinh được một người con trai.

Khi người cha nghiện cờ bạc muốn bán con trai để trả nợ, lần đầu tiên trong cuộc đời, Park đã chiến đấu và đối mặt với ông ta bằng một con dao. Cô kể: “Tôi đã nói: nếu ông chạm vào con trai tôi, tôi sẽ giết ông”. Nhưng khi con trai cô, Chol được năm tuổi, một người hàng xóm đã báo cáo cô với cảnh sát Trung Quốc và cô bị trục xuất về Triều Tiên.

Quay trở lại Triều Tiên, Park bị ném vào một trong những nhà tù tồi tàn nhất: Không có cửa sổ, không điện, và chỉ một bữa ăn mỗi ngày. Trong suốt thời gian đó, cô chỉ nghĩ đến việc trở về với con trai mình. "Trong tù, trạng thái tinh thần của bạn rất quan trọng”, Park nói, "Nếu bạn chỉ nghĩ về thức ăn, bạn sẽ không thể sống sót được. Bạn cần suy nghĩ về những điều quan trọng hơn để tồn tại”.

[caption id="" align="aligncenter" width="614"] Khi là tù nhân, cô buộc phải dọn dẹp nhà vệ sinh bẩn thỉu chỉ bằng đôi tay trần. (Ảnh: Express)[/caption]

Các tù nhân phải lao dịch trên địa hình đồi núi từ sáng sớm đến tối khuya, kéo những chiếc xe bò chở đầy đất. Họ làm việc chân trần mặc dù mặt đất đá. Nếu dừng lại, họ sẽ bị đánh.

Sau ba tháng, chân cô bị hoại thư nghiêm trọng do bị lính canh đánh đập liên tục và làm việc lâu ngày trong nước thải. Lính canh thả cô ra vì họ không muốn cô chết trong trại.

Sau đó, trong một nỗ lực gần như tuyệt vọng để tìm gặp con trai, cô sắp xếp để mình bị bán trở lại Trung Quốc, và rồi tìm thấy con trai mình trong bộ dạng bẩn thỉu và suy dinh dưỡng.

Hành trình tìm đến tự do vẫn chưa kết thúc, cô cùng con trai vượt qua biên giới vào Mông Cổ, vòng qua Châu Âu trước khi đến Vương Quốc Anh. 

Park hiện đang sinh sống cùng chồng, anh Kwang - cũng là một người đào thoát Triều Tiên mà cô gặp được khi đến Mông Cổ, và con trai ở một thị trấn yên tĩnh phía bắc nước Anh. Chol, người chưa bao giờ đến trường trước khi đến Anh, hiện đang học đại học về tài chính trong khi Park đang lấy bằng luật sư nhân quyền. 

Tuy nhiên, Park vẫn bị ám ảnh bởi những cơn ác mộng, không biết em trai cô có còn sống sau khi bị trục xuất từ Trung Quốc về Triều Tiên hay không. 

“Mỗi đêm, tôi có những giấc mơ khủng khiếp về việc bị đưa trở lại Triều Tiên và làm việc trong trại lao động”, cô nói. “Đôi khi tôi mơ thấy cha và em trai tôi đang khóc và khóc. Tôi đã tìm thấy tự do và hạnh phúc ở Anh ... nhưng vẫn còn rất nhiều người bị tách khỏi gia đình và bị tra tấn bên trong Triều Tiên.”

[caption id="attachment_1114023" align="aligncenter" width="700"] Ji-hyun Park kể lại với tạp chí April Magazine về phần đời đau thương của cô tại Triều Tiên và Trung Quốc, trước khi được tị nạn ở Anh Quốc.(Ảnh: Daily Express)[/caption]

Jihyun Park hiện là Cán bộ Dự án và Tiếp cận của Vương quốc Anh tại Liên minh châu Âu về quyền con người ở Triều Tiên (EAHRNK), tổ chức hành động vì mục tiêu cải thiện các điều kiện nhân đạo trong Triều Tiên. Dự án thực tập Phoenix của cô được thiết kế để giúp đỡ những người tị nạn trẻ tuổi của Triều Tiên hòa nhập với văn hóa mới, với hy vọng sẽ tái thiết nhà nước, cơ sở hạ tầng và nền kinh tế của Triều Tiên trong tương lai.

Chồng cô Park, Kwang, là người luôn đồng hành cùng cô trên hành trình này. "Trách nhiệm của chúng ta là khiến cho cả thế giới nhận thức được những đau khổ mà phụ nữ Triều Tiên đang gánh chịu lúc này. Anh sẽ là lá chắn bảo vệ nếu có ai đó chỉ tay hay cười nhạo em. Điều quan trọng là phải khiến cho cả thế giới biết về quyền con người của phụ nữ Triều Tiên", Jihuyn Park thuật lại lời chồng nói với cô. 

Park cảm ơn những ủng hộ và yêu thương mà các con không ngần ngại dành cho cô. "Không có sự giúp đỡ của họ, tôi sẽ không ở đây hôm nay. Tôi sẽ không đủ can đảm để đấu tranh cho nhân quyền của phụ nữ Triều Tiên", cô nói.

Hoa Minh

[videoplayer link="https://video2.dkn.tv/cau-chuyen-ve-nhung-nguoi-dep-len-tieng-ve-hai-nguoi-ban_91fd65723.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét