Thứ Năm, 28 tháng 3, 2019

Bắc Kinh: ‘Đạt Lai Lạt Ma tái sinh phải tuân thủ luật pháp Trung Quốc’

Bắc Kinh: ‘Đạt Lai Lạt Ma tái sinh phải tuân thủ luật pháp Trung Quốc’ https://ift.tt/2Wtlkzs

Trong một cuốn "sách trắng" phát hành hôm thứ Tư (27/3), Bắc Kinh nói rằng: "Luật lệ của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Tây Tạng đã đảm bảo tự do tôn giáo trong khu vực và giám sát thực thi 'trật tự' cơ chế tái sinh được sử dụng để chọn ra nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng", theo SCMP.

Bản tài liệu được Văn phòng Thông tin Hội đồng nhà nước công bố, được đưa ra khi Bắc Kinh đã xiết chặt an ninh Tây Tạng, đóng cửa với các nhà báo và các nhà ngoại giao nước ngoài trước ngày kỷ niệm 60 năm Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 lưu đày khỏi Lhansa vào năm 1959, sau cuộc biểu tình chống lại sự cai trị của Trung Quốc.

Tiêu đề của sách trắng có tên: "Cải cách dân chủ ở Tây Tạng - 60 năm", sách trắng cũng đánh dấu một sự "chuyển đổi khôn khéo" trong thái độ của chính quyền trung ương đối với Đạt Lai Lạt Ma, một nhà bình luận ở Bắc Kinh nói.

Tài liệu cũng nói rằng chính quyền trung ương đã thể chế hóa hơn nữa quá trình "tái sinh" của "Phật sống" - điều được lưu giữ trong tài liệu hướng dẫn "Các biện pháp về Quản lý Tái sinh của Phật sống của Phật giáo Tây Tạng" - được xuất bản 12 năm trước, theo Nikkei. Sự tái sinh của Đại Lai Lạt Ma là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất giữa lãnh đạo tinh thần Tây Tạng lưu vong và chính phủ Trung Quốc.

[caption id="attachment_1117608" align="aligncenter" width="700"] Tây Tạng từng là quốc gia độc lập, cho đến khi bị quân đội Trung Quốc xâm lược vào năm 1950. (Ảnh: asianews.it)[/caption]

Tuần trước, Đại Lai Lạt Ma, người được trao giải Nobel Hòa bình năm 1989 nhưng Bắc Kinh gọi là "một kẻ ly khai nguy hiểm", nói rằng có thể rằng khi ông qua đời, hiện thân của ông có thể được tìm thấy tại Ấn Độ, nơi ông sống cuộc đời lưu vong từ năm 1959. Nhà lãnh đạo 83 tuổi cũng cảnh báo rằng, bất kỳ người kế vị nào do Bắc Kinh chỉ định sẽ không nhận được sự kính trọng.

[caption id="attachment_1117704" align="aligncenter" width="611"] Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng được trao giải Nobel Hòa bình vào tháng 12 năm 1989 (Ảnh: dalailama80.org)[/caption]

Ngay lập tức, Bắc Kinh đã chỉ trích những bình luận của Đại Lai Lạt Ma, khăng khăng rằng tái sinh Đại Lai Lạt Ma "phải tuân thủ luật pháp và quy định của Trung Quốc".

Tại Bắc Kinh hôm thứ Tư, Phó Thống đốc Tây Tạng Norbu Dondrup nói rằng những người chỉ trích Trung Quốc về nhân quyền tại Tây Tạng đã bị Đạt Lai Lạt Ma "mê hoặc" và chứa chấp những "động cơ thầm kín". Ông Norbu cũng nói rằng Đại Lai Lạt Ma không có quyền nói về tình hình nhân quyền ở Tây Tạng, theo Nikkei.

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/nguoi-tay-tang-khap-the-gioi-ky-niem-60-nam-bi-bac-kinh-dan-ap_855b4b0ff.html"]

Trong một sách trắng khác phát hành trước đó vào năm 2009 cũng vào dịp kỷ niệm 50 năm Đạt Lai Lạt Ma lưu vong, Bắc Kinh nói rằng "chính quyền trung ương đã mở rộng cánh cửa và sẽ luôn luôn mở cánh cửa để Đại Lai Lạt Ma quay trở về với vị thế là một người yêu nước".

Tuy nhiên, sách trắng năm nay không đề cập tới điều này, thay vào đó tập trung vào các chính sách của Bắc Kinh đã mở rộng nền kinh tế khu vực thông qua sự phát triển nhanh chóng trong nông nghiệp, ngư nghiệp và du lịch.

Thành Minh

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét