Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2019

‘Cư dân mạng’ Trung Quốc trần tình về những ‘bê bối’, và hỏi rằng rốt cuộc vì sao

‘Cư dân mạng’ Trung Quốc trần tình về những ‘bê bối’, và hỏi rằng rốt cuộc vì sao https://ift.tt/2U0Uhy4

Một người dùng mạng xã hội Trung Quốc, đã chia sẻ trên trang cá nhân một bản tổng hợp hàng loạt sự kiện "chấn động" ở Trung Quốc trong những năm gần đây. Sự chia sẻ này đã bất ngờ gây được sự chú ý đặc biệt của dư luận cũng như giới truyền thông nước này, theo China Digital Times.

"Cư dân mạng" có tài khoản trên mạng xã hội Weibo là @aut **** ri - đã đăng lên trang cá nhân một bài viết với tựa đề: "Khái quát tổng kết những ký ức về các sự kiện gây chấn động trong những năm gần đây". Bài viết này đã thu hút được sự hưởng ứng của nhiều "cư dân mạng" khác ở Trung Quốc đại lục, họ đã liên tiếp chia sẻ, khiến giới truyền thông nước này chú ý. 

Trong bài viết, @aut **** ri nói rằng: "Tôi đại khái tổng kết một chút trong ký ức của tôi, những ký ức về các sự kiện gây chấn động trong những năm gần đây".

[caption id="attachment_1114984" align="aligncenter" width="359"] Nguyên văn bài viết của @aut****ri trên China Digital Times. (Ảnh chụp màn hình)[/caption]

Vào tháng 9/2008, một bài báo có tựa đề: "13 trẻ nhỏ ở Cam Túc bị bệnh thận nghi ngờ do uống phải sữa bột nhiễm độc melamine", phóng viên viết bài này có bút danh Giản Quang Châu. Ngay sau khi bài báo phát hành, đã 'kích nổ' truyền thông. Sự kiện này sau đó liên quan đến sự thông đồng nội bộ giữa Tập đoàn Tam Lộc (nơi sản xuất sữa nhiễm độc melamine, tên tập đoàn được dùng đặt tên cho bê bối) - với các quan chức cấp cao trong chính quyền Trung Quốc - khiến dư luận chấn động. Trong sự việc này có Quách Lợi, người vô tội liên lụy bị kết án - 9 năm sau mới được rửa sạch hàm oan. Tuy nhiên, những quan chức cấp cao năm đó đến nay vẫn thăng quan tiến chức, còn phóng viên Giản thì phải từ chức vào năm 2012.

Năm 2009, phóng viên Giản đã báo cáo về vấn đề dùng liệu pháp sốc điện, và nghi ngờ vụ việc có dính líu tới ngược đãi tinh thần đối với thanh thiếu niên nghiện internet ở Trại tạm giam Lâm Nghi. Tuy nhiên, bài báo của Giản đã bị nhiều người ủng hộ liệu pháp này và một số phụ huynh công kích.

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/nen-kinh-te-trung-quoc-dang-co-dau-hieu-sup-do_621256206.html"]

Năm 2010, gần 100 trẻ em ở Sơn Tây bị tàn tật, hoặc chết, sau khi tiêm vắc-xin, gây ra mối lo ngại trong toàn xã hội. Phóng viên điều tra của Thời báo Kinh tế Trung Quốc, Vương Khắc Cần - đã điều tra vụ bê bối vắc-xin ở Sơn Tây, và công bố: "Điều tra bê bối vắc-xin Sơn Tây". Sau đó, cả phóng viên Vương Khắc Cần và Tổng biên tập, Trưởng toà soạn ký tên phát hành cuộc điều tra đều bị cách chức.

Năm 2011, Lý Tường, phóng viên điều tra tiết lộ sự kiện "dầu mương" - dầu ăn được tái chế từ chất thải, thức ăn thừa, gây ung thư - ở thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam. Lý Tường đã bị đâm khoảng 10 nhát dao và thiệt mạng trước cửa sân nhà.

[caption id="attachment_1113968" align="aligncenter" width="518"] Hình ảnh một cơ sơ nấu dầu mương. (Ảnh: china news)[/caption]

Cùng năm đó, Cao Kinh Đức, người đầu tiên chống lại thuốc giả đã chết một cách "khác thường", nhưng quan chức địa phương lại nói rằng anh ta mất vì bệnh. 

Vào năm 2012, phóng viên điều tra về gian lận ngành công nghiệp sữa của Trung Quốc, Tưởng Vệ Tỏa, người đầu tiên được khen ngợi vì dám chống hàng giả - đã bị đâm chết bởi nhiều nhát dao. Quan chức địa phương cho biết, hung thủ chính là vợ của anh Tưởng. Trong khi tin đồn truyền rằng anh Tưởng bị 9 người tấn công, vợ anh là một trong số đó.

Cũng trong năm đó, tại đầu phố khu Thất Tinh Quan, thành phố Tất Tiết, có 5 cậu bé khoảng 10 tuổi đã chết vì ngộ độc khí carbon monoxide từ lửa phát ra từ thùng rác. Khi sự kiện này được lan truyền đã thu hút mối quan tâm của cộng đồng, nghe nói, các phóng viên phơi bày sự việc đã bị giam giữ, theo @aut****ri.

[caption id="attachment_1113972" align="aligncenter" width="301"] Người dân và chính quyền đối đầu để giành lại thi thể người phụ nữ nông dân tự tử trong vụ cưỡng chế nhà. (Ảnh: Boxun)[/caption]

Năm 2013, phát sinh vụ việc hàng ngàn người dân đòi cướp lại thi thể một phụ nữ nông dân tự tử - trong cuộc xung đột cưỡng chế nhà đất tại thành phố Phụ Dương, tỉnh An Huy. Cũng trong năm đó là cái chết của người bán hàng rong tên Lâm Vũ. Các phóng viên điều tra cái chết của Lâm Vũ không hiểu vì sao cũng bắt đầu im hơi lặng tiếng.

[caption id="attachment_1113975" align="aligncenter" width="486"] Người dân và chính quyền Trung quốc đối đầu để giành lại thi thể người phụ nữ nông dân tự tử trong vụ cưỡng chế nhà. (Ảnh: Boxun)[/caption]

Sự kiện "Tấn công Côn Minh năm 2014" - một nhóm gồm 8 người đàn ông và phụ nữ - cầm dao tấn công hành khách ở ga xe lửa Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc vào ngày 1/3/2014);

Sự kiện 'Mậu Danh PX' ở Quảng Đông (thành phố Mậu Danh đã xảy ra cuộc diễu hành phản đối của dự án PX, bị chính quyền Trung Quốc trấn áp đẫm máu khiến hàng chục người chết và nhiều người dân bị thương); vụ rơi máy bay MH370, v.v.

Năm 2015, bộ phim tài liệu "Under the Dome" phơi bày tình trạng ô nhiễm không khí của Trung Quốc của cựu phóng viên CCTV Sài Tĩnh bị phong toả. (Sau đó), không biết Sài Tĩnh đã đi về đâu. 

[caption id="attachment_1113991" align="aligncenter" width="535"] Bộ phim Under the Dome của phóng viên Sài Tĩnh tường thuật lại tình trạng ô nhiễm không khí của Trung Quốc. (Ảnh: Wikipedia)[/caption]

Năm 2016, vụ án Trọng tài Quốc tế Biển Đông (Đường 9 đoạn); Sơn Đông xuất hiện vấn đề về Vắc-xin;

Vụ án "Cái chết của chàng sinh viên 21 tuổi Ngụy Tắc Tư" - là sự cố gian lận quảng cáo của Baidu - khiến Ngụy Tắc Tư và gia đình bị lừa khi tiếp nhận một liệu pháp trị bệnh Sarcoma mô mềm (ung thư mô mềm) - chưa qua thẩm định do Bệnh viện thứ 2 Trung đoàn Bắc Kinh Cảnh sát vũ trang phụ trách điều trị, v.v.

Năm 2017 - 2018: "Sự kiện A Liệu Sa" - Vào tháng 5/2017, cựu sinh viên Học viện Điện ảnh Bắc Kinh, cô A Liệu Sa, tố cáo trên mạng Weibo, cha của giáo viên chủ nhiệm Chu Huỳnh là ông Chu Chánh Minh đã tấn công tình dục cô. 

Sự kiện các bé ở Trường Mẫu giáo Đỏ Vàng Xanh - bị ngược đãi; Vụ bê bối vắc xin giả của công ty Trường Sinh; Chỉnh sửa gen em bé; Tài xế taxi giết người; Cậu bé 12 tuổi giết xong mẹ ruột quay lại trường học v.v.

[caption id="attachment_1113996" align="aligncenter" width="259"] Sự kiện ngược đãi trẻ em ở trường mẫu giáo Xanh Đỏ Vàng, gây rúng động xã hội một thời. (Ảnh: Sohu)[/caption]

Trong 19 năm trời, còn rất nhiều vụ chấn động khác khiến lòng người không thể nguôi ngoai - Người có biệt danh @aut****ri đã chia sẻ tiếp - "Tôi muốn nói rằng, tất cả chúng ta đều từng chút từng chút mà bước qua, hoặc là đã xem qua, những chuyện tôi kể trên có lẽ đại đa số mọi người đều đã quên lãng".

"Những chuyện mà tôi nhớ cũng không gọi là nhiều, nghĩ đến những ai từng có lòng muốn đi tìm hiểu chân tướng của sự việc bị "nghiền nát thành bột". Đối mặt với sự thật và bi kịch, có lẽ tôi đã từng hoặc có lẽ quan tâm qua, nhưng tôi chưa bao giờ thực sự cảm nhận và hiểu được những gì họ đã trải qua. Tôi không có sự trợ giúp kịp thời nào, thậm chí còn lấy cớ không có hứng thú mà từ chối, ngược lại còn tỏ thái độ kiêu ngạo không nên có đó".

"Làm sao chúng ta có thể đi tới nông nỗi này kia chứ? Chúng ta rốt cuộc xem chính mình đi tới nông nỗi này như thế nào vậy?".

[caption id="attachment_1114989" align="aligncenter" width="354"] Tờ Botanwang cũng đăng tải bài viết của @aut****. (Ảnh: chụp màn hình từ Botanwang).[/caption]

Sau khi bài viết này được đăng tải, không ít các ý kiến bình luận từ bạn đọc "bổ sung" những sự kiện "chấn động" khác:

@ex *****: Bạn còn thiếu sót sự kiện 18 học sinh ở Quảng Đông, còn tại quận Hồ Nam các trẻ không có trường để đi học nên các bậc phụ huynh và chính quyền đã xảy ra cuộc xung đột lớn, còn một số chuyện nữa nhưng tôi quên rồi.

@Luhan*****baoli: còn các blogger, cũng như sự cố 75 tại Urumqi, Tân Cương năm 2009, và sự kiện một phụ nữ mang thai 7 tháng ở Thiểm Tây bị ép buộc phá thai năm 2012.

@Xi**** z: chuyện Trại tập trung Dương Vĩnh Tín ngông cuồng ngược đãi sau khi báo cáo hết 10 năm mới được dừng lại, đây là địa ngục huỷ hoại hàng trăm cuộc đời của trẻ em, trong khi các giám sát viên hầu như không bị trừng phạt. Công lý ở đây thực sự thảm hại đến đáng thương.

Mỹ Khúc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét