Thứ Tư, 27 tháng 3, 2019

Không khí ô nhiễm bao phủ Hà Nội, tia cực tím ở Sài Gòn cao chạm ngưỡng

Không khí ô nhiễm bao phủ Hà Nội, tia cực tím ở Sài Gòn cao chạm ngưỡng https://ift.tt/2HLY1Oa

Sáng 27/3, chất lượng không khí quan trắc được ở các điểm cũng ở ngưỡng xấu, kèm theo hiện tượng trời mù mịt như sương mù bao phủ khắp thủ đô Hà Nội. Trong khí đó trưa cùng ngày ở Sài Gòn, tia cực tím chạm ngưỡng mức 12 - mức cực độ, rất nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ em.

Ông Trần Quang Năng, trưởng phòng Dự báo thời tiết (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương) cho biết trên báo Tuổi Trẻ, thời tiết thủ đô đang trong những ngày không khí lạnh suy yếu, tuy nhiên, dù trời có sương vào đầu giờ sáng nhưng hiện tượng trời mù mịt ở Hà Nội không phải do sương mù gây ra.

Ông Năng cho hay: "Trời mù mịt là do ô nhiễm không khí nên hiện tượng mù là chính".

[caption id="attachment_1117026" align="alignnone" width="586"] Kết quả quan trắc chất lượng không khí sáng 27-3 cũng phản ánh chất lượng không khí ở ngưỡng kém. (Ảnh: Xuân Long/Vietnamnet)[/caption]

Ngay trong sáng 27/3, người dân cảm nhận rõ bầu không khí ở Hà Nội đặc quánh, khó thở, trời mù mịt. Tuy nhiên, theo các chuyên gia môi trường, hiện tượng nghịch nhiệt đang xảy ra.

Theo ông Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, khi hiện tượng nghịch nhiệt xảy ra, chất lượng không khí xấu đột ngột.

Còn theo ông Trần Quang Năng, hiện tượng thời tiết mù mịt như hiện nay chỉ hết khi có tác động như mưa lớn, gió mùa đông bắc mạnh tràn về hay trời phải hửng nắng.

Ông Hoàng Dương Tùng khuyến cáo người dân nên theo dõi chất lượng không khí qua các trạm đo trên cổng thông tin điện tử thành phố Hà Nội (hanoi.gov.vn) hoặc mạng quan trắc của Tổng cục Môi trường để chủ động sử dụng khẩu trang đúng chủng loại.

Ông Tùng cho rằng mức độ ô nhiễm không khí như trên có thể do hoạt động giao thông tăng cao và hiện tượng nghịch nhiệt.

Báo Vietnamnet thông tin, tại TP. HCM vào hôm nay (27/3), theo web về thời tiết Weatheronline (Anh), chỉ số tia cực tím (UV) ở mức 12, ở ngưỡng cao nhất. Trước đó, hôm qua, trang này cũng đưa ra chỉ số tia UV ở mức 11. 

[caption id="attachment_1117028" align="alignnone" width="1080"] Chỉ số tia cực tím (UV) tại TP.HCM vào hôm nay ở mức 12 và đây là mức ở ngưỡng cao nhất. (Ảnh: Vietnamnet)[/caption]

Dự báo chỉ số tia UV trong những ngày tới có thể giảm nhưng luôn ở mức cao nhất là 10,11.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ số tia UV cao nhất là 11+ (quá cao) với thời gian gây bỏng là 10 phút.  

Th.S Lê Đình Quyết, Phó trưởng Phòng dự báo Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ cho biết, nắng nóng sẽ kéo dài đến cuối tháng 3, sau đó nhiệt độ giảm xuống 1-2 ngày, chỉ còn nắng nóng cục bộ ở một số nơi.

Qua tháng 4, thời tiết ở Nam Bộ sẽ tiếp tục hứng chịu thêm một đợt nắng nóng mới, ít mưa trái mùa.

Ông cho biết, nguyên nhân của nắng nóng trong những ngày qua là do hội tụ của 2 hình thế thời tiết.

Chỉ số tử ngoại hay chỉ số UV là một chỉ số đo lường theo tiêu chuẩn quốc tế về cường độ của bức xạ tử ngoại từ mặt trời tại một địa điểm cụ thể vào một ngày cụ thể.

Các tổ chức y tế công cộng khuyến cáo việc tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời sẽ gây bỏng nắng, tổn thương mắt như đục thủy tinh thể, lão hóa da, ức chế miễn dịch và ung thư da.

Do đó, người dân tự bảo vệ mình bằng tất cả các biện pháp phòng ngừa bao gồm: Thoa kem chống nắng SPF 30+, kính râm, áo sơ-mi dài tay, quần dài, đội mũ rộng vành, tránh ánh nắng mặt trời 3 giờ trước và sau giữa trưa.

Khôi Minh (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét