Thứ Năm, 28 tháng 3, 2019

Thượng viện Séc ra nghị quyết lên án Trung Quốc về vi phạm nhân quyền

Thượng viện Séc ra nghị quyết lên án Trung Quốc về vi phạm nhân quyền https://ift.tt/2Fxz9WN

Cộng hòa Séc là quốc gia gần đây nhất thông qua nghị quyết lên án các hành vi vi phạm nhân quyền trắng trợn của Trung Quốc, đặc biệt nhấn mạnh tới cuộc đàn áp đã kéo dài hàng chục năm đối với các học viên Pháp Luân Công.

Nghị quyết số 265 được Thượng viện Séc thông qua hôm 20/3 với tỷ lệ chấp thuận 64/64, không có phiếu phản đối.

[caption id="attachment_1117400" align="aligncenter" width="700"] Thượng viện Séc thông qua nghị quyết số 265 ngày 20/3/2019 kêu gọi chính quyền Trung Quốc chấm dứt đàn áp các học viên Pháp Luân Công (Ảnh chụp màn hình từ website của Thượng viện Séc)[/caption]

Đây là một sự ghi nhận đối với nỗ lực suốt 4 năm qua của các học viên Pháp Luân Công địa phương, những người đã thu thập hàng ngàn chữ ký trong một bản kiến nghị, kêu gọi chấm dứt sự đàn áp của chính quyền Trung Quốc.

[caption id="attachment_1117366" align="aligncenter" width="500"] Các học viên Pháp Luân Công luyện bài công pháp số 2 tại thủ đô Prague, Séc ngày 9/5/2015 (Ảnh: Minh Huệ)[/caption]

Theo bản Nghị quyết được công bố trên trang web của Thượng viện Séc, các nhà lập pháp nước này kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt ngay việc đàn áp các học viên Pháp Luân Công, các tín đồ Cơ đốc giáo, phật tử Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ; trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm; và tuân thủ các công ước quốc tế về nhân quyền.

Bản kiến nghị với chữ ký của hơn 37.000 người, đã được đệ trình lên Ủy ban Thượng viện về Giáo dục, Khoa học, Văn hóa, Nhân quyền. Ủy ban này đã chấp nhận bản kiến nghị và dự thảo một nghị quyết, trình lên thượng viện để bỏ phiếu.

"Giữ im lặng có nghĩa là chúng ta thừa nhận nó [cuộc đàn áp]", Thượng nghị sĩ Séc, Marek Hilser, một trong những kiến trúc sư trưởng của nghị quyết, phát biểu trước nghị viện hôm 20/3.

[caption id="attachment_1117365" align="aligncenter" width="500"]Pháp Luân Công tại Séc Các học viên Pháp Luân Công diễu hành trên đường phố của thủ đô Prague, Séc ngày 2/9/2017 (Ảnh: Minh Huệ)[/caption]

"Chúng ta, với tư cách là một quốc gia, đã trải qua chế độ chuyên chế độc đoán, và biết chế độ chuyên quyền chính trị là gì, đã trải qua các cuộc hành quyết chính trị, giam giữ và kiểm duyệt. Chúng ta biết rất rõ việc lạm dụng nhân quyền và thiếu tự do. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng đất nước chúng ta, đã có kinh nghiệm lịch sử này, nên nhạy cảm khi quyền con người bị xâm phạm và các giá trị phổ quát đang bị chà đạp ở những nơi khác trên thế giới", ông Hilser nhấn mạnh.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện với các bài tập nhẹ nhàng và một bộ giáo lý dựa trên các nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn, giúp các học viên nâng cao sức khỏe và đạo đức. Pháp môn này được đón nhận ở hơn 100 quốc gia với hơn 100 triệu người theo tập hàng ngày, nhưng bị đàn áp đẫm máu từ năm 1999 đến nay theo lệnh của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc đương thời Giang Trạch Dân.

[videoplayer link="https://video2.dkn.tv/giai-ma-that-bai-19-nam-cua-quai-vat-thanh-rome-trung-quoc_a0148ab48.html"]

Phát biểu tại phiên điều trần, Thượng nghị sĩ Séc Václav Hampl cho biết: "Tôi rất muốn nói lời cảm ơn tới tất cả những người dân đã gửi đơn kiến nghị và đưa vấn đề này lên Thượng viện. Tôi nghĩ rằng đây là một trong nhiều ví dụ thể hiện sự hợp tác giữa xã hội dân sự và Thượng viện đạt được kết quả".

Còn Thượng nghị sĩ Václav Chaloupek chia sẻ: "Từng bước một, chúng ta đã biết được những sự thật kinh khủng và đáng sợ đến mức chúng vượt xa tất cả những gì mà chúng ta có thể tưởng tượng".

[caption id="attachment_1116632" align="aligncenter" width="700"]Pháp Luân Công Trái ngược với Séc và các nước khác trên thế giới, chính quyền Trung Quốc đàn áp các học viên Pháp Luân Công từ năm 1999 đến nay (Ảnh: eventbrite.com.au)[/caption]

Nạn mổ cướp nội tạng

Năm 2006, các nhà nghiên cứu độc lập đã phát hiện ra những bằng chứng cho thấy chính quyền Trung Quốc đang thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm, mà nạn nhân chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công.

Nói về 'chính sách' thu hoạch nội tạng của chính quyền Trung Quốc, Thượng nghĩ sĩ Pavel Fischer cho rằng: "Mỗi người bị bắt trở thành một người cung cấp nội tạng; Nội tạng được thu hoạch từ những người sống, khỏe mạnh để có được chất lượng tốt nhất có thể".

Thượng nghị sĩ Hampl lên án: "Hiện nay, không còn nghi ngờ gì nữa, các học viên Pháp Luân Công và có thể các nhóm [nạn nhân] khác đã bị lạm dụng [để cấy ghép nội tạng] và trên quy mô lớn".

[videoplayer link="https://video2.dkn.tv/bac-sy-trung-quoc-tro-thanh-nhung-ke-giet-nguoi-nhu-the-nao_3af6ffda1.html"]

Năm 2016, một báo cáo điều tra của luật sư nhân quyền Canada David Matas, cựu Ngoại trưởng Canada phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương David Kilgour, và nhà báo điều tra Ethan Gutmann, kết luận rằng chính phủ Trung Quốc đã thành lập một "một hệ thống cấy ghép tạng được chỉ đạo trực tiếp từ chính quyền và với quy mô công nghiệp, được kiểm soát thông qua các chính sách và kế hoạch tài chính quốc gia". Hầu hết nội tạng là được thu hoạch từ các học viên Pháp Luân Công, theo báo cáo.

"Nghị quyết của Séc [đã] gửi thông điệp đến cả thủ phạm và người ngoài cuộc: Chúng tôi biết, chúng tôi lo ngại, chúng tôi nghĩ nên làm gì đó", luật sư Matas viết trong một email gửi tới The Epoch Times (Đại Kỷ Nguyên) tiếng Séc.

Cũng trong một email gửi tới The Epoch Times, ông Kilgour nhận định nghị quyết là "một sáng kiến dân chủ hữu ích khác, hy vọng năm nay sẽ chấm dứt một tội ác đang diễn ra chống lại loài người trên khắp Trung Quốc".

[videoplayer link="https://video2.dkn.tv/cong-dong-quoc-te-phoi-bay-cuoc-tran-ap-ma-trung-quoc-che-giau-gan-2-thap-ky_12a724205.html"]

Trong các năm 2013 và 2016, Nghị viện châu Âu đã thông qua các nghị quyết bày tỏ mối quan ngại sâu sắc đối với "việc thu hoạch nội tạng có hệ thống, quy mô nhà nước từ các tù nhân lương tâm mà chưa nhận được sự chấp thuận của họ". 

Năm 2016, Hạ viện Mỹ đã nhất trí thông qua nghị quyết 343, kêu gọi chính quyền Trung Quốc chấm dứt mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công và những nhóm người có đức tin khác ở Trung Quốc, như các Phật tự Tây Tạng, người theo đạo Cơ Đốc tại gia, người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi. Một số cơ quan lập pháp của nhiều tiểu bang ở Mỹ đã thông qua các nghị quyết tương tự, trong đó có các tiểu bang Arizona, Georgia và Missouri.

Văn Bút

[videoplayer link="https://video2.dkn.tv/trung-quoc-con-khong-con-ac-mong-mo-cuop-tang-tu-nhan_56b607afa.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét