Người xưa nói: “Lùi một bước biển rộng trời cao, nhẫn một chút gió yên biển lặng”. Trước những lợi ích vật chất mà mình đáng được hưởng, nếu có thể khoan dung đối đãi với sai trái của người khác, thì có thể có được niềm vui, biến can qua thành ngọc lụa.
Xưa có câu chuyện rằng, Hồ Thường và Địch Phương Tiến cùng nhau nghiên cứu kinh thư, dùi mài kinh sử. Sau đó Hồ Thường đỗ đạt làm quan trước, nhưng danh tiếng tài năng không bằng Phương Tiến. Hồ Thường vì vậy trong lòng luôn đố kỵ ghen ghét tài năng của Phương Tiến.
Khi đàm luận với người khác, Hồ Thường không bao giờ nói tốt Phương Tiến. Phương Tiến biết được việc này cũng không đáp trả, mà nghĩ ra một cách nhường nhịn lùi bước. Mỗi khi Hồ Thường triệu tập môn sinh giảng giải kinh thư, Phương Tiến liền chủ động phái môn sinh của mình đến nghe giảng và thỉnh giáo Hồ Thường về những vấn đề khó hiểu, đồng thời thành tâm thành ý cẩn thận ghi chép.
Sau thời gian dài, Hồ Thường biết đây là Phương Tiến có ý tôn sùng ông, thế là cảm thấy không đành lòng. Sau đó trên quan trường, ông không còn nói xấu mà chuyển sang khen ngợi Phương Tiến. Trí tuệ nhường nhịn lùi bước của Phương Tiến đã cảm hóa Hồ Thường, biến thù thành bạn.
[caption id="attachment_1065757" align="alignnone" width="707"] Trí tuệ nhường nhịn lùi bước của Phương Tiến đã cảm hóa Hồ Thường, biến thù thành bạn. (Ảnh minh họa: wikipedia.org)[/caption]
**
Một câu chuyện nữa vào năm Chính Đức triều Minh, Chu Thần Hào khởi binh chống lại triều đình. Vương Dương Minh dẫn quân chinh phạt, chỉ nhất cử liền bắt được Chu Thần Hào, lập được công lớn cho triều đình.
Nhưng Giang Bân lúc đó được hoàng đế Chính Đức sủng ái đã vô cùng đố kỵ chiến công của Vương Dương Minh, cho rằng Vương đã đoạt mất cơ hội lập công dựng nghiệp của mình. Thế là Giang Bân đi khắp nơi phao tin: “Trước kia Vương Dương Minh và Chu Thần Hào là đồng đảng, sau này nghe nói triều đình phái binh chinh phạt mới bắt Chu Thần Hào để tự giải thoát mình”.
Sau nghi nghe được những tin này, Vương Dương Minh thương nghị với tổng đốc Trương Vĩnh rằng: “Nếu nhường bước lùi một bước, nhường công lao bắt được Chu Thần Hào thì sẽ tránh được phiền phức không cần thiết. Nếu như cứ kiên trì không thỏa hiệp, thì nhóm người Giang Bân sẽ có thể chó cùng rứt giậu, làm những việc trái lẽ Trời, trái luân lý”.
Thế là ông giao Chu Thần Hào cho Trương Vĩnh, rồi báo cáo lại với hoàng đế: “Bắt được Chu Thần Hào là công lao của binh sỹ dưới trướng của tổng đốc”. Thế là từ đó nhóm người Giang Bân không còn nói năng gì nữa.
Vương Dương Minh cáo bệnh đến chùa Tịnh Từ tu dưỡng. Sau khi Trương Vĩnh về đến triều đình, hết sức ca ngợi lòng trung thành và nghĩa cử cao thượng nhường công tránh họa của Vương Dương Minh. Hoàng đế Chính Đức cuối cùng cũng hiểu ra đầu đuôi sự tình, liền bãi bỏ hình phạt đối với Vương Dương Minh. Vương Dương Minh đã dùng biện pháp nhường công lùi bước nên đã tránh được tai họa do kẻ xấu ghen tức hãm hại.
[caption id="attachment_1065759" align="alignnone" width="665"] Vương Dương Minh đã dùng biện pháp nhường công lùi bước nên đã tránh được tai họa do kẻ xấu ghen tức hãm hại. (Ảnh minh họa: kknews.cc)[/caption]
***
Hai câu chuyện trên đã nói rõ Phương Tiến lùi một bước chuyển thù thành bạn, Vương Dương Minh lùi một bước hóa nguy thành an, bảo toàn tính mạng.
Thế nên, trước mâu thuẫn lợi ích cá nhân với người khác, hay lợi ích vật chất, danh lợi cá nhân bị tổn hại, nếu có thể đại khí đại lượng nhường bước, lùi một bước, thì không những không yếu đuối, trái lại chính là thể hiện của tâm đại nhẫn.
Đối với lỗi lầm của người khác, nếu có thể khoan dung người ta bằng tấm lòng rộng mở, thì sẽ khiến thế giới tinh thần của mình càng trở nên đặc sắc.
Trong cuộc sống hiện thực, hành động nỗ lực tiến thủ, kiên trì không mệt mỏi rõ ràng là đáng được khẳng định. Nhưng đường đời phức tạp, cần dũng cảm vật lộn cũng cần biết giữ gìn, biết lùi bước thích hợp. Nhường bước, lùi bước không chỉ là một loại cơ trí, mà còn là ý chí ngoan cường và nghị lực kiên nhẫn. Nhẫn nại chốc lát khiến đường đời chật hẹp trở nên rộng mở mênh mông.
Theo Secretchina
Nam Phương biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét