Đời người, rốt cuộc theo đuổi điều gì? Không có câu trả lời chuẩn xác cho câu hỏi này. Một ngàn người có một ngàn câu trả lời khác nhau.
Thị trấn nhỏ ở Anh
Có một chàng trai trẻ sống tại thị trấn nhỏ ở Anh, cả ngày lang thang dọc theo các con phố hát dạo để kiếm sống mưu sinh. Một phụ nữ Hoa kiều sống xa gia đình cũng đang làm việc tại thị trấn nhỏ này. Họ luôn ăn tối tại một quán ăn nhỏ nên thường xuyên gặp nhau. Qua thời gian lâu, họ trở nên thân quen, gần gũi.
Một hôm, người phụ nữ với vẻ quan tâm, lo lắng và nói với cậu thanh niên: “Em đừng hát dạo trên các con phố nữa, hãy làm một công việc nào đó thích hợp hơn. Chị sẽ giới thiệu em đến Trung Quốc dạy học, ở đó em hoàn toàn có thể nhận được mức lương cao hơn so với thu nhập hiện tại”.
[caption id="" align="alignnone" width="1366"] Ảnh minh họa: getty.com[/caption]
Cậu thanh niên nghe xong thoáng bối rối, rồi hỏi người phụ nữ: “Công việc em đang làm hiện nay lẽ nào không được xem là một công việc? Em thích công việc này, nó mang lại niềm vui cho em và cho rất nhiều người khác. Có điều gì không tốt sao? Tại sao em phải vượt đại trùng dương, rời xa người thân, rời xa quê hương để làm một công việc mà em không hề yêu thích?”
Những người Anh ở bàn ăn gần bên, dù là lớn tuổi hay nhỏ tuổi đều lấy làm rất lạ. Họ không hiểu nổi, chỉ là kiếm thêm mấy tờ tiền mà phải rời xa người thân, rời xa niềm hạnh phúc. Trong suy nghĩ của họ, các thành viên trong gia đình được gần gũi bên nhau, cùng nhau sinh sống an bình mới là niềm hạnh phúc lớn nhất. Niềm hạnh phúc này không có liên quan đến của cải, địa vị.
Vì điều này mà người dân trong thị trấn bắt đầu cảm thấy người phụ nữ Hoa kiều kia thật đáng thương.
Đôi vợ chồng ở Sơn Đông, Trung Quốc
Khi mới vừa kết hôn, đôi vợ chồng trẻ đã phải mỗi người một nơi. Người vợ ở Tế Ninh, người chồng ở Tảo Trang. Qua mấy năm, người vợ được chuyển đến Tảo Trang thì người chồng lại có quyết định chuyển đến Hà Trạch. Vài năm sau đó, người vợ tốn bao công sức, vượt qua mọi gian nan, vất vả mới chuyển được đến Hà Trạch, nhưng chẳng được bao lâu, chồng cô lại được thăng chức lên thành phố tỉnh Tế Nam làm việc. Chưa đầy một năm sau, chồng cô lại được Tổng công ty Điện lực quốc gia điều chuyển đến Trùng Khánh.
Cuộc sống của họ cứ luôn phải di chuyển và sống xa nhau như vậy nên bạn bè luôn trêu đùa số mệnh của vợ chồng cô được sắp đặt như Ngưu Lang - Chức Nữ. Nếu người chồng không quá theo đuổi công danh, dứt khoát xin từ chức để được ở lại cùng gia đình thì câu chuyện không đến mức éo le như vậy.
[caption id="" align="alignnone" width="2048"] Ảnh minh họa: eyeem.com[/caption]
Nhưng người vợ cũng như bố mẹ gia đình hai bên đều nhất trí phản đối việc người chồng từ chức, họ nghĩ: “Đã làm việc nhiều năm như vậy rồi, nếu xin từ chức có thể phải lập tức nghỉ hưu. Hơn nữa, cơ hội tốt như vậy, từ chức thật đáng tiếc, mất đi cơ hội kiếm tiền không hề nhỏ. Làm thêm mấy năm nữa, kiếm thêm ít tiền lo cho con cái”.
Trên thực tế, điều kiện kinh tế của gia đình họ đã rất tốt rồi. Họ đã sớm thuộc tầng lớp trung lưu nhưng họ vẫn muốn tiếp tục theo đuổi công danh sự nghiệp và chưa muốn nghỉ hưu. Do vậy mà vợ chồng họ vẫn cứ mãi là Ngưu Lang - Chức Nữ.
Có một điều được cho là thành công mà nhiều người không nhận ra
Có nhiều người, sống không thể không có mục tiêu. Mục tiêu có thể là công việc, có thể là lý tưởng, tiền bạc, con cái, chăm sóc cha mẹ già… Điều duy nhất họ không thể có mục tiêu, đó là mục tiêu cho chính mình.
Nhiều người, có thể sống một cuộc sống cam chịu. Họ có thể chấp nhận làm một công việc hoàn toàn không ưng ý, có thể miễn cưỡng duy trì một cuộc hôn nhân, có thể kìm nén cực độ ham muốn, có thể làm bất cứ điều gì để có hộ khẩu… thậm chí hy sinh hạnh phúc của bản thân, cũng không ngần ngại.
Nhiều người, có thể trải qua những tháng ngày khó khăn cùng cực để tìm mọi cách vươn lên chứ không thể bằng lòng với nghèo khó mà giữ gìn đạo nghĩa làm vui. Tất cả những nỗi bất hạnh mà họ gặp phải thì nhất định họ sẽ có một lý do dường như để vui đùa. Với họ, thành công là quyền cao chức trọng, lý tưởng là mang được nhiều tiền về nhà, có thể bỏ qua niềm vui, hạnh phúc gia đình mà phiêu bạt khắp nơi kiếm sống. Nhưng còn có một điều được cho là thành công mà họ không nhận ra, đó chính là không khí đầm ấm trong gia đình, một cuộc đời thanh đạm.
[caption id="" align="alignnone" width="2048"] Ảnh minh họa: merv.co.za[/caption]
Thứ tìm kiếm cả cuộc đời, rốt cuộc là điều gì?
Một thương nhân người Mỹ ngồi bên bến tàu của một làng chài nhỏ ven biển Mexico, ông đang dõi theo một ngư dân chèo chiếc thuyền nhỏ vào bờ, trên thuyền xem ra có mấy con cá ngừ vây vàng tươi rói.
Thương nhân người Mỹ khen ngợi người người ngư dân Mexico đã bắt được những con cá rất đáng giá và hỏi mất bao lâu thời gian để bắt được số cá này. Người ngư dân Mexico trả lời chỉ mất một lúc thôi. Thương nhân người Mỹ lại hỏi vậy sao không bắt thêm chút nữa để có nhiều cá hơn? Người ngư dân Mexico tỏ thái độ không hài lòng, nói: “Số cá này là đủ cho gia đình tôi sinh sống rồi”.
Người Mỹ lại hỏi: “Vậy thời gian còn lại trong ngày nhiều như vậy anh sẽ làm gì?”
Người ngư dân nói: “Tôi ấy à, mỗi ngày tỉnh ngủ khi nào thức dậy khi ấy, ra biển bắt vài con cá, rồi về chơi với bọn trẻ, cùng vợ ngủ giấc trưa, hoàng hôn xuống, lại thong dong vào làng uống vài chén rượu, cùng bạn bè chơi guitar. Một ngày của tôi kín mít và bận rộn”.
[caption id="" align="alignnone" width="1298"] Ảnh minh họa: getty.com[/caption]
Người thương nhân người Mỹ không đồng tình với cách nghĩ của người ngư dân bèn đưa ra ý kiến giúp anh ta:
“Tôi tốt nghiệp thạc sỹ quản trị kinh doanh tại trường Đại học Harvard, tôi có thể giúp anh. Mỗi ngày anh nên dành thêm thời gian để đánh bắt cá, anh sẽ có thêm tiền để mua một chiếc thuyền lớn hơn. Với chiếc thuyền lớn này, anh sẽ lại bắt được nhiều cá hơn nữa, và lại mua thêm nhiều thuyền hơn nữa. Rồi anh sẽ có một đội tàu đánh cá.
Đến khi đó, anh không phải bán cá cho người bán cá nữa, mà sẽ bán trực tiếp cho công ty chế biến cá. Sau đó, anh có thể mở công ty sản xuất đồ hộp. Và như vậy, anh có thể kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến và tiếp thị. Tiếp sau đó, anh có thể rời khỏi làng chài nhỏ bé này để chuyển đến thành phố Mexico, có thể chuyển Los Angeles và thậm chí có thể chuyển đến New York, nơi anh có thể điều hành và không ngừng mở rộng doanh nghiệp của mình”.
Người ngư dân hỏi: “Toàn bộ việc này mất bao lâu?”
Người thương nhân người Mỹ trả lời: “Từ 15 năm đến 20 năm”.
Người ngư dân lại hỏi: “Sau đó thì sao?”
Thương nhân người Mỹ cười lớn nói: “Sau đó anh có thể ở nhà hưởng thụ cuộc sống như một ông vua. Khi thời cơ đến, anh có thể thông báo niêm yết cổ phiếu trên các sàn giao dịch chứng khoán và bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư đại chúng. Đến khi đó, anh trở nên giàu có, kiếm được hàng trăm triệu đô la”.
- “Tiếp sau đó thì sao?”
- “Đến khi đó anh có thể nghỉ hưu, anh có thể chuyển về làng chài nhỏ ven biển để sinh sống. Mỗi ngày tỉnh ngủ khi nào thức dậy khi ấy, ra biển bắt vài con cá, rồi về chơi với bọn trẻ, cùng vợ ngủ giấc trưa, hoàng hôn xuống, lại thong dong vào làng uống vài chén rượu, cùng bạn bè chơi guitar”.
Người ngư dân Mexico ngỡ ngàng, không tin nổi, nói: “Cuộc sống hiện tại của tôi chẳng phải là đang như vậy sao?”
[caption id="" align="alignnone" width="3436"] Ảnh minh họa: thebalancecareers.com[/caption]
Rốt cuộc, con người theo đuổi điều gì trong suốt cuộc đời?
Đời người, rốt cuộc theo đuổi điều gì? Không có câu trả lời chuẩn xác cho câu hỏi này. Một ngàn người có một ngàn câu trả lời khác nhau. Chúng ta cũng biết rằng có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thành đạt. Một số người dành cả đời theo đuổi danh lợi, cuộc sống của họ rất vui vẻ (có thể). Một số người thì dành cả đời ăn chơi hưởng lạc, cuộc sống của họ cũng có thể rất hạnh phúc. Cũng có rất nhiều người chọn cách sống bình dị, vừa đủ. Công việc và cuộc sống bình lặng trôi qua từng ngày, đó chẳng phải cũng là một cách hưởng thụ hạnh phúc sao?
Có lẽ, mỗi người đều có cách nhìn nhận và giải quyết khác nhau, thành công thực sự là trải nghiệm cuộc sống theo cách bạn mong muốn.
Theo Jeff - Vision Times
Tâm Kính biên dịch
[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/the-nao-la-nguoi-thuc-su-giau-co-va-thuc-su-hanh-phuc_edc3ef3cd.html"]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét