Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020

Chính sách đối với Trung Quốc giữa ông Trump và ông Biden khác nhau như thế nào?

Chính sách đối với Trung Quốc giữa ông Trump và ông Biden khác nhau như thế nào? https://ift.tt/2YNoou6

Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden và Tổng thống Donald Trump nhìn Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - qua các lăng kính rất khác biệt. Trong khi cả hai đều đã trình bày một chương trình nghị sự tranh cử dường như nghiêm khắc đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) — thì các giao dịch trong quá khứ của họ lại minh chứng cho một bức tranh khá tương phản, theo phân tích của The Epoch Times ngày 27/8.

Nghị trình nhiệm kỳ thứ hai trong chiến dịch của tổng thống Trump bao gồm một phần cụ thể có tiêu đề "Chấm dứt sự phụ thuộc của chúng ta vào Trung Quốc", trong đó liệt kê một số mục tiêu chính như mang trở lại nước Mỹ việc làm trong ngành sản xuất, và buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm đối với sự bùng phát toàn cầu của virus viêm phổi Vũ Hán ...

Trong khi đó, chiến dịch của ông Biden nhiều lần đề cập đến việc đối phó với Trung Quốc theo kế hoạch “Sản xuất tại toàn nước Mỹ (Made in All of America)”, bao gồm các mục tiêu như khôi phục chuỗi cung ứng và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc bằng cách thực hiện “các hành động thực thi thương mại tích cực”.

Quan điểm của người Mỹ về Trung Quốc nói chung, đặc biệt là kể từ khi bùng phát virus trở thành đại dịch toàn cầu, phần lớn đã trở nên tiêu cực. Một cuộc khảo sát của Pew Research hồi tháng 7 cho thấy 73% người Mỹ trưởng thành nhìn nhận Trung Quốc một cách tiêu cực - tăng 26% so với năm 2018. Các tác giả nghiên cứu cho biết họ “nhận thấy rằng Trung Quốc đã xử lý sai đợt bùng phát dịch ban đầu và gây ra sự lây lan sau đó của COVID-19”.

Chính sách của ông Biden đối với Trung Quốc

Trong chiến dịch tranh cử, ông Biden đã nhiều lần hạ thấp mối đe dọa từ Trung Quốc. Tại một chặng trong chiến dịch ở Iowa hồi tháng 5 năm ngoái, ông Biden nói:

“Trung Quốc sẽ ăn bữa trưa của chúng ta ư? Quý vị thôi đi nào.

“Ý tôi là, bạn biết đấy, họ không phải là những kẻ xấu, thưa quý vị” ông nói. "Và họ cũng không phải là đối thủ cạnh tranh với chúng ta".

Ông Biden, khi còn là thượng nghị sĩ, đã ủng hộ việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO năm 2001, trao cho Bắc Kinh này mối quan hệ thương mại bình thường hóa vô thời hạn với Mỹ. 

Trong một buổi nói chuyện với các thành viên công đoàn vào tháng 5 năm ngoái, ông Biden nói, "Chúng ta có những nhân công làm việc hiệu quả nhất trên thế giới - năng suất gấp ba lần so với nhân công ở châu Á".

Ông Biden cũng phản đối kịch liệt lệnh cấm nhập cảnh đối với Trung Quốc mà Tổng thống Trump đã bổ sung hồi tháng Giêng nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus Vũ Hán. Ông Biden nói:

“Đây không phải là lúc cho chứng cuồng loạn và bài ngoại của Donald Trump, bài ngoại và sợ hãi một cách cuồng loạn”, Ông Biden từng nói vào tháng 3 trước khi hoàn toàn đảo ngược quan điểm của mình về lệnh cấm.

Mối quan hệ của ông Biden với Tập Cận Bình cũng đã phát triển ngày càng sâu sắc. Họ đã làm quen với nhau hồi ông Biden còn phó tổng thống dưới thời Obama. Năm 2015, ông Biden lưu ý rằng ông và ông Tập “đã có vô số cuộc thảo luận riêng tư vượt ra ngoài những chủ đề nói chuyện thông thường”.

“Tôi đã nói với chủ tịch [Tập] điều này sau nhiều cuộc họp của chúng tôi — rằng tôi đã hết sức ấn tượng với sự dũng cảm, sự quyết tâm của ngài chủ tịch Tập và năng lực của ông ấy trong việc xử lý những gì ông ấy được kế thừa”.

Tại một hội nghị bàn tròn năm 2011 ở Bắc Kinh, ông Biden nói, "Tổng thống Obama và tôi, chúng tôi hoan nghênh, khuyến khích và không thấy gì ngoài những lợi ích tích cực từ việc các doanh nghiệp và các thực thể Trung Quốc đầu tư trực tiếp vào Mỹ”.

Các quan chức tình báo Mỹ gần đây đi đến kết luận rằng Bắc Kinh muốn ông Trump thua cuộc. Ông William Evanina, Giám đốc Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia cho biết cơ quan này “đánh giá rằng Trung Quốc muốn Tổng thống Trump - người mà Bắc Kinh coi là không thể lường trước - thất cử”.

Chính sách của ông Trump đối với Trung Quốc

Trong chiến dịch tranh cử năm 2016, ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump đã hứa sẽ đối đầu với Trung Quốc xoay quanh các hoạt động kinh tế bất công của nước này.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên, chính quyền Tổng thống Trump đã thực hiện phương pháp tiếp cận an ninh quốc gia “toàn chính phủ” để chống lại sự xâm nhập của Trung Quốc vào Mỹ, một nỗ lực quy mô lớn chưa từng có từ các chính quyền Mỹ trước đây.

Tổng thống Trump đã nhiều lần trừng phạt các quan chức ĐCSTQ, bao gồm cả những người ủng hộ luật an ninh quốc gia mới hà khắc của Bắc Kinh và các hành vi vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm dân tộc thiểu số khác.

Một số công ty do ĐCSTQ hậu thuẫn cũng đã bị Hoa Kỳ đưa vào danh sách đen vì các hành vi vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc.

Vào tháng 1, Tổng thống Trump đã ký một thỏa thuận thương mại giai đoạn một với Trung Quốc. Nhưng vào tháng 7, ông nói rằng mối quan hệ đã bị “tổn hại nghiêm trọng” và các dấu hiệu của một thỏa thuận giai đoạn hai là khá mỏng manh. Ông Trump cũng cho biết "sự chia tách triệt để" với Trung Quốc vẫn là một lựa chọn.

Dưới thời Tổng thống Trump, các vụ bắt giữ gián điệp Trung Quốc đã tăng mạnh. Trong 4 năm cuối của chính quyền Obama, không có cá nhân nào bị buộc tội làm gián điệp cho Trung Quốc, trong khi chỉ trong năm 2017 chính quyền Trump đã bắt giữ và truy tố 4 gián điệp Trung Quốc.

Giám đốc FBI Christopher Wray gần đây tiết lộ cơ quan này hiện có hơn 2.000 cuộc điều tra mở có thể truy nguồn trở lại ĐCSTQ, đánh dấu sự gia tăng khoảng 1.300% các vụ điều tra gián điệp kinh tế có liên quan đến Bắc Kinh. Ông cũng cho biết văn phòng đã phải mở "một cuộc điều tra phản gián mới liên quan đến Trung Quốc cứ sau 10 giờ".

Các hành động đáng chú ý khác nhằm chống lại Trung Quốc của chính quyền Trump bao gồm chấm dứt chính sách thương mại đặc biệt của Mỹ với Hồng Kông, đẩy lùi các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và đóng cửa lãnh sự quán của Trung Quốc ở Houston.

Theo Bowen Xiao, The BL
Hương Thảo dịch & biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét