Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2018

Năm 2018 đánh dấu mốc hồ sơ nhân quyền Trung Quốc ‘lao dốc’

Năm 2018 đánh dấu mốc hồ sơ nhân quyền Trung Quốc ‘lao dốc’ http://bit.ly/2Rl9Wqv

Tại Trung Quốc, năm 2018 là một năm mà những người bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới nói rằng đó là năm cực kỳ đàn áp, đặc biệt khi nói về cuộc đàn áp tín ngưỡng, theo VoaNews.

Giới lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc đã ra sức bảo vệ hành động của họ trong bối cảnh ngày càng gia tăng những lời kêu gọi rằng những hành động của họ có thể cấu thành tội ác chống lại loài người.

Những hành động đó bao gồm giam giữ hàng trăm ngàn người - thậm chí có thể hơn triệu người Hồi giáo tại Tân Cương, phá hủy và ngưng hoạt động của các nhà thờ Thiên Chúa giáo trên toàn quốc, và các cuộc đàn áp có hệ thống đối với những người bất đồng quan điểm.

"2018 là một năm thảm họa nhân quyền tại Trung Quốc, nơi mà mọi tầng lớp nhân dân đã phải trả giá đắt bởi việc lạm quyền. Trong năm qua, Trung Quốc đã thực thi một cách có hệ thống các chính sách đàn áp càn rỡ nhất chưa từng có", theo ông Dilxat Raxit, phát ngôn viên Đại hội Duy Ngô Nhĩ Thế giới, trụ sở tại Đức.

Sau nhiều tháng phủ nhận, Trung Quốc thừa nhận các trại giam giữ là có tồn tại và phát động một chiến dịch tuyên truyền toàn cầu, bảo vệ sự can thiệp của họ nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác tại khu vực tây Tân Cương.

[caption id="attachment_1071188" align="aligncenter" width="550"] Gần 2.000 người Duy Ngô Nhĩ lưu vong đã diễu hành tại Brussels, kêu gọi sự chú ý tới hoàn cảnh của hàng trăm ngàn người Duy Ngô Nhĩ bị Bắc Kinh giam giữ tại các trại cải tạo ở Tân Cương. (Ảnh: Uighur.nl)[/caption]

Bắc Kinh vẫn chưa xác nhận có bao nhiêu người đã bị giam giữ, và đối với họ, cái gọi là "trung tâm dạy nghề" là một phần cần thiết trong cuộc chiến chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo. Thực tế, những người ủng hộ quyền tự do ngôn luận, những người thiểu số đang bị giam giữ và bị buộc phải làm việc quá sức và không được trả lương trong các nhà máy được gọi là đào tạo nghề. Trung Quốc cũng đang lên kế hoạch mở rộng các trại "cải tạo" theo kiểu mẫu Tân Cương tại Ninh Hạ, nơi có người thiểu số Hồi giáo.

Những động thái như vậy làm rõ sự ra sức của đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm quét sạch người Hồi giáo và mở rộng quyền kiểm soát trên các nhóm tôn giáo khác, Dilxat Raxit nói.

Ông Bob Fu, người sáng lập China Aid có trụ sở tại Texas, Hoa Kỳ, cũng đồng tình với quan điểm trên. China Aid là tổ chức cam kết thúc đẩy tự do tín ngưỡng tại Trung Quốc.

Ông Bob Fu cho hay: "Đây là một trại tập trung thế kỷ 21, giống như Đức Quốc xã trong những năm 1930 và 1940. Vì vậy, cộng đồng quốc tế nên lên án một cách dứt khoát và thúc giục chính quyền Trung Quốc chấm dứt ngay tội ác này".

Những người ủng hộ nhân quyền đã kêu gọi các chính phủ trên toàn thế giới áp các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc liên quan đến vi phạm nhân quyền. Các thượng nghị sỹ Hoa Kỳ bao gồm ông Marco Rubio đã tố cáo các trại giam giữ của Tân Cương và các hành vi bị cáo buộc khác có thể là tội ác chống lại nhân loại.

Trong tháng 11/2018, ông Rubio và một nhóm các nhà lập pháp lưỡng đảng đã đưa ra dự luật giải quyết tình hình và kêu gọi các nhà hoạch định chính sách Mỹ phải sáng suốt về những tác động toàn cầu từ sự đàn áp trong nước của Trung Quốc.

Dự luật lưỡng đảng kêu gọi chính quyền của Tổng thống Donald Trump sử dụng các biện pháp bao gồm trừng phạt kinh tế nhằm bảo vệ người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số khác. Nếu điều đó xảy ra, Trung Quốc tuyên bố sẽ trả đũa tương ứng.

Không chỉ có người Duy Ngô Nhĩ mới bị cuốn vào cuộc đàn áp của đảng Cộng sản, mà họ còn leo thang đàn áp các cộng đồng Cơ Đốc giáo, theo ông Bob Fu.

Các nhà chức trách đã phá hủy các nhà thờ, và tại số một địa điểm có một sự thúc ép nhằm chắc rằng bất cứ ai dưới 18 tuổi không được phép tới nhà thờ hoặc chịu ảnh hưởng của bất kỳ tôn giáo nào.

"Trung Quốc chính thức vô thần, nhưng họ nói rằng họ cho phép tự do tín ngưỡng", VoaNews viết.

Thành Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét