Bị cúm khi đang mang thai là một trong những nỗi lo sợ nhất của các bà bầu. Virus của dịch cúm không chỉ khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật, mà khi sốt cao cộng với độc tính của virus cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây nên hiện tượng sảy thai hoặc sinh sớm.
Thông thường, hệ thống miễn dịch của người phụ nữ sẽ suy giảm hơn từ khi bắt đầu mang thai, do đó, bà bầu rất dễ bị nhiễm trùng, mắc ho, cảm lạnh và cúm.
Virus cúm và các loại virus khác đều có thể gây dị tật cho thai nhi. Khi người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai thì nguy hiểm càng tăng lên. Nguyên nhân là do ở giai đoạn đầu thai kỳ, em bé mới đang bắt đầu hình thành và phát triển dần dần các bộ phận của cơ thể. Lúc này thai nhi đáp ứng kém với sự gia tăng thân nhiệt của người mẹ.
[caption id="attachment_1102365" align="aligncenter" width="548"] Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cần đặc biệt lưu ý khi bị cảm cúm. (Ảnh: theAsianparent)[/caption]
Tuy nhiên các mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị thích hợp và nên thường xuyên đi khám thai đều đặn, theo dõi sự phát triển, và phát hiện những bất thường của thai thông qua siêu âm.
Và điều cần hết sức lưu ý là mẹ bầu tuyệt đối không nên tự ý dùng bất kì loại thuốc nào. Các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén... nếu dùng không đúng chỉ định, liều lượng và chức năng.
Nhiều loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi
- Thuốc kháng virus như Tamiflu, Flumadine, Relenza hoặc Symmetrel: Có thể gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh.
- Aspirin và ibuprofen: Aspirin có thể gây chảy máu thai nhi còn Ibuprofen chưa được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai.
- Tiêu đờm guaifenesin và ức chế ho dextromethorphan: Đây là những chất thường thấy trong sirô thuốc chống cúm, cảm lạnh và ho. Chúng có liên quan đến các biến chứng khi mang thai trong các nghiên cứu động vật. Ngoài ra, cho dù có tự điều trị bằng các biện pháp tại nhà với các thảo dược thì bà bầu cũng cần lưu ý và tham khảo tư vấn trước đó của bác sĩ. Nếu thấy có dấu hiệu lạ khi dùng các biện pháp đó thì nên đi khám càng sớm càng tốt.
Một số phương pháp dân gian giúp trị cảm cúm cho bà bầu hiệu quả
Dùng tỏi trị cảm cúm:
[caption id="attachment_1102372" align="aligncenter" width="550"] Trị cúm bằng tỏi là một lựa chọn không tồi cho các bà bầu. (Ảnh: Pixabay)[/caption]
Tỏi nếu dùng thường xuyên có tác dụng phòng ngừa và điều trị cảm cúm rất tốt. Tỏi chưa chế biến có tác dụng chống nấm, chống vi khuẩn và virus. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỏi có thể làm tăng nhanh tốc độ phục hồi sức khỏe sau cúm và tăng sức đề kháng. Tỏi lại rất an toàn với phụ nữ đang trong thời kỳ bầu bí nên được khuyên dùng trong các trường hợp cảm cúm ở bà bầu.
Sử dụng nước chanh:
Nước chanh có hiệu quả tốt trong việc làm giảm đau rát cổ họng và giảm dịch nhầy. Các mẹ bầu có thể uống một cốc nước ấm pha nửa quả chanh và mật ong. Phụ nữ mang thai đặc biệt 3 tháng đầu do sự thay đổi hormone trong cơ thể và thiếu máu nên rất hay bị đau đầu, chóng mặt. Chị em nên uống cũng với mật ong vì dùng mật ong thường xuyên sẽ giúp khí huyết được lưu thông tốt hơn, tạo giấc ngủ sâu và ngon, hạn chế các tình trạng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi...
Sử dụng muối ăn:
Muối ăn được khuyên dùng trong các trường hợp bà bầu bị cảm cúm vì đây là một chất để súc miệng tuyệt vời và có thể giảm ho. Các mẹ bầu có thể dùng nước ấm và thêm một chút nghệ để tăng cường hiệu quả chống viêm nhiễm. Muối còn được pha với nước ấm để rửa mũi. Việc rửa mũi thường xuyên cũng giúp điều trị các bệnh viêm xoang.
Minh Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét