Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

Vì sao quần dài và ủng là các trang phục bị cấm dưới thời La Mã cổ đại?

Vì sao quần dài và ủng là các trang phục bị cấm dưới thời La Mã cổ đại? https://ift.tt/2Uc1bxk

Quần dài và ủng là các trang phục bị cấm dưới thời La Mã cổ đại - quần dài đã từng bị coi là một biểu tượng của sự man rợ đối với người La mã cổ đại. Điều kỳ lạ tưởng chừng khó tin này là có thật!

Nếu bạn sống ở La Mã cổ đại, bạn sẽ phải suy nghĩ trước khi mặc quần dài. Đối với người La Mã cổ đại, quần dài là biểu tượng rõ ràng nhất của sự man rợ và không một người đàn ông biết coi trọng danh dự nào muốn bị coi là mặc đồ của bọn man di mọi rợ (Barbarians). Thậm chí còn có một đạo luật nghiêm cấm mặc quần dài và đi ủng ở La Mã cổ đại.

[caption id="attachment_402600" align="alignnone" width="700"] (Ảnh: ancientpages.com)[/caption]

Quần dài và ủng (được gọi là 'bracae' trong tiếng Latin) gắn liền với những người man rợ hay cưỡi ngựa, bao gồm nhiều nhóm người Giéc Manh, chẳng hạn như Goths, Huns, Vikings và một số khác.

Thuật ngữ "Barbarian" hiện nay đã bị dùng sai khác đi. Trong thời hiện đại, chúng ta thường nói những người Barbarian là những người không được văn minh hay những người xấu. Nhưng ý nghĩa đầu tiên của từ "man rợ" này là không đề cập đến những hành vi xấu xa mà là những người không phải là người Hy Lạp hay không nói tiếng Hy Lạp.

Ovid, một nhà thơ La Mã sống trong thời trị vì của Augustus, khi gặp những ‘người man rợ’ mà ngày nay chính là người Tomis của Romania, ông đã viết: "Những người dù không nguy hiểm, nhưng trông rất ghê tởm, khi mặc áo da và quần dài che kín, và chỉ có mỗi khuôn mặt là thò ra ngoài."

[caption id="attachment_402605" align="alignnone" width="800"] (Ảnh: Ancientpages.com)[/caption]

Một đạo luật từ năm 397 và sau đó là một điều khoản khác vào năm 399 sau CN đã cấm ngặt việc mặc quần dài và đi ủng ở thành Rome, viết rằng:

Trong thành Rome, không ai được mặc quần dài hay đi ủng. Nếu bất kỳ người nào, sau khi ban hành Quy định này của Đấng Khoan dung của chúng ta, mà vẫn cố tình ăn mặc như vậy, thì sẽ bị trừng phạt vì vi phạm quy định pháp luật và trục xuất khỏi thành phố thiêng liêng của chúng ta (Codex Theodosianus, 14.10.3 [6 tháng 6, 399 SCN])”

Thủ lĩnh của Gaulish, Vercingetorix, mặc quần, đầu hàng Julius Caesar sau trận Alesia năm 52 TCN.

Susanne Elm, một nhà sử học thuộc Đại học California, Berkeley, người nghiên cứu mối quan hệ của La Mã với các bộ lạc phương bắc, nói: "Ảnh hưởng man rợ về cách ăn mặc là điều mà hoàng đế muốn kiểm soát, nhưng rồi các vệ sĩ của họ, cũng là những người mà họ tin tưởng, lại là những người Barbarian"

Việc cấm mặc quần dài và đi ủng là một nỗ lực trong tuyệt vọng để giữ cho hình ảnh La Mã trường tồn. Trong thời kỳ này, Đế chế La Mã đã trở thành một nơi pha trộn của nhiều truyền thống khác nhau, sau hàng trăm năm bành trướng và thôn tính văn hoá các dân tộc khác.

Tóc để dài và đồ trang sức sặc sỡ cũng nhanh chóng bị cấm như ủng và quần dài.

"Vào thế kỷ thứ năm và thứ sáu, đột nhiên cái gọi là cách ăn mặc man rợ, với áo có ống tay và quần dài như vậy, lại trở thành đồng phục chính thức của triều đình La Mã". Giáo sư Kelly Olson, tác giả của cuốn "Nam tính và trang phục trong thời kỳ La Mã cổ đại", nói: "Nếu bạn tới gần Hoàng đế, thì bạn nên mặc đồng phục như vậy. Các học giả vẫn chưa thể giải thích được điều đó đã xảy ra như thế nào: quần dài vốn bị cấm mặc bỗng lại trở thành trang phục bắt buộc trong triều đình La Mã".

Điều này có thể được giải thích bởi thực tế là người La Mã cổ đại, vốn hoàn toàn chống lại quần dài và ủng, đã thay đổi thái độ của họ sau khi những người lính La mã tiến vào vùng Bắc u lạnh lẽo và nhận ra tác dụng tuyệt vời của quần áo ấm và ủng cao cổ khi trải qua những ngày đông giá rét.

Hạo Nhiên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét