Các nhà địa chấn học đã tìm thấy những ngọn núi và đồng bằng mịn nằm sâu trong lòng Trái Đất.
Ở trường chúng ta được dạy rằng Trái đất được chia thành ba lớp đó là lớp vỏ, lớp phủ (manti), lớp lõi (bao gồm lõi ngoài lỏng và lõi trong rắn).
[caption id="attachment_1102346" align="alignnone" width="640"] Cấu tạo Trái Đất. Ảnh: mawdoo3.com[/caption]
Mặc dù đây là một sự sắp xếp cơ bản và tương đối chính xác, nhưng cách sắp xếp này đã vô tình loại bỏ các lớp cấu tạo thành phần tinh vi khác mà các nhà khoa học hiện đã bắt đầu xác định được tại phần sâu bên trong của hành tinh chúng ta.
Một nhóm các nhà địa chất đã phát hiện ra một lớp chưa từng được biết đến ở giữa lớp phủ của Trái đất, với tính chất rất giống lớp bề mặt. Nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Khoa học ( Journal of Science ), tác giả là hai nhà địa vật lý Jessica Irving và Wenbo Wu thuộc Đại học Princeton , hợp tác với Sidao Ni từ Viện Đo đạc và Địa vật lý Trung Quốc. Nghiên cứu mô tả cách thức các nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ sóng địa chấn của một trận động đất lớn ở Bolivia (Nam Mỹ) để xác định vị trí một khu vực mới bên trong Trái đất ở độ sâu 660 km, một khu vực đã khiến họ không nói nên lời. Nơi đây có cả một dãy núi và đồng bằng, rất giống với những khu vực trên bề mặt hành tinh.
Để có thể nhìn sâu vào bên trong lòng đất, các nhà nghiên cứu đã phải sử dụng đến những đợt sóng mạnh nhất từng ghi nhận trên hành tinh - sóng địa chấn được tạo ra bởi các trận động đất cỡ lớn.
Đồng tác giả nghiên cứu Irving, phó giáo sư khoa học địa chất cho biết:
“Bạn muốn một trận động đất lớn và đủ sâu để khiến cả hành tinh rung chuyển.”
[caption id="attachment_1102344" align="alignnone" width="640"] Trận động đất lớn ở Bolivia năm 1994 hé lộ những dãy núi 660 km dưới bề mặt. Ảnh: YouTube[/caption]
Đối với nghiên cứu cụ thể này, dữ liệu quan trọng được thu thập từ sóng địa chấn sau trận động đất mạnh 8.2 độ Richter (trận động đất mạnh thứ hai từng được ghi nhận trong trong lịch sử), đã làm rung chuyển Bolivia vào năm 1994.
Irving cho biết thêm:
“Những trận động đất lớn kiểu này không diễn ra thường xuyên. Chúng ta hiện giờ rất may mắn vì chúng ta có nhiều máy đo địa chấn hơn so với 20 năm trước. So với 20 năm trước, địa chấn giờ đã là một lĩnh vực vô cùng khác biệt, về cả công cụ đo đạc cũng như khả năng xử lý dữ liệu.
Nhưng nếu chỉ có dữ liệu thôi thì không giải quyết được vấn đề nếu bạn không biết cách sử dụng chúng.
Đó là lý do tại sao các nhà khoa học sử dụng nhóm siêu máy tính Tiger từ Đại học Princeton để mô phỏng hành vi phức tạp của sóng địa chấn rải rác ở sâu trong lòng Trái đất.
[caption id="attachment_1102345" align="alignnone" width="640"] Nhà địa chấn học Princeton Jessica Irving, phó giáo sư ngành khoa học địa chất, cầm trên tay hai thiên thạch từ bộ sưu tập của Đại học Princeton, hai thiên thạch này có chứa sắt được cho là từ sâu bên trong lòng Trái Đất. Irving sử dụng phép đo địa chấn để khám phá bên trong hành tinh chúng ta, gần đây cô đã tìm thấy một địa hình gồ ghề có kích thước quả núi trên ranh giới 660 km của vùng chuyển tiếp của lớp phủ. Ảnh: Denise Applewhite, Đại học Princeton[/caption]
Công nghệ được áp dụng cho phân tích này phụ thuộc gần như hoàn toàn vào một thuộc tính duy nhất của sóng: khả năng uốn cong và bật nảy.
Do đó, theo cách thức tương tự, sóng ánh sáng có thể bật nảy (phản xạ) trong gương hoặc uốn cong (khúc xạ) khi chúng đi qua lăng kính, sóng địa chấn truyền trực tiếp qua đá đồng nhất nhưng bị phản xạ hoặc khúc xạ khi đạt tới giới hạn hoặc độ nhám nhất định.
Wu - tác giả chính của bài báo mới, người vừa bảo vệ tiến sĩ ngành khoa học địa chất của mình và hiện là một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Viện Công nghệ California cho hay:
“Chúng tôi biết rằng hầu hết tất cả các vật thể đều có độ nhám bề mặt và do đó tán xạ ánh sáng. Đó là lý do tại sao chúng ta có thể nhìn thấy những vật thể này - những sóng tán xạ mang thông tin về độ nhám của bề mặt. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã điều tra các sóng địa chấn rải rác di chuyển bên trong Trái đất để hạn chế sự gồ ghề của ranh giới sâu 660 km trong lòng trái đất”.
Các nhà khoa học đã bị choáng váng bởi sự gồ ghề của ranh giới này. Theo cách họ giải thích, nó cứng hơn lớp bề mặt chúng ta đang sống.
Wu giải thích:
“Nói cách khác, địa hình này mạnh hơn dãy núi Rocky hay dãy Appalachia tồn tại ở ranh giới 660 km.”
Tuy rằng nghiên cứu mới chắc chắn mô tả một trong những khám phá giật gân nhất được thực hiện bên dưới bề mặt chúng ta, mô hình thống kê của họ không cung cấp một cái nhìn sâu sắc cho phép xác định chính xác chiều cao. Tuy vậy, các nhà khoa học cho biết có khả năng một số ngọn núi ngầm dưới đất này lớn hơn bất cứ thứ gì chúng ta đã từng nhìn thấy trên bề mặt hành tinh.
Họ cho biết sự gồ ghề cũng không hoàn toàn phân bổ đồng đều. Theo các nhà khoa học, giống như bề mặt lớp vỏ Trái đất có phần đáy đại dương mịn và những ngọn núi lớn, phần ranh giới 660 km dưới chân chúng ta có những khu vực gồ ghề và những mảng phẳng, nhẵn.
Nhật Quang (theo Ancient Code)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét