Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2020

Anh hùng Nhạc Phi: Nhân, tín, trí, dũng, nghiêm không thể thiếu một điều

Anh hùng Nhạc Phi: Nhân, tín, trí, dũng, nghiêm không thể thiếu một điều https://ift.tt/3gh8yi4

Câu chuyện tận trung báo quốc của Nhạc Phi thời Nam Tống, được truyền tụng cho con cháu Trung Hoa qua nhiều đời trong suốt mấy trăm năm qua, nghe nhiều đến thuộc lòng. Ngoài trung thành dũng cảm ra, Nhạc Phi còn một lòng vì bá tánh, nhân nghĩa đức độ.

Truyền thống yêu nước của Trung Hoa là một sự tu dưỡng phù hợp đạo nghĩa có tố chất cao quý, chứ không phải “chủ nghĩa yêu nước” và “chủ nghĩa dân tộc” hạn hẹp mà Đảng cộng sản Trung Quốc tuyên truyền, đó không phải là “tận trung báo quốc” thực sự.

Tướng lĩnh nhân nghĩa, không giết hại kẻ vô tội

Vào thời Nam Tống, khắp nơi thường xuyên xảy ra cục diện bạo loạn, đạo tặc hung hăng quấy phá ở Kiền Châu và Cát Châu. Hoàng đế hạ lệnh cho Nhạc Phi đi đến đó bình định.

Nhạc Phi đi đến Kiền Châu, lợi dụng địa thế, phái đội quân cảm tử tức tốc đi lên trên đỉnh núi, khiến cho quân địch vô cùng hỗn loạn, đành bỏ núi mà tháo chạy khắp nơi, nhưng không ngờ lại bị kỵ binh của Nhạc Phi bao vây chặt chẽ. Đám đạo tặc kêu gào xin tha chết, Nhạc Phi hạ lệnh không được thảm sát tất cả mà chấp nhận cho bọn chúng đầu hàng.

Lúc đó, mẹ ruột của Hoàng đế là Long Hữu thái hậu từng bị đạo tặc làm cho kinh sợ tại vùng đất này. Hoàng đế bí mật ra lệnh cho Nhạc Phi sau khi chiếm được thành Kiền Châu phải giết hết toàn bộ dân chúng trong thành. Trong “Tống Sử” có ghi chép rằng, Nhạc Phi cầu xin chỉ giết bọn cầm đầu mà xá miễn cho những người bị ép phải phục tùng, nhưng hoàng đế không đồng ý. Nhạc Phi phải nhiều lần cầu xin, hoàng đế mới chịu hạ lệnh miễn tội chết. Bá tánh trong thành cảm kích ân đức của Nhạc Phi nên đã vẽ lại hình ảnh của Nhạc Phi để cung phụng.

Cứu tế bá tánh, xin triều đình xóa nợ

Khi Lư Châu gặp nạn, Hoàng đế đích thân viết thư lệnh cho Nhạc Phi đưa quân đến đó giải vây. Nhạc Phi thống lĩnh quân lính đi đến Lư Châu. Nhạc Phi giơ cao ngọn cờ chữ “Nhạc” và ngọn cờ “tận trung”, tướng sĩ anh dũng giết địch, quân Kim vừa vào trận đã thua, Lư Châu được bình định.

Trên đường đi chinh chiến, Nhạc Phi nhìn thấy cuộc sống của bá tánh vô cùng khổ cực, vì vậy đã khởi tấu lên triều đình: “Các hộ dân ở sáu quận Tương Dương thiếu trâu và lương thực, thỉnh cầu triều đình xem xét cho vay tiền, miễn trừ các khoản nợ công và tư của họ trước đây, lấy việc triệu tập được bao nhiêu bá tánh lưu vong quay về nghề cũ để làm tiêu chuẩn thành tích tốt xấu của quan viên châu, huyện”.

Nhạc Phi tuy là một võ tướng, nhưng trong lúc ông bình định các khu vực bị bạo loạn, đồng thời cũng lo nghĩ đến kế sinh nhai của bá tánh trong thiên hạ, và đề xuất những kiến nghị và cách giải quyết cụ thể. Chỉ với một vài câu chữ đã nói ra được đạo lý trọng yếu để người dân được sống yên ổn, quan viên quản lý tốt hơn, đủ để thấy được tấm lòng lo nghĩ và yêu thương lê dân bá tánh của ông rất sâu rộng.

Tượng Nhạc Phi, trong miếu thờ Nhạc Phi ở Hàng Châu (ảnh: Wikipedia).

“Nhân, tín, trí, dũng, nghiêm, thiếu một thứ cũng không được”

Mỗi khi triều đình trọng thưởng, Nhạc Phi đều chia đều cho các bộ hạ của mình, bản thân ông không chiếm đoạt một chút nào. Có người từng hỏi Nhạc Phi về cách dùng binh, Nhạc Phi nói: “Nhân, tín, trí, dũng, nghiêm, thiếu một thứ cũng không được.”

Mỗi lần tập kết quân lương, Nhạc Phi luôn nhíu mày nói rằng: “Của cải của bá tánh đông nam nước ta tiêu hao hết rồi!”. Sau khi bình định xong khu vực Kinh Hồ, Nhạc Phi chiêu mộ bá tánh trồng ruộng, lại thực thi trồng trọt trong quân đội, mỗi năm tiết kiệm được một nửa lương thảo.

Nhạc Phi yêu quý người hiền lương, cung kính với các học sĩ, thích ngâm tụng những ca khúc tao nhã, thần thái khiêm cung cẩn trọng, giống như một thư sinh. Mỗi lần lập công được thăng chức mà muốn từ chối, ông luôn nói: “Đây đều là công lao của các tướng sĩ, tôi có công lao gì đâu chứ!”.

Có người hỏi ông: “Khi nào thì thiên hạ mới được thái bình?”. Nhạc Phi trả lời: “Nếu như quan văn không yêu tiền, võ tướng không sợ chết, thì thiên hạ sẽ thái bình”.

Nhạc Phi với tiếng thơm lưu danh thiên cổ, có thể nói đó là hóa thân của chữ “Trung”, chỉ cần nhắc đến Nhạc Phi, mọi người liền liên tưởng đến Nhạc Phi từng xăm lên lưng bốn chữ “tận trung báo quốc”. Thật ra mọi hành động việc làm của Nhạc Phi không phải chỉ có một chữ trung mà thôi, ông hoàn toàn thể hiện được bản chất của văn hóa truyền thống Trung Quốc. Ở nhà hiếu thuận với mẹ, đối với thuộc hạ hết lòng yêu thương, hỏi han quan tâm, và còn lo nghĩ cho con cái của họ, thậm chí là xót thương cho nỗi khổ của bá tánh. Mỗi lần lập công thăng chức, Nhạc Phi luôn khiêm tốn từ chối nhận công lao, ông cho rằng đó là công lao của các tướng sĩ, có thể nói ông lúc nào cũng nghĩ cho người khác.

Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Từ thiên tử đến bình dân, đều lấy việc tu thân làm gốc, tâm hướng về thiên hạ. Đây chính là biểu hiện cốt lõi của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Người xưa nói: “Thiên sinh dân nhi lập chi quân”, cũng có nghĩa là trời đất tạo ra hàng ngàn người dân, đem những dân chúng đó phó thác cho bậc quân vương. Mạnh Tử nói: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Nhạc Phi không nịnh hót quân chủ, không độc quyền, hành xử nhân nghĩa, thực sự đã diễn dịch được ý nghĩa sâu xa của văn hóa yêu nước truyền thống Trung Hoa.

Tuy nhiên, ngày nay Đảng cộng sản Trung Quốc không coi trọng đạo đức, người đứng đầu Đảng cộng sản công khai nói rằng “đấu với trời, đấu với đất, đấu với người vui sướng vô cùng”, phải “đập bỏ tất cả tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ, thói quen cũ”, bóp méo tình yêu thương rộng lớn giữa người với người thành đấu tranh và thù hận, tuyên truyền “triết học đấu tranh”.

“Chủ nghĩa yêu nước” trở thành thuốc phiện tinh thần để Đảng cộng sản Trung Quốc bơm vào đầu tẩy não người dân Trung Quốc, khiến học sinh tiểu học từ nhỏ đã căm hận Nhật Bản, căm hận Mỹ, căm hận những người dám nói ra sự thật đen tối của Đảng cộng sản Trung Quốc. Chính quyền ấy chỉ sợ hạt giống thù hận cắm rễ không sâu, chỉ sợ con người biết được chân tướng lịch sử, khiến rất nhiều người lẫn lộn hàm ý thật sự của “yêu nước”.

Đảng cộng sản Trung Quốc tuyên dương “yêu nước” thực chất là “yêu đảng”, mục đích cuối cùng của việc yêu nước là muốn bảo vệ chính quyền, muốn tất cả người dân Trung Quốc đều biến thành công cụ bảo vệ chính quyền của Đảng cộng sản Trung Quốc. Đảng cộng sản Trung Quốc nói dối cả thế giới, dùng thù hận để đầu độc tâm linh của người đời, phá hoại truyền thống tín ngưỡng và niềm tin đúng đắn, khiến cho vô số người dân Trung Quốc đáng được trân quý rơi vào cảnh nguy hiểm mà không biết. Những ai công nhận và đứng về phía Đảng cộng sản Trung Quốc đều đang bị ông trời trừng phạt, vô cùng nguy hiểm. Chỉ có rời khỏi Đảng cộng sản Trung Quốc và  tất cả các tổ chức có liên quan, quay về với bản tính lương tri, lựa chọn chính nghĩa và sự lương thiện mới có thể có một tương lai tươi sáng.

Theo Secret China
Châu Yến biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét