Thứ Ba, 4 tháng 8, 2020

“Địa Mẫu Kinh” dự ngôn về thảm hoạ lũ lụt của Trung Quốc năm 2020

“Địa Mẫu Kinh” dự ngôn về thảm hoạ lũ lụt của Trung Quốc năm 2020 https://ift.tt/31epL5n

Các dự ngôn trong lịch sử từ nhiều đời nay đều có cùng một điểm chung: nói về đại kiếp nạn sẽ bắt đầu từ năm Canh Tý 2020. Ngay cả trong cuốn Hoàng lịch mà mỗi gia đình làm nông đều có trong nhà cũng có nhắc đến dự đoán này. Đó chính là Thơ dự ngôn “Địa Mẫu Kinh” trong Hoàng Lịch, còn được gọi là “Hoàng Đế Địa Mẫu Kinh”. 

Bắt đầu từ tháng 6 đến nay, khắp nơi ở Trung Quốc đại lục đều xuất hiện nhiều trận mưa lớn, gây ra lượng nước lũ khác thường, khiến người dân hoang mang và lo lắng. Liệu có phải sẽ có thảm họa khủng khiếp hơn sắp xảy ra không?

Dự đoán về thảm họa lũ lụt ở Trung Quốc năm 2020 đã thành sự thực

“Địa Mẫu Kinh” được xếp theo thứ tự tuần hoàn của lục thập hoa giáp, mỗi năm ứng với một bài thơ và một quẻ, dự đoán về tình hình sản xuất nông nghiệp của năm đó và cũng nói về thời vận của năm đó. “Địa Mẫu Kinh” không chỉ đưa ra dự đoán về dịch bệnh trong năm Canh Tý 2020, đồng thời còn cảnh báo về lũ lụt và nạn đói. Thơ và quẻ như sau:

Thơ:

Thái tuế canh tử niên, nhân dân đa bạo tốt
Xuân hạ thủy yêm lưu, thu đông đa cơ khát
Cao điền do cập bán, vãn đạo vô khả cát
Tần hoài túc lưu đãng, ngô sở đa kiếp đoạt
Tang diệp tu hậu tiện, tàm nương tình bất duyệt
Kiến tàm bất kiến ti, đồ lao dụng tâm thiết

Dịch nghĩa:

Thái tuế năm Canh Tý, nhiều người dân đột tử
Xuân hạ nước ngập tràn, thu đông nhiều đói khát
Ruộng cao còn một nửa, cuối mùa không lúa gặt
Tần Hoài đầy lưu vong, Ngô Sở nhiều cướp đoạt
Lá dâu chờ mùa rẻ, người nuôi tằm không vui
Thấy tằm không thấy tơ, uổng công lao chăm sóc.

Quẻ:

Thử háo xuất đầu niên, cao đê đa thiên pha
Cánh khán tam đông lý, sơn đầu khởi mộ điền

Dịch nghĩa:

Năm con chuột hoành hành, cao thấp chênh lệch nhiều
Quan sát ba tháng đông, đỉnh núi mọc vườn mộ

Câu thơ đầu “Thái tuế năm Canh Tý, nhiều người dân đột tử” đã chỉ ra vận mệnh của cả năm 2020: Sẽ có rất nhiều người chết một cách đột ngột. Câu quẻ cuối “Quan sát ba tháng đông, đỉnh núi mọc vườn mộ” dự đoán số người tử vong sẽ rất nhiều. Nguyên nhân của tai ương này là gì? “Địa Mẫu Kinh” nói rằng: “Xuân hạ nước ngập tràn, thu đông nhiều đói khát” và “Năm con chuột hoành hành”, tức là muốn nói đến lũ lụt vào mùa xuân và mùa hè, nạn đói, hạn hán cùng với dịch bệnh vào mùa thu. Hiện nay ngoài bệnh dịch hạch được dự đoán trong “Địa Mẫu Kinh” ra, lại còn có dịch viêm phổi Vũ Hán nghiêm trọng hơn.

Nửa năm đầu của năm 2020, tất cả mọi lo lắng và sự quan tâm của người dân đều tập trung vào dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (còn gọi là COVID-19). Đến tận mùa mưa, dịch bệnh vẫn chưa suy giảm mà còn gia tăng nghiêm trọng hơn, đồng thời các trận mưa lớn ở Trung Quốc càng ngày càng lan rộng ra nhiều khu vực. Chỉ trong tháng 6 năm nay, Trung Quốc đại lục đã xảy ra 5 đợt mưa lớn, ảnh hưởng tới 11,22 triệu người. Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng lên đến 861.000ha.Từ giữa tháng 6 trở đi, dải mưa đã di chuyển từ miền nam đi vào các khu vực Giang Nam, Giang Hoài, Hoàng Hoài. Bắt đầu từ ngày 20/6, từ Quý Châu đến vùng hạ lưu sông Dương Tử phải đón trận mưa lớn nhất trong mùa lũ năm nay.

Ngày 23 tháng 6, cầu Đồng Hoa ở thị trấn An Ổn khu Kỳ Giang, Trùng Khánh bị nước lũ nhấn chìm (ảnh: Epochtimes).

Hiện nay, nhiều khu vực ở thượng nguồn sông Dương Tử như Quý Châu, Trùng Khánh đã xảy ra lũ lụt. Đoạn từ sông Dương Tử ở Quý Châu đến Kỳ Giang ở Trùng Khánh vào ngày 22/6 đã xuất hiện “trận lũ siêu lịch sử trong vòng 80 năm”, vượt quá mức chống ngập, kiểm soát lũ của đê tới 5 mét (200,51m). Tỉnh Hồ Bắc có 680 hồ chứa nước hiện đã vượt quá mức nước giới hạn, rất nhiều nơi cũng liên tiếp xảy ra lũ lụt.

Ngày 27/6 nước lũ nhấn chìm thành phố đầu tiên nằm phía sau đập Tam Hiệp là Nghi Xương, nước lũ đổ ào ào xuống các đường phố. Dân mạng cho biết, tại đây đã xảy ra rất nhiều vụ điện giật chết người vì dây diện bị đứt, sa xuống mặt nước trên đường phố. Người dân ở đây nghi ngờ rằng nước lũ trở nên nghiêm trọng là do đập Tam Hiệp và đập Cát Châu xả nước gây ra. Phía truyền thông Trung Quốc lại nói rằng đó là hoạt động “sản xuất điện năng” bình thường. Cho đến chiều ngày 29/6, chính quyền mới thừa nhận là đập Tam Hiệp tiến hành xả lũ đợt đầu trong năm nay. Đến đỉnh điểm mùa lũ, sông Dương Tử sẽ đón thêm những đợt nước lũ mới, từ hồ trữ nước của đập Tam Hiệp đến trung, hạ du chắc chắn đều sẽ phải đối mặt với nguy cơ ngập nước.

Ngày 22 tháng 6, Trùng Khánh bị bão. Lưu vực sông Kỳ Giang xuất hiện nước lũ lớn nhất từ năm 1940 đến nay (ảnh chụp từ màn hình video).

Những nơi bị lũ lụt nặng nề

Dự đoán về thiên tai năm 2020 trong “Địa Mẫu Kinh” có nói: “Xuân thu nước ngập tràn, thu đông nhiều đói khát”, “Năm con chuột hoành hành”. Như vậy lũ lụt và nạn đói đã chiếm hơn một nửa trong số các thiên tai. Nhưng khu vực bị thiên tai nặng nề là ở đâu? Trong “Địa Mẫu Kinh” dự đoán: “Tần Hoài đầy lưu vong, Ngô Sở nhiều cướp đoạt”.

“Tần Hoài” là chỉ khu vực Tần Lĩnh và Hoài Hà. Sông Tần Hoài của Nam Kinh ngày xưa gọi là Long Tàng Phố, là đường phân thủy của sông Hoàng Hà và sông Dương Tử, Tần Lĩnh chính là lưu vực sông Dương Tử. Dãy núi Tần Lĩnh chạy qua miền trung Trung Quốc đại lục, từ Cam Túc, Thiểm Tây, Thiểm Đông đến Hà Nam, được gọi là long mạch của văn hóa Hoa Hạ, các nhánh sông Dương Tử cũng chảy len lỏi qua các khe núi này. Hoài Hà chủ yếu chảy qua bốn tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, An Huy, Giang Tô. Lưu vực Hoài Hà tập trung dân cư đông đúc, cũng là khu vực nông nghiệp khá quan trọng.

“Ngô Sở” là chỉ vùng đất nước Ngô và nước Sở của thời Xuân Thu - Chiến Quốc, bao phủ khắp lưu vực trung, hạ lưu sông Dương Tử. Tần Hoài và vùng đất Ngô Sở cũng chính là nơi nhiều cá và gạo, thủ đô công nghiệp, khu dân cư đông đúc và là khu vực tinh hoa trọng yếu của Trung Quốc đại lục. Trung hạ lưu sông Dương Tử đi qua Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, An Huy, Giang Tô và thành phố Thượng Hải, tập trung hơn 500 triệu nhân khẩu của Trung Quốc. Từ tháng 6 trở đi, khu vực này thường xuyên có nhiều trận mưa lớn, khiến rất nhiều hoa màu bị cuốn trôi. Có thể thấy trước là nửa cuối năm 2020, khu vực này sẽ phải đối mặt với tình trạng không có lương thực để thu hoạch. Đồng thời nạn châu chấu, sâu keo mùa thu làm hại đến cây trồng cũng xảy ra thường xuyên. Tất cả những tình huống này đều trùng khớp với dự đoán “ruộng cao còn một nửa, cuối mùa không lúa gặt” trong “Địa Mẫu Kinh”.

Vấn đề vẫn chưa dừng lại ở đó khi hiện nay khu vực rộng lớn này đang bị ám ảnh trước nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp. Năm 2003, khi đập Tam Hiệp bắt đầu đi vào hoạt động, truyền thông của ĐCSTQ đã nói rằng đập Tam Hiệp “vững như tường vàng, có thể chịu được nước lũ mười ngàn năm mới gặp một lần”. Đến năm 2007, mới có bốn năm ngắn ngủi, truyền thông ĐCSTQ đã đổi cách nói thành đập Tam Hiệp có thể phòng chống “nước lũ ngàn năm mới gặp một lần”. Sau đó lại mới qua một năm, ĐCSTQ chỉ còn dám nói đập Tam Hiệp “có thể chống đỡ lượng nước lũ cực kỳ lớn trăm năm mới gặp một lần”. Rồi thêm hai năm trôi qua đến năm 2010, ĐCSTQ tiếp tục thay đổi cách nói, thừa nhận rằng “không thể đặt hết hy vọng lên đập Tam Hiệp”. Lời hứa đập Tam Hiệp ở sông Dương Tử “vững như tường vàng” này hoàn toàn là bọt bong bóng, dựa vào tuyên truyền để đánh lừa phần lớn người dân Trung Quốc. Trên thực tế đây là "công trình sĩ diện" đánh liều mạng sống con người.

Trung Quốc xưa nay “hữu Hà hoạn, vô Giang hoạn”, sau khi con người nhúng tay vào thì hậu họa vô cùng

Trường Giang (Dương Tử) đã trải qua hàng mấy ngàn năm lịch sử. Con sông rộng lớn mênh mông, mặt nước êm ả và xanh biếc là huyết mạch chính nuôi dưỡng đất đai Trung Hoa phì nhiêu bất tận. Trường Giang không gây ra vấn đề lũ lụt, vỡ đê nghiêm trọng như Hoàng Hà. Vì vậy Trung Quốc xưa nay có câu nói là “hữu Hà hoạn, vô Giang hoạn”, ý muốn nói chỉ có Hoàng Hà là gây hoạ còn Trường Giang thì không.

Những công trình kiểm soát thuỷ lợi cổ đại thông thường chỉ ở hai lưu vực sông Hoàng Hà và Hoài Hà, cũng là những con sông gây ra nhiều tai ương nhất. Mãi cho đến mấy chục năm gần đây, lưu vực Trường Giang mới bắt đầu xảy ra vấn đề lũ lụt. Theo thống kê, nước lũ lớn nhất ở Trường Giang trong vòng 100 năm qua là lần xảy ra vào năm 1954, có 18,88 triệu người chịu ảnh hưởng, hơn 30.000 người thiệt mạng, tuyến đường sắt Bắc Kinh - Quảng Châu không thể lưu thông bình thường. Nguyên nhân chính xảy ra nước lũ nghiêm trọng ở Trường Giang là do lượng nước lũ quá nhiều, vượt mức khả năng xả lũ của các kênh nước trên Trường Giang.

Ngoài dòng chảy chính của Trường Giang, lượng nước ở các nhánh chính của Trường Giang cũng rất lớn. Nếu các nhánh xảy ra lũ thì quy mô cũng vô cùng lớn. Khi các nhánh xảy ra lũ đơn độc cũng đủ hình thành lũ lụt mang tính khu vực. Còn nếu lũ xảy ra cùng lúc với dòng chảy chính thì sẽ tạo thành trận lũ vô cùng khủng khiếp. Nếu khả năng phòng lũ và xả lũ tự nhiên bị con người can thiệp vào thì tình hình lũ lụt sẽ trở nên càng nghiêm trọng hơn. Từ thời nhà Thanh và nhà Minh đến nay, rừng ở khu vực núi trên thượng nguồn Trường Giang càng ngày càng ít đi, trong vòng mấy chục năm nay kể từ khi ĐCSTQ nắm quyền lại càng giảm đi đáng kể. Rừng bị suy giảm làm giảm khả năng giữ nước và đất, khi gặp các trận mưa lớn sẽ nhanh chóng hình thành dòng lũ. Ngoài ra, ở khu vực trung, hạ du dân cư sinh sống đông đúc có nhiều hoạt động ảnh hưởng đến khả năng chống lũ tự nhiên của Trường Giang như: làm vườn xung quanh hồ, chiếm hồ làm ruộng, lấp hồ thành đất và lấn chiếm hồ nước. Việc xây dựng đập Tam Hiệp trên Trường Giang càng tác động mạnh mẽ vào khả năng điều tiết nước tự nhiên của Trường Giang, tình hình ngập nước ở khu vực phụ lưu trên thượng nguồn hiển nhiên sẽ gia tăng rất nhiều.

Các chuyên gia nói rằng, khả năng phòng chống lũ của đập Tam Hiệp vô cùng hạn chế, vì dung tích hồ chứa nước của nó nhỏ hơn nhiều so với tổng lượng nước trong mùa lũ chính. Khi lượng nước ở Trường Giang quá lớn, hồ chứa nước không những không thể kiểm soát nước, mà nếu không kịp xả lũ còn dẫn đến nguy cơ tràn đập, vỡ đập. Cũng có nghĩa là, đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử không những không có khả năng giải quyết vấn đề nước lũ trên sông Dương Tử, ngược lại còn tiềm ẩn nguy cơ, hậu hoạ khôn lường. Chuyên gia công trình đập Tam Hiệp từng tiết lộ rằng, sau khi đập Tam Hiệp được xây xong sạt lở, sụt lún và động đất đã xảy ra ở toàn bộ khu vực hồ chứa và các khu vực xung quanh. Đồng thời nước lũ ở thượng nguồn Trường Giang trở nên nghiêm trọng hơn, giống như trận lũ kỷ lục trong 80 năm qua của Kỳ Giang lần này. Đây đều là những sự thật đã nhìn thấy được trong những năm nay gần đây.

Thành phố Nghi Xương tỉnh Hồ Bắc nằm ở hạ nguồn đập Tam Hiệp trên Trường Giang, vào ngày 27 tháng 6 gặp phải trận bão to, xuất hiện ngập úng nghiêm trọng, đã đưa ra cảnh báo đỏ về bão (ảnh chụp từ màn hình video).

Từ tháng 6 đến nay, rất nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc đại lục đều xuất hiện lũ lụt khác thường. Sông Dương Tử chưa đến mùa lũ nhưng các nhánh sông và dòng chảy chính đã xuất hiện nước lũ vượt quá kỷ lục. Đập Tam Hiệp không có một chút khả năng phòng chống lũ mà còn xả lũ không báo trước, dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng hơn cho trung, hạ du. Tình hình trước mắt cho thấy xu hướng lũ lụt nghiêm trọng ở Trung Quốc đại lục trong năm 2020 đang bước song hành với thiên tai lũ lụt được dự đoán trong “Địa Mẫu Kinh”. Và một kết cúc đáng sợ “quan sát ba tháng đông, đỉnh núi mọc vườn mộ” được nhắc đến trong “Địa Mẫu Kinh” khiến người ta phải rùng mình.

***

Trung Quốc ngày nay không nơi nào là không gặp họa. Con người phải chạy đi đâu mới có được an toàn đây? Trong sách cổ “Kinh Thư” có nói: “Duy thiên hựu vu nhất đức”, trong “Dịch Kinh” lại nói: “Tự thiên hựu chi, cát vô bất lợi”. Cả hai câu đều muốn nói với chúng ta rằng: con đường an toàn thực sự nằm ở đức hạnh thuần nhất. Làm việc và đối nhân xử thế duy chỉ có đi con đường chính đạo, con đường lương thiện, hợp với đạo trời thì mới được Thần linh trên trời bảo hộ. Đó cũng là con đường an toàn nhất.

ĐCSTQ đứng trên thuyết vô Thần để đấu với trời, đấu với đất, làm đều trái ngược với đạo trời. Chính quyền độc tài ấy như một người điên mất hết lý trí, đi làm đủ mọi chuyện xấu, làm hại người dân Trung Quốc, làm hại toàn thế giới, từ đầu đến cuối đều hoàn toàn trái ngược với giá trị lương thiện bao trùm khắp thế gian mà ông Trời đã chỉ dẫn cho con người. Nhân loại chỉ có tránh xa những việc làm trái đạo trời đó mới không bị nguy hiểm, không bị liên lụy, mới có thể quay về với sự che chở của Thần linh. Thoát khỏi ĐCSTQ chính là tìm được đường sống trong cơn hoạn nạn.

Theo Epochtimes
Châu Yến biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét