Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2020

Trung Quốc: Nhật thực là điềm báo đại hồng thuỷ, thiên tai, nhân hoạ

Trung Quốc: Nhật thực là điềm báo đại hồng thuỷ, thiên tai, nhân hoạ https://ift.tt/39NTGoM

Trong Ất Tỵ Chiêm, Lý Thuần Phong cho rằng, nhật thực xuất hiện là biểu hiện của việc Thiên tử thất đức. Những quốc gia có nhật thực thông thường sẽ có biến động về chính quyền, có thể còn xuất hiện thảm họa quân sự, thiên hạ đại loạn, động đất, lũ lụt, nạn đói, mất lãnh thổ…

Theo đó, tất cả những thảm họa này đều có thể phán đoán từ những biểu hiện cụ thể của khí tượng. Ví như, nhật thực xuất hiện từ trên xuống, chính quyền của Thiên tử đã phạm sai lầm. Nhật thực xuất hiện từ bên cạnh, nội bộ sẽ có biến, vị trí Thiên Tử bị đe dọa. Nhật thực xuất hiện từ phía dưới, là nữ chủ, hậu phi hoặc đại thần có hành vi sai trái.

Gần đây, nhật thực hình khuyên xuất hiện vào ngày 21/6/2020 theo hướng từ góc trái lên trên, có quan hệ mật thiết với hiện tượng lũ lụt xảy ra liên miên tại hạ lưu sông Trường Giang.

Dị tượng là lời cảnh tỉnh

Ở Trung Quốc thời xưa, dù là quân vương, đại thần hay dân thường đều rất quan tâm tới vấn về thiên tai. Hiện tại chúng ta đều nghĩ rằng người xưa là mê tín, rõ ràng mọi việc là do thiên tai gây ra, lại cứ nói đó là ý của các vị Thần. Thực ra, với những người đang ở năm 2020 như chúng ta mà nói thì niềm tin vào Thần, vào Trời của người xưa quả thực là quá xa vời, khó hiểu. Cuộc sống hiện đại đã mài mòn đi rất nhiều tín niệm truyền thống.

Thuở xưa, quân vương, đại thần và dân thường thực sự có niềm tin rằng thiên tai là sự cảnh cáo của trời đất với quân vương. Từ đó, quân vương phải tự kiểm điểm lại đức hạnh của bản thân, sửa chữa những sai lầm đã mắc phải. Quân vương khi đối diện với thiên tại phải chủ động đứng ra chịu trách nhiệm. Đây là bổn phận của một người đứng đầu đất nước. Đại thần cũng tự xem lại mình, xem bản thân đã làm hết trách nhiệm của mình chưa. Người dân cũng phải nghĩ, thiên tai ập đến với mình liệu có phải vì hàng ngày mình chưa tích đức, hành thiện hay không. Khi xuất hiện thiên tai, toàn xã hội từ trên xuống dưới đều phải tự xem lại mình. Quân vương mắc lỗi tự nhận, đại thần tự tỉnh ngộ, người dân bắt đầu chú ý tới hành vi, lời ăn tiếng nói của mình xem đã phù hợp với đạo đức chưa.

Mặt khác, thiên tai gây thống khổ cho người dân, nếu cứ để người dân phải tự chịu đựng thì sẽ gây ra thay đổi trong tâm lý. Nếu quân vương không dám đứng ra chịu trách nhiệm trước những nguyên nhân này thì nỗi thống khổ rất có thể biến thành nguồn cơn của sự lật đổ chính quyền.

Đối đãi của quân chủ

Một quân chủ hiểu rõ quy luật này sẽ không thể ngồi yên. Cổ nhân nói: “Lý do trăm vua lên ngôi hay phế truất, chính là họa phúc của muôn dân”.

Năm 178 trước Công Nguyên, khi xảy ra nhật thực, Hán Văn Đế đã xuống chiếu: “Trẫm biết rằng: dân do trời sinh ra, nhưng nuôi dưỡng, trị vì là do vua tôi. Vua tôi không có đức, không ổn định được triều chính, trời sẽ gieo tai họa xuống để trừng phạt. Tháng 11 có nhật thực, trừng phạt của trời đã tới, thiên tai đại họa sẽ rất lớn! Mọi tội lỗi sẽ do mình ta gánh chịu”.

Ảnh minh họa: Opapaty / Pixabay.

Trong Tư trị thông giám có ghi chép, năm 719 xuất hiện nhật thực, Đường Huyền Tông đã cải tổ lại bộ máy, giảm thuế, giúp đỡ người dân nghèo, ân xá cho người tù tội, lắng nghe người dân… Nhật thực cũng là một dự báo xấu đối với việc quân, sau nhật thực không nên dùng quân bừa bãi.

Nguyên Thế Tổ năm thứ 2 (1280) cũng xuất hiện nhật thực, Thế Tổ hạ chỉ trong thời gian xuất hiện nhật thực cấm uống rượu, cấm vui chơi giải trí, cấm giết mổ gia súc, gia cầm trong 1 ngày để người dân làm lễ thờ cúng, tỏ lòng tôn kính với trời đất.

Năm 1275, niên hiệu Đức Hữu năm đầu thời Tống Cung Đế, thái hậu làm lễ từ bỏ tôn hiệu “Thánh Phúc” để thuận theo thiên mệnh.

Hoàng hậu Trương Thị của Đường Túc Tông rất được lòng người, dần dần muốn can thiệp vào việc triều chính. Năm Càn Nguyên thứ 2 (761), triều đình hội nghị, quyết định phong cho Trương Hoàng hậu tôn hiệu Dực Thánh. Đại thần lên tiếng phản đối vì trước đây chưa có tiền lệ phong tôn hiệu cho Hoàng hậu. Sau đó trong nước có nguyệt thực, Túc Tông bèn bỏ ý định này.

Đại thần

Người không phải là thần thánh, nên dù ai cũng thế, kể cả vua quan cũng có những lúc hồ đồ, cảnh báo của trời đất cũng là cơ hội để các trung thần tự ngẫm lại mình.

Thời Nguyên Thái Định Đế, năm 1326, xuất hiện nhật thực, động đất, sao biến dạng. Con trai của ông lập tức cho triệu tập bá quan bàn đối sách để làm sao tránh được thiên tai. Các đại thần vốn mọi khi không ai dám nói gì thì giờ đây đã mạnh dạn đưa ra rất nhiều ý kiến. Trong đó một người tên Tào Nguyên đã đề xuất: Phải thực hiện quản lý bằng đức độ, tiết kiệm chi tiêu trên phạm vi toàn quốc, đề bạt người hiền tài, giúp đỡ người nghèo, giảm bớt gánh nặng cho dân, khuyến khích quân lính, thanh lọc những người không có năng lực, phải để những người thực sự có tài được trọng dụng... Những gì Tào Nguyên đưa ra đều được thực thi, khi đó rất nhiều người quan lại yếu kém đã được thanh lọc, nền cai trị lại ổn định trở lại.

Triều Minh, thời Hoàng đế Vạn Lịch năm thứ 30 (1602) cũng có hiện tượng sao biến đổi, trước đó nhật thực xảy ra liên tục vào tháng 4 hàng năm. Đại thần Trương Vấn Đạt nghĩ rằng đại hạn giáng xuống là lời cảnh báo của Trời. Ông yêu cầu Minh Thần Tông bỏ thuế mỏ nhưng Thần Tông không đồng ý. Trương Vấn Đạt không bỏ cuộc, vẫn để Thần Tông tự tu thân tỉnh ngộ. Nhưng Thần Tông không đọc tấu của Trương Văn Đạt, và tìm cách đẩy Trương ra khỏi kinh thành. Triều Minh sau đó nhanh chóng xuống dốc. Cũng từ năm Vạn Lịch, mọi chuyện không còn nằm trong tầm kiểm soát nữa. Sau khi Hoàng đế Vạn Lịch qua đời chỉ 24 năm sau nhà Minh cũng diệt vong.

Tháng 3 năm 1840 xuất hiện nhật thực, 3 tháng sau, chiến tranh nha phiến thứ 1 xảy ra.

Tháng 4 năm 1894 nhật thực toàn phần và nhật thực hình khuyên đồng thời xảy ra, 3 tháng sau, chiến tranh Giáp Ngọ giữa nhà Thanh và quân Nhật xảy ra.

Tháng 5 năm 1948, ở Nội Mông Cổ xuất hiện dịch hạch, năm thứ 2 Đảng Cộng sản Trung Quốc cướp chính quyền từ tay Quốc dân đảng.

Tháng 6 năm 2002 nhật thực một phần, dịch Sars bùng phát.

Theo Sound Of Hope
Quỳnh Chi biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét