“Khi bệnh khởi phát, trong cơn co giật mấy phút đầu tôi cảm nhận được mình như đang chết... Sau đó tôi bất tỉnh vài giờ đồng hồ, khi tỉnh lại mới biết mình vẫn còn sống. Đó là nỗi ám ảnh thường hằng khó nguôi ngoai mà tôi đã từng trải qua.”
Lời tâm sự của Nguyệt vẫn còn văng vẳng bên tai, cái ngày ấy là thảm họa từ trên trời giáng xuống đôi vai bé bỏng của Nguyệt. Bẵng đi một thời gian không gặp lại sau việc Nguyệt nghỉ học do bệnh nặng. Tôi cứ nghĩ là cuộc gặp gỡ với một người gần như liệt. Nhưng thật bất ngờ, Nguyệt của ngày hôm nay trẻ trung, nhanh nhẹn phơi phới sắc xuân. Ánh mắt long lanh tươi sáng không còn u buồn tăm tối ngày nào. Được sự đồng ý, tôi xin viết ra câu chuyện thần kỳ chỉ có thể xảy ra trong cổ tích, về sự hồi sinh của một con người sau căn bệnh nan y mà nền y khoa tiên tiến và các bác sĩ đầu ngành cũng đầu hàng.
Tuổi trẻ héo úa và ước mơ vỡ vụn
Đó là câu chuyện về năm học lớp 12 (năm 2009), khi lũ chúng tôi đang tung tăng ở cái độ tuổi 18; Nguyệt hơn chúng tôi 1 tuổi nhưng học cùng khóa chúng tôi từ nhỏ nên cũng chẳng đứa nào để ý. Nguyệt học giỏi từ bé nên luôn được làm lớp trưởng. Mùa đông năm ấy, cả lớp rậm rịch cho đợt ôn thi tốt nghiệp và đại học nên không khí có vẻ trầm lắng hơn, căng thẳng hơn, đứa nào cũng lo lo lắng lắng sách vở thi cử. Giây phút thoải mái nhất với chúng tôi là đứng ngoài hành lang trên tầng 3, ngắm những chiếc lá xà cừ rơi rụng mặc cho những ngọn gió mùa đông hun hút.
Thình lình một chuyện xảy ra với Nguyệt làm cả lớp tôi kinh hoàng. Đang đứng ngoài hành lang cùng chúng tôi, Nguyệt bất chợt ôm chặt cánh tay chạy vào cuối lớp – nơi có người bạn thân thiết rồi kêu cứu: “Lơ ơi cứu tớ với”... Chuyện xảy ra với Nguyệt quá nhanh khiến toàn bộ chúng tôi sững sờ. Cô ấy nằm quay đơ trên sàn lớp co giật liên hồi rồi bất tỉnh. Nguyệt được chuyển xuống phòng y tế, tất cả chúng tôi đều run sợ khi chứng kiến cảnh này. Mọi chuyện không đơn giản như thế, sau ngày ấy thấy Nguyệt nghỉ học dài ngày, rồi chúng tôi cũng được biết lí do.
Lúc đầu chúng tôi khó mà chấp nhận sự vắng mặt của “cô” lớp trưởng học giỏi và gương mẫu. Tất cả chúng tôi đều rất trẻ, còn có bao ước mơ chưa kịp thực hiện, là niềm kỳ vọng và hãnh diện của gia đình... Bạn ý còn chưa kịp nộp hồ sơ vào đại học, lớp 12 vẫn còn dang dở... Cánh chim vừa tung bay đã ngã gục...
[caption id="attachment_172118" align="aligncenter" width="1153"] Căn bệnh hiếm gặp: Dị dạng động tĩnh mạch não trái bẩm sinh đã quật ngã Nguyệt từ một thanh niên trở thành người chỉ còn sống nhờ thuốc.[/caption]
6 năm giành giật với tử thần khi bệnh viện từ chối chữa trị
Đến thăm bạn, nhìn giấy khám bệnh cũng như kết luận của phim chụp MRI của bệnh viện 103 và 108 tôi mới biết được căn bệnh của Nguyệt, căn bệnh mà chúng tôi chưa nghe bao giờ vì hiếm gặp: dị dạng động tĩnh mạch não trái, đã thế lại còn được cho là “khối lớn” khó can thiệp. Cái bệnh liên quan tới đầu não, chúng tôi đều biết là phức tạp, mà trường hợp của Nguyệt lại là bẩm sinh, phát triển dần trong hộp sọ qua năm tháng. Thảo nào mà cứ thi thoảng tôi lại thấy Nguyệt kêu đau đầu, chóng mặt, kêu bị tê tay, cũng lại có khi thấy Nguyệt gạt nước mắt thầm vì không muốn ai nhìn thấy.
Đến bây giờ, tôi mới biết rằng cái triệu chứng co giật đáng sợ kia chính là một trong những biểu hiện chèn ép vào các dây thần kinh của khối dị dạng trong não gây ra. Đến lúc phát nặng như thế thì cả tay Nguyệt cũng không viết được nữa vì nó như tay đi mượn tê bì, ê buốt. Nguyệt vẫn nuôi một hy vọng bệnh có thể chữa trị được để có thể lại đến trường học tiếp với bạn bè. Nhưng hi vọng ấy của Nguyệt đã sụp đổ ngay khi nhận câu trả lời của phó giáo sư, tiến sĩ Lê Văn Trường (nay là Chủ nhiệm Khoa chuẩn đoán và can thiệp tim mạch Bệnh viện 108) rằng: “Nếu can thiệp thì sẽ không được như thế này, các bác không dám làm”.
Đơn giản là vì nguy cơ tử vong và trở thành người thực vật đối với một người trẻ là quá lớn, quá nguy hiểm... Nguyệt ngậm ngùi: “Nghe bác sĩ nói vậy, nước mắt mình cứ trào ra không thể ngăn nổi; đến cả các bác sĩ chuyên gia đầu ngành cũng bó tay mất rồi, mình chỉ còn cách về nhà đối diện với 4 bức tường, với đống thuốc tây và cả nỗi sợ hãi những cơn co giật liên tiếp mà bất lực. Có giai đoạn mình rơi vào khủng hoảng tinh thần, lúc nào cũng chìm trong lo sợ. Mình sợ tất cả, không dám làm gì, không dám ra ngoài, dù là ra ngoài sân thôi; bố mẹ luôn phải ở bên coi chừng, giúp đỡ’’.
Tôi đã từng ấn tượng về một bạn Nguyệt trẻ trung đầy tự tin, năng động khiến ai nấy đều nể phục, mà nay trở thành tàn tạ đến thế. Tôi tò mò hỏi về những cơn co giật đã khiến bạn ấy rất sợ hãi, Nguyệt đã không ngần ngại chia sẻ: "Trước kia mỗi lần co giật thì Nguyệt lại hoảng loạn cả lên, tim đập mạnh, chân tay bủn rủn, phải nhét cả một chiếc khăn vào miệng nếu không mình sẽ cắn vào lưỡi. Trong cơn co giật, mấy phút đầu Nguyệt cảm nhận được mình như đang chết mà bất lực hoàn toàn, sau đó mình bất tỉnh vài giờ đồng hồ; khi tỉnh lại thì biết mình vẫn còn sống. Lúc đó thì toàn thân rã rượi đau đầu nhức nhối giống như bị mắc cảm nặng, sau đó phải ngủ một giấc dài nữa thì cơ thể mới trở lại bình thường." Đó là nỗi ám ảnh khó nguôi ngoai mà Nguyệt phải trải qua.
Có bệnh thì vái tứ phương
Ai bảo đâu thì cô sâu đấy, Tây y không được thì đến Đông y. Bố mẹ Nguyệt cũng đưa con gái mình tới tất cả những nơi nào có thể tới để chữa bệnh cho cô. Các phương pháp quen thuộc được dùng là xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, ngải châm và đương nhiên là kèm theo uống thuốc sắc… Mỗi nơi, cô phải ở lại nhà người ta để chữa trị vài tháng, sau đó không đạt được kết quả lại đành buồn bã trở về. Mẹ Nguyệt vốn không phải là người mê tín nhưng vì con mà đành nghe người ta đi cúng bái, xem xét nhiều nơi... Rốt cuộc, tất cả các phương pháp “đông tây y kết hợp với khoa cúng bái” áp dụng cho cô đều hoàn toàn vô ích!
Dù có châm bao nhiêu cái kim, bấm bao nhiêu huyệt nơi tay hay xoa bóp từng kẽ ngón tay bao nhiêu lần, uống bao nhiêu chén thuốc... thì cái khối dị dạng to lớn trong não trái của Nguyệt cũng không biến mất đi được. Tay phải cô cũng chẳng có hi vọng thay đổi bởi nó luôn ở trong tình trạng yếu ớt, tê buốt, bại liệt. Đã 6 năm ròng Nguyệt buộc phải uống thuốc chống co giật hàng ngày đều đặn và đúng giờ, đến nỗi thành nghiện thuốc, hết thuốc là bất ổn, lo sợ.
Phải chăng đây là số phận, chẳng lẽ cả đời Nguyệt sẽ như vậy hay sao? Thời gian cứ trôi đi và trong tiềm sâu ý thức Nguyệt buộc phải đồng ý với hai từ “chấp nhận”. Nguyệt bảo rằng Nguyệt đã từng có một lọ thuốc ngủ được tích qua từng đơn thuốc đi kèm với thuốc chống co giật kia nhưng Nguyệt không dám uống. Nguyệt sợ bố mẹ mình sẽ không chịu nổi cú sốc tinh thần này, Nguyệt sợ uống vào không chết thì càng khổ bố mẹ, lại chưa báo đáp được gì công sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ cha... cho nên không đủ can đảm. Cái mong muốn làm một con người có ích cho xã hội đối với một cô gái có bệnh dị dạng mạch máu não thật khó thay! Nguyệt học cách viết bằng tay trái, làm mọi thứ có thể bằng tay trái để có thể giúp được bố mẹ điều gì hay điều ấy. Là con nhà nông, Nguyệt hiểu được nỗi vất vả của bố mẹ quanh năm cấy cày, tiền viện và chạy chữa các nơi cho con đều phải vay mượn, nỗi khổ nào cũng đè nặng lên đôi vai sờn của bố mẹ.
Năm 2014, nỗi buồn lớn hơn nữa lại đổ xuống gia đình nhỏ bé của Nguyệt. Người cha của đứa con bệnh tật, người chồng luôn gánh vác hi sinh mọi chuyện của mẹ cô chẳng may đột quỵ và qua đời. Không gì có thể nói hết nỗi đau mà Nguyệt và gia đình phải gánh chịu, mất mát này quá lớn, rồi đây mọi lo toan sẽ đổ dồn lên vai mẹ, những ngày tháng cơ cực có thể đang chờ họ phía trước.
Giữa dòng đời tìm thấy chiếc phao cứu sinh
Chống chọi với bệnh tật nhiều năm khiến Nguyệt thấy mệt mỏi, đuối sức. Mỗi lần tủi thân vì bất lực, nước mắt cô lại tuôn rơi oán hận ông trời sao nỡ để cô phải khổ đau sớm thế, chết không được, sống cũng chẳng xong...
[caption id="attachment_172119" align="aligncenter" width="960"] Chiếc phao cứu sinh đến với Nguyệt thật quá thần kỳ, cô đang luyện bài công pháp số 5 của Pháp Luân Đại Pháp.[/caption]
Nguyệt nói: “Chính vào thời gian mình chán nản nhất, đầu óc đau đớn muốn nổ tung, thì có người mách rằng nhà cô Tiếp tập cái gì đó khỏe lắm, chữa được nhiều bệnh mà học lại không mất tiền làm mình rất tò mò.
Mình nấp sau cánh cổng nhìn mọi người tập công trong nhà cô Tiếp. Tiếng nhạc rất du dương và êm ái, cảm giác như có từng áng mây nhẹ bay tới mát lành chà xát lên da mặt, làm rung động đến tâm hồn, vỗ về và trấn an tinh thần đang bấn loạn của mình. Mấy ngày sau mình mới đủ dũng khí bước vào nhà cô ấy để hỏi. cô Tiếp bảo mình tập cùng và cho mình rất nhiều tài liệu nói về bộ môn này. Mình vui sướng về nhà đọc hết rồi lên mạng tìm hiểu thêm.
Những câu chuyện trong các trang web: phapluan.org, chanhkien.org, vn.minghui.org ... nói về Pháp Luân Công cứ lôi cuốn mình theo, khiến mình rất thích. Vài ngày sau mình hào hứng theo cô Tiếp tới điểm luyện công, nơi cô ấy bảo có nhiều người học Pháp Luân Công và mình sẽ được hướng dẫn cụ thể và miễn phí tại đó. Mình được cho mượn một cuốn sách mang tên Chuyển Pháp Luân và được dặn dò giữ gìn cẩn thận. Như có sức hút, mình đọc sách không rời tay mà không biết mệt mỏi, thức tới khuya để đọc mà sáng hôm sau không thấy mệt trong khi đó trước đây mỗi sáng dậy là một sự cố gắng.”
Bệnh tật chuyển biến nhờ tu luyện Pháp Luân Công
Từ đó trở đi Nguyệt đã tìm ra một hi vọng mới, một niềm tin mới như nụ hoa buổi sớm chờ đợi ánh nắng ban mai sắp rạng ngời. Hằng ngày Nguyệt cố gắng tới điểm luyện công, đọc sách Chuyển Pháp Luân cùng mọi người, Nguyệt thấy vui lắm. Từ lúc cầm được cuốn sách Nguyệt có cảm giác mình quên mất khổ đau, chán nản và tuyệt vọng, trong Nguyệt chỉ còn lại niềm tin và sự nỗ lực cố gắng! Nguyệt đọc đi đọc lại cuốn sách thật nhiều lần, mỗi lần đọc xong lại như thấy một chân trời mới, một ý nghĩa mới được hé lộ.
[caption id="attachment_172120" align="aligncenter" width="541"] Nguyệt đọc sách Chuyển Pháp Luân hàng ngày và những Pháp lý mở ra cho cô môt chân trời mới.[/caption]
Những ngày đầu đọc Chuyển Pháp Luân, cơ thể Nguyệt có phản ứng rất dữ dội, lại đau đầu, chóng mặt, co giật mạnh, ba tháng đầu hay buồn nôn, có lúc nôn thật, đi ngoài ra máu nữa...Vì cuốn sách Chuyển Pháp Luân cũng có giải thích rằng đó là các phản ứng bình thường khi bắt đầu luyện công và học Pháp, là cơ thể đang đào thải tất cả những gì không tốt ra ngoài nên Nguyệt không thấy lo lắng. Rồi sau đó, cứ mỗi ngày, cơ thể và tâm trí của Nguyệt lại thêm nhẹ nhàng, khoan khoái.
Nguyệt vui vẻ kể cho tôi nghe về một lần đề cao tâm tính. Hôm đó mẹ đi làm đồng về muộn rất mệt mỏi, trời đã nhá nhem mà không thấy Nguyệt đâu, cơm nước chưa ai thổi. Khi thấy Nguyệt về mẹ đã nặng lời chỉ trích mải đi chơi không chịu giúp mẹ việc nhà. Nguyệt rất ấm ức, chị gái Nguyệt đi vắng nhờ trông cháu vất vả cả ngày, mẹ không biết lại còn la mắng dữ vậy. Nguyệt đã không nhẫn được vô lễ cãi lại: “Ai đi chơi, đã không biết lại còn nói nhiều”. Nguyệt tức tối vùng vằng không thèm nói năng gì, cả đêm trằn trọc không ngủ được vì giận mẹ.
Ngay sáng hôm sau biểu hiện ra thân thể Nguyệt rất rã rời, đầu choáng và tay phải đau buốt, lại nghe thấy tiếng mẹ gọi rất ấm áp. Tự dưng hai hàng nước mắt tuôn rơi... lập tức hiểu ra mình là người tu Chân Thiện Nhẫn, cư xử vậy có xứng đáng là người tu? Nguyên lý trong cuốn Chuyển Pháp Luân bỗng từng câu từng chữ hiện ra, tâm oán trách ấy, tâm giận dỗi ấy, cái vị tư ấy chính là cái Nguyệt cần tu bỏ. Trong sách dạy làm gì cũng nghĩ cho người khác vậy Nguyệt đã nghĩ cho mẹ chưa? Mẹ vất vả sớm hôm, tằn tiện, chắt bóp, nhọc nhằn nuôi Nguyệt khôn lớn, lại vất vả chăm sóc đêm ngày khi ốm đau bệnh tật. Những giọt mồ hôi mặn chát mang nặng tình mẫu tử ấy sao Nguyệt có thể nhẫn tâm như vậy.
Nguyệt đã nhìn ra những tư tưởng bất hảo ấy, cơ thể Nguyệt nhẹ bẫng. Nguyệt hiểu thêm về thế nào là trở thành một người tốt theo Chân Thiện Nhẫn. Khó hay không chính là ở mình có chịu xả bỏ nó hay không? Có chịu vị tha và bao dung hay không?
Nguyệt của ngày hôm nay đã khác xưa...
Giờ đây Nguyệt cảm giác giống như một con người tự do, hệt như thoát khỏi gông xiềng nô lệ của bệnh tật, của sự đau đớn, sự sợ hãi chôn vùi sâu thẳm bấy lâu. Chỉ đơn giản là việc đi bộ ra ngoài, nếu như trước đây Nguyệt e dè chỉ dám quanh quẩn một đoạn đường ngắn, tay phải không vung vẫy được, khòng khòng bên người như lệch sang một bên thì giờ ai cũng thấy Nguyệt tươi tắn bước đi tự tin. Nguyệt còn điều khiển xe bằng hai tay một cách chắc chắn và có thể đi xe đạp hàng vài km không thấy mệt.
[caption id="attachment_172121" align="aligncenter" width="1153"] Nguyệt không còn lo lắng, sợ hãi. Cô đã trở thành một con người khác hòa ái và thân thiện.[/caption]
Đó là kỳ tích mà chính xác Đông-Tây y bao năm đã không giúp được bản thân Nguyệt cho dù tay phải vẫn chưa hoàn thiện được như tay trái. Nguyệt tâm sự: “Đầu mình không đau đớn gì nữa, mình cũng hết cả chóng mặt; nó giờ cảm giác nhẹ bẫng như không ấy. Còn chứng co giật nguy hiểm kia nữa, một năm qua nó càng ngày càng nhẹ, triệu chứng đáng sợ không còn. Gần một năm nay, mình đã “cai” được loại thuốc chống co giật, mà trước thì tưởng chừng nó sẽ đeo bám cả đời. Chỉ có tu luyện Pháp Luân Công mới cho mình tìm lại được cái dũng khí can đảm này.”
Một niềm vui nữa tuy là nhỏ bé nhưng Nguyệt cũng xin chia sẻ, sự thay đổi đáng kinh ngạc về làn da. Khi chưa biết đến Pháp Luân Công mặt Nguyệt đen sạm, sần sùi, nhiều mụn và vết thâm. Đó là tác dụng phụ của 6 năm dùng thuốc Tây liên tục cũng như tâm tính luôn bất ổn của bản thân. Các động tác nhẹ nhàng, đơn giản cũng như các lời giảng giải uyên thâm, sâu sắc của Chuyển Pháp Luân đã soi sáng tâm hồn Nguyệt, cho Nguyệt biết được nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn tối cao của vũ trụ để từ đó sửa đổi tâm tính bản thân, tu luyện để trở thành một người tốt thực sự đáng để sống, để cống hiến, để luôn chiểu theo mà thực hành và hoàn thiện bản thân.
Câu chuyện của Nguyệt cũng chỉ là một trong biết bao nhiêu câu chuyện khỏi bệnh thần kỳ nhờ Đại Pháp huyền năng cứu vớt mà tôi được nghe kể hay tìm hiểu. Nguyệt nhờ tôi kể lại câu chuyện của cô và hi vọng rằng nó sẽ giúp cho những người đang phải chịu đau khổ, gặp may mắn được sống trong hồng ân từ bi của Phật Pháp như cô đã được hưởng.
Pháp Luân Đại Pháp hảo – Chân Thiện Nhẫn hảo !
Với lòng biết ơn vô hạn những gì Đại Pháp đã ban tặng, Nguyệt tình nguyện giúp đỡ và chia sẻ trải nghiệm kỳ diệu của mình với đọc giả ĐKN.
Mộc Miên
Toàn bộ ảnh trong bài do chị Đặng Thị Nguyệt cung cấp.
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét