Haydn được công nhận là cha đẻ của dàn nhạc giao hưởng và tứ tấu đàn dây. Ông đã cải thiện một bản sonata từ chỉ có "hai bước" đơn giản đến một phong cách tinh xảo và linh hoạt. Haydn cũng phát minh ra Singing Rondo, một dạng khúc mang hai chủ đề. Ông cũng là nhà soạn nhạc xuất sắc đầu tiên đưa đối âm vào âm nhạc cổ điển...
Franz Joseph Haydn (1732 - 1809), một đại diện xuất sắc cho âm nhạc nước Áo và âm nhạc cổ điển, là nhà soạn nhạc vĩ đại đầu tiên sau Johann Sebastian Bach, cũng được coi là cha đẻ của nhạc giao hưởng và cũng là cha đẻ của những bản nhạc bộ tứ đàn dây (Father of Symphony và Father of String Quartet).
Ông là một nghệ sĩ violon, nhạc trưởng, và là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng trong lịch sử âm nhạc. Các tác phẩm của Haydn được biết đến với cấu trúc chặt chẽ, vui vẻ, tươi sáng và du dương. Ông là đại diện nổi bật của âm nhạc cổ điển Vienna, cùng thời với các thiên tài âm nhạc Mozart và Beethoven.
[caption id="attachment_1042798" align="aligncenter" width="575"] Franz Joseph Haydn (31 tháng 3 năm 1732 - 31 tháng 5 năm 1809). (Ảnh: Catholic World Report)[/caption]
Cuộc đời và sự nghiệp
Haydn sinh ra trong một ngôi làng nhỏ thuộc Rohrau, trong một gia đình nghèo gần biên giới Áo-Hung. Khi Haydn khoảng 5, 6 tuổi, ông được gửi đến nhà những người thân ở gần Heinburg và được huấn luyện trong dàn hợp xướng nhà thờ. Năm 1740, George Roytel - giám đốc âm nhạc của nhà thờ Stephen ở Vienna - khi đi tới vùng nông thôn để chọn người tiếp nối sự nghiệp của mình, đã tình cờ gặp được Haydn. Roytel đưa Haydn đến Vienna, trong chín năm tiếp đó Haydn được học hát, piano và violin một cách bài bản hơn. Sau khi rời khỏi dàn hợp xướng, trải qua 10 năm gian khổ làm âm nhạc tự do, Haydn đã viết được bản tứ tấu đầu tiên và vở opera đầu tiên.
[caption id="attachment_1042750" align="aligncenter" width="450"] Tranh vẽ Nhà thờ Stephen (Ảnh: wikipedia)[/caption]
Ở tuổi 27, Haydn bắt đầu đảm nhiệm cương vị nhạc trưởng cho Hoàng tử Hungary Esterházy và kéo dài trong 30 năm. Haydn đã sáng tác tổng cộng 104 bản giao hưởng, 83 tứ tấu đàn dây, 52 bản sonata piano, 23 vở opera, 4 bộ thần kịch và nhiều bản concerto khác như: nhạc thính phòng, hợp khúc, khúc lễ Mi-sa (Thiên Chúa giáo) v.v.. Hầu hết các tác phẩm đó được thực hiện trong thời gian ông phục vụ trong cung điện của vua Esterházy, nhằm đáp ứng nhu cầu trình diễn âm nhạc. Các tác phẩm mang tính đại biểu nhất của ông có thể kể tới "Stunning Symphony", "Farewell Symphony", "Clock Symphony", Oratorio "Genesis" và "Emperor Quartet".
[caption id="attachment_1042756" align="aligncenter" width="600"] Haydn từng sống ở hoàng cung của vua Esterházy: cách thủ đô Vienna khoảng 50km. Lâu đài này được gọi là Eszterháza. (Ảnh: wikipedia)[/caption]
Haydn đã mất không lâu sau khi Napoléon chiếm được Vienna. Trong vài năm cuối đời sống cùng bệnh tật của mình, Haydn thường tấu bản ca ngợi quốc vương nước Áo (Osterreichische Kaiserhymnen) để tự làm phấn chấn tinh thần. Khúc nhạc này được sáng tác vào năm 1797 với sự nhiệt huyết của một người yêu nước.
Thành tựu âm nhạc
Haydn được công nhận là cha đẻ của dàn nhạc giao hưởng và tứ tấu đàn dây. Ông đã cải thiện bản sonata từ "hai bước" đơn giản đến một phong cách tinh xảo và linh hoạt. Haydn cũng phát minh ra Singing Rondo, một dạng khúc mang hai chủ đề. Ông cũng là nhà soạn nhạc xuất sắc khi lần đầu tiên đưa đối âm vào âm nhạc cổ điển.
Âm nhạc của Haydn mang dư âm vui nhộn, tươi sáng, chứa đựng một kiểu thức tôn giáo thoát tục, ông đã phát triển sonata từ riêng cho piano đến cả dàn nhạc, đồng thời là người sáng lập ra một vài loại nhạc khí, đưa phương pháp âm thanh độc lập truyền thống hoàn toàn đồng hóa vào dàn nhạc, đem chủ đề của tác phẩm phát triển rộng hơn.
Thời kỳ sau đó, ông đến thăm Vương quốc Anh, tại đây Haydn nhận danh hiệu Tiến sĩ Âm nhạc do Đại học Oxford trao tặng. Chịu ảnh hưởng của Handel và Mozart. Haydn đã tạo ra một màn hát đệm xinh đẹp, theo phong cách Baroque. Ông thay thế cây đàn piano bằng một tứ tấu đàn dây, thay thế đàn organ bằng huyền nhạc, tạo ra hai hình thức hòa thanh trình diễn mới mẻ.
Haydn có công soạn bài quốc ca Đức "The Song of Germany". Ông còn là một tín đồ Thiên Chúa giáo thành kính. Trước khi bắt đầu vào sáng tác một khúc nhạc, ông thường đọc lời cầu nguyện "Rose Sutra", mà dường như có vẻ rất hiệu quả đối với công việc sáng tác. Phần kết của mỗi ca khúc luôn được ông viết một câu có đại ý ca ngợi Chúa trời.
Đặc điểm chính của âm nhạc Haydn là việc phát triển chủ đề từ âm nhạc tinh tế đơn giản thành các cấu trúc lớn. Âm nhạc của ông thường nồng đậm, sâu sắc, các tiết tấu trong phần tình tiết mấu chốt của chủ đề thường nhanh.
Có một đặc điểm làm cho Haydn khác với các nhà soạn nhạc khác; đó là sự hài hước mà ông thêm vào tác phẩm. Ví dụ nổi tiếng nhất là một điệp khúc đột nhiên vang lên trong bản giao hưởng số 94 "mit dem Paukenschlag". Có những điều thú vị hơn trong phần cuối của bản "Tứ tấu Op. 33 Nr. 2" và "Op. 50 Nr. 3" và những ảo ảnh kỳ dị mà ông đã cố tình đưa vào "Op. 50 Nr. 1 platzierte".
[caption id="attachment_1042759" align="aligncenter" width="400"] Tượng điêu khắc nhà soạn nhạc Haydn tại Vienna, Áo. (Ảnh: fotolia)[/caption]
Thiên tài tương ngộ
Haydn và Mozart giống như hai ngôi sao lớn cùng tỏa sáng trên bầu trời âm nhạc nửa cuối thế kỷ 18. So với phong thái thiên tài của Mozart, hay sự mãnh liệt hùng tráng của Beethoven, thì những thành tựu của Haydn là tiến bộ từng bước, không giống như phong cách "thần đồng" thời thơ ấu của Mozart. Haydn từng nói: "Tôi sáng tác âm nhạc từ trước đến giờ không mong cầu tốc độ, luôn đi từng bước một, thay đi đổi lại cho đến khi tôi hoàn toàn hài lòng mới thôi". Việc chăm chút chặt chẽ về chất lượng, cộng với số lượng bản nhạc lớn, khiến âm nhạc của ông có thể duy trì được độ tinh tế và dày dặn. Ảnh hưởng của tác phẩm của ông cũng rất sâu đậm, là âm nhạc thời trang của thời kỳ đó; mỹ danh "Cha đẻ của nhạc giao hưởng" là hoàn toàn xứng đáng với những gì mà Haydn đã cống hiến.
[caption id="attachment_1042762" align="aligncenter" width="450"] Chân dung cuối cùng của thiên tài âm nhạc Mozart trước khi ông qua đời (Ảnh: epochtimes)[/caption]
Tình bạn của Haydn với Mozart là một câu chuyện hay trong lịch sử âm nhạc cổ điển. Haydn khi đó 24 tuổi đã luôn ca ngợi tài năng người bạn của mình: “Mozart là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất trên thế giới hiện nay". Đối với vở opera của Mozart, Haydn hay nói với bạn bè rằng: "Tôi hy vọng tôi có thể giải thích được nghệ thuật vô song của Mozart, chiều sâu, cảm xúc của nó cùng với quan niệm âm nhạc đặc biệt. Các cường quốc sau này có lẽ phải tranh giành nhau viên ngọc trai tuyệt vời này cho vùng đất của họ.... Nếu không có sự ủng hộ như vậy, bất kỳ tài năng vĩ đại nào trong lịch sử đều sẽ rất bi ai. Đồng thời, nhiều tài năng đầy hứa hẹn sẽ biến mất trên thế giới”.
Từ mối quan tâm cho tương lai của Mozart, ta có thể thấy ở Haydn một tấm lòng bao la cao cả, cùng với một thái độ và cách ứng xử với những suy nghĩ sâu sắc.
Ảnh hưởng tới hậu thế
Haydn tốt bụng, chân thành và đơn giản, là một người theo chủ nghĩa nhân đạo. Những tính cách này của ông được thấy rất rõ trong âm nhạc. Haydn cũng nhiệt tình quan tâm tới những tài năng âm nhạc trẻ tuổi; Mozart, Beethoven khi sáng tác nhạc cũng thường nhờ Haydn giúp đỡ, họ thậm chí còn gọi Haydn với cái tên trìu mến là "người cha của chúng ta".
Sáng tác của Haydn có một phần tác động đến các tác phẩm của cả Mozart và Beethoven. Các tác phẩm đầu tay của Beethoven thường theo phong cách sonata dài dòng phân tán, nhưng trong "giai đoạn giữa sự nghiệp" của mình, khi tiếp xúc nhiều với Haydn, phương pháp của ông đã dần dần phát triển thành một cấu trúc âm nhạc trên một giai điệu đơn giản hơn.
Phong cách âm nhạc của Haydn ấm áp và thanh lịch, tràn đầy niềm vui, hạnh phúc và hòa bình. Âm nhạc của ông đẹp một cách bình dị. Haydn luôn sử dụng phong cách này để sáng tác ra những bản nhạc ca ngợi thiên nhiên và ca tụng cuộc sống. Trong tác phẩm của ông, có thể cảm nhận được phong cách hát dân gian đặc biệt của Áo, là một màn trình diễn sống động, hài hước, thông minh; với âm nhạc đầy hương vị dễ chịu và độc đáo.
Haydn được hậu nhân ca ngợi là "Cha đẻ của nhạc giao hưởng" hay "Cha đẻ của tứ tấu đàn dây". Mozart từng nói: "Nhạc Haydn là nơi đầu tiên tôi học được những phương pháp thực sự của tứ tấu". Tất cả thành tựu của Haydn đã mang đến cho Mozart và Beethoven những sự giác ngộ lớn lao.
Cùng thưởng thức bản "Surprise" (Symphony no. 94) của Franz Joseph Haydn:
Theo epochtimes.com
Uyển Vân biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét