Bộ trưởng Bộ TT-TT đề nghị Thủ tướng sớm công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam tại diễn dàn khởi nghiệp ngày 29/11.
Tại Diễn đàn thanh niên khởi nghiệp 2018 với chủ đề “Tìm giải pháp đột phá cho khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam” diễn ra tại Đà Nẵng ngày 29/11, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra đề nghị sớm công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam, theo báo điện tử VTC News.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, nói về start up chính là nói về những cái mới, bắt buộc phải có cách tiếp cận mới. Start up không chỉ ở Việt Nam mà cần dần vươn ra toàn cầu. Để giải quyết câu chuyện toàn cầu, hiện vẫn còn điểm nghẽn là tiếng Anh. Xin Thủ tướng sớm công bố tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của đất nước Việt Nam.
Trước đó, việc xây dựng lộ trình đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai ở Việt Nam là nhiệm vụ đáng chú ý của ngành giáo dục từ năm học 2016-2017.
Báo Zing dẫn lời TS. Phương Anh cho biết, tại 10 nước Đông Nam Á, các ví dụ thành công hay được đưa ra là Philippines và Singapore, hoặc ở mức độ thấp hơn một chút là Malaysia.
Vì vậy, mọi người đang rất mong đợi để việc dạy và học tiếng Anh có hiệu quả hơn chứ không ì ạch như hiện nay - điều vừa được chứng minh qua kết quả môn tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua.
Nhưng vấn đề là làm thế nào để biến tiếng Anh đang từ một ngoại ngữ trở thành một ngôn ngữ thứ hai?
[caption id="attachment_1045182" align="alignnone" width="480"] TS Vũ Thị Phương Anh, nguyên giám đốc Trung tâm Khảo thí, ĐH Quốc gia TP HCM. (Ảnh: báo Zing)[/caption]
Theo TS. Phương Anh, tiếng Anh chỉ trở thành ngôn ngữ thứ hai trong một số trường hợp đặc biệt. Ví dụ với người nhập cư hay du học sinh, tiếng mẹ đẻ là tiếng Thái, tiếng Hàn, tiếng Tây Ban Nha... đến nước Mỹ để học tiếng Anh - lúc đó tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai đối với họ.
Tức là, một người học tiếng Anh trong môi trường tiếng Anh được sử dụng rộng rãi bên ngoài lớp học thì tiếng Anh mới được xem là ngôn ngữ thứ hai.
Cũng vậy, chỉ ở những nước như Ấn Độ, Singapore, Philippines... nơi tiếng Anh được dùng trong giảng dạy, trong tòa án, trong công sở, trong kinh doanh... thì nó mới được xem là ngôn ngữ thứ hai.
Việt Nam trải qua 100 năm là thuộc địa của Pháp và có một thế hệ nói tiếng Pháp rất giỏi. Nếu ngay sau khi giành độc lập mình có chính sách vẫn tiếp tục sử dụng ngôn ngữ đó thì sẽ có được ngôn ngữ đó. Đất nước Singapore chính là như vậy.
Có những thời điểm chính sách có thể ra được để có thể biến thành ngôn ngữ thứ hai. Nhưng với Việt Nam, điều kiện lịch sử này không tái tạo được nữa.
Hoặc khi chúng ta quan hệ với nước nào đó nói tiếng Anh rất thân thiết và cho phép họ đầu tư từng khu, thì lúc đó chính sách không phải là giáo dục mà từ chính sách về kinh tế, chính trị, tự nhiên… sẽ có ngôn ngữ thứ hai. Nhưng ở Việt Nam, không có cơ hội nào để chúng ta có ngôn ngữ thứ hai kiểu tự nhiên như vậy.
“Ngôn ngữ thứ hai” theo định nghĩa chuyên môn là ngôn ngữ sử dụng trong đời thường, bên ngoài lớp học ngôn ngữ.
Còn nếu sử dụng cụm từ “ngôn ngữ thứ hai” để chỉ một trình độ ngoại ngữ ở bậc cao (người học có thể sử dụng độc lập hoặc thành thạo trong công việc, trong cuộc sống) thì hãy trở lại những mục tiêu không kém tham vọng của Đề án 2020 (đề án dạy và học ngoại ngữ trong trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2020 - PV).Nói đi thì nói lại, chắc chắn Bộ trưởng cũng biết điều đó, và có thể ý ông là “dùng tiếng Anh tốt” chứ không phải là “ngôn ngữ thứ hai”.
Thanh Thanh (t/h)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét