Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

Những câu chuyện vô cùng kỳ lạ xảy ra trong đời của cựu tiếp viên hàng không

Những câu chuyện vô cùng kỳ lạ xảy ra trong đời của cựu tiếp viên hàng không https://ift.tt/2PZOzv4

Nhớ cái hôm đầu tiên gặp chị, tôi đã rất ấn tượng về dáng vẻ và phong cách nói chuyện của chị. Chắc hồi trẻ chị đẹp lắm. Và khi chị về rồi, tôi vẫn ngồi lặng một mình, không cách nào dứt ra khỏi câu chuyện chị vừa kể. Nhiều ngày sau đó, tôi cũng không ngờ câu chuyện của chị lại làm tôi chấn động đến vậy.

Tôi cứ băn khoăn: Liệu rằng trong câu chuyện của chị, có bao phần là sự thật, bao phần là hư cấu? Mà chị nói dối tôi để làm gì nhỉ? Chẳng lẽ chị lại muốn chứng tỏ mình là một người đặc biệt? Chị đã gần 70 tuổi rồi. Ở tuổi đó, lòng người hẳn đã bình an, ham hố gì mà phải nói quá đi. Chị đã trải qua bao sóng gió của cuộc đời, chắc không thể nói những lời hàm hồ nông nổi. Hơn nữa, chị không rành về công nghệ tin học, không thường xuyên vào các trang mạng xã hội để háo hức tìm kiếm những lời khen tụng, câu view, câu like như một số người luôn muốn thể hiện mình mà tôi từng gặp. Tóm lại, tôi chưa thực hiểu chị qua lời chị kể.

Mấy tháng trời đã trôi qua kể từ lần đầu gặp nhau, giờ thì chị và tôi đã gần gũi hơn. Tôi cũng đã được nghe thêm nhiều chuyện kỳ lạ nữa, không phải chỉ về riêng bản thân chị mà là của cả những người xung quanh chị. Tôi đã hiểu rằng những chuyện chị kể là những câu chuyện có thật. Rất chân thật. Chỉ có điều, những biến động xảy ra trong tâm hồn và thân thể chị, cũng như các nhân vật trong câu chuyện của chị là quá lạ kỳ, quá nhanh chóng, đến mức nếu không tận mắt trông thấy và cảm nhận thì có nghe nhiều lần, ta cũng khó tin. Với họ, dường như ngày hôm qua đã kết thúc rồi. Chỉ còn hiện tại bình yên.

anh-1
Chị Phùng Thị Việt Hà (ảnh chụp năm chị 55 tuổi, trước khi bị bệnh)

Chị sinh ra trong một gia đình giàu có và bề thế. Trước năm 1975, nhà chị có hãng nước mắm Quê Hương ở Phan Thiết, có 2 cái giã cào (loại tàu đánh bắt hải sản) có thể đi đánh bắt hải sản xa bờ. Mẹ chị là chủ thầu phân phối hàng trong các khu nhà của Mỹ… Rồi chị đi lấy chồng… Chị là tiếp viên hãng hàng không Air Vietnam... Những ngày đó, cuộc đời ưu ái chị. Chị giàu có. Chị xinh đẹp. Chị may mắn. Chị đã từng nhiều lần thoát chết cách kì lạ.

Năm 19 tuổi, chị bị bọn cướp bắn trúng khi chúng vào cướp nhà ông đại tá tỉnh trưởng Gia Định, trong ngày sinh nhật vợ ông ấy. Chị đã trốn dưới bàn, tới khi cướp rút đi, mọi người theo mùi máu mới lần tìm thấy chị. Trong chuyến bay định mệnh từ Sài Gòn lên Buôn Mê Thuột vào năm 1973, máy bay DC-4 bị nổ, hầu hết mọi người có mặt trên máy bay đều bị chết. Chỉ có hai người sống sót là chị và cô Hoàng Thúy Hiền, cũng là tiếp viên. Hiện cô Hiền đang định cư ở Mỹ. Lúc máy bay gặp nạn, chị rơi xuống và may mắn vướng vào một lùm cây như võng đan. Những ngày làm tiếp viên hàng không, chị đã bay suốt mùa hè đỏ lửa Quảng Trị khi chiến sự ác liệt nhưng không sao.

Thế nhưng những năm sau này, chính số phận lại buộc chị vào vòng dây oan khuất nghiệt ngã. Chị bị lừa, bị đi tù oan, rồi bệnh tật. Nhiều lần chị vượt biên nhưng không thành, khi quay trở về, nhà của mình đã trở thành nhà của người ta... Biến thiên dâu bể, li tán mất mát, chẳng bút nào tả xiết. Sau này, chị mới hiểu được, tất cả là do bề trên đã an bài cho chị được sống sót, để chị đi hết hành trình của cuộc đời mình, để chị tiếp tục trả cho hết cái nợ mà cuộc đời đã định sẵn, và cuối cùng, là để chị có cơ duyên ... Chuyện nào của chị cũng làm tôi bị cuốn hút như… phim. Chị là Phùng Thị Việt Hà, hiện ở thành phố Hồ Chí Minh. Dưới đây là hai trong số các câu chuyện kỳ lạ tới mức khó tin mà chị Hà đã kể cho tôi nghe.

Chuyện thứ nhất: Lòng bao dung có thể hóa giải mối hận thù đã từng găm vào tim người suốt mấy chục năm trời

Chị Hà có một người bạn thân cùng nghề tiếp viên. Cô ấy tên là Bảo Anh, người đã mang nặng trong lòng một mối hận tình trong nhiều năm qua. Chuyện xảy ra đã lâu lắm rồi, từ trước năm 1975, khi Bảo Anh đã có những tháng ngày hạnh phúc mỹ mãn bên chồng là một đại tá, trung đoàn trưởng trung đoàn 14, thuộc sư đoàn 9 bộ binh Việt Nam Cộng hòa, tên là Lê Văn Năm. Đến tháng 4 năm 1975, do tình hình nhộn nhạo, vợ chồng họ bị lạc nhau. Bảo Anh không biết chồng mình ở đâu, sống hay đã chết? bị giam giữ nơi nào?.., nói chung là mù mịt.

Lúc đó, cô đang mang bầu được hai tháng. Rồi 7 tháng sau, 2 cậu bé sinh đôi được ra đời trong sự cưu mang của gia đình và bè bạn. Bảo Anh đã một lòng nuôi con, một lòng chờ đợi, mong ngóng tin chồng. Nhưng do đã 11 năm trôi qua mà không nhận được chút tin tức gì về ông Năm, cô ấy đành đi bước nữa. Lúc quyết định đi bước nữa, Bảo Anh đã giao hẹn với người chồng mới là bao giờ gặp lại chồng mình thì cô ấy xin được về bên ổng. Hai người thỏa thuận như thế. Hai cậu con trai của Bảo Anh đã lớn lên theo ngày tháng, nghe mẹ kể về hoàn cảnh ba mẹ lạc nhau trong chiến tranh, trong lòng luôn mong mỏi gặp lại cha đẻ, dù cha dượng chúng rất yêu thương.

Nhưng cuộc đời luôn là ẩn số. Hay nói cách khác là định mệnh cứ luôn cười cợt người ta. Hai năm kể từ lúc đi bước nữa, vợ chồng Bảo Anh đi thuê nhà, lại gặp đúng cặp vợ chồng chủ nhà là chồng mình với người đàn bà khác. Đau đớn, bất ngờ nhưng cô ấy vẫn muốn được đoàn tụ với người chồng cũ. Lúc đó, đã là 13 năm họ không gặp lại nhau, không có tin tức gì. Nhưng ông đại tá mới đi học tập cải tạo về, đã cương quyết từ chối, cương quyết không gặp mặt Bảo Anh, cương quyết không nghe bất kì một lời giải thích nào của cô. Thậm chí, ông còn có những hành động nhục mạ cô. Lòng Bảo Anh xót xa, uất hận chồng chất…

Cô nghĩ hoài về mối tình đầu tuyệt đẹp của mình. Cô đã yêu, đã cho đi rất nhiều, đã hi sinh cả tuổi xuân của mình, đã choáng ngợp trong những ánh hào quang lung linh của tình yêu và niềm hạnh phúc của một người vợ, một người mẹ, nhưng rồi cuối cùng, cuộc đời lại chỉ cho cô được nhận bấy nhiêu thôi sao. Quá đau đớn và tức giận, cô đã không kể hết sự thật về hai đứa con chung của họ. Cho đến ngày đi định cư ở Mỹ cùng người vợ sau, ông Năm cũng không biết mình đã có 2 đứa con sinh đôi với Bảo Anh. Một cậu con trai của họ sau này đã đi định cư ở Mỹ theo bà ngoại, một cậu thì mất vì bệnh tim năm 15 tuổi. Thương nhất là khi ốm nặng, cậu bé vẫn nói: “Nếu gặp ba, con về với ba”.

Không gặp lại nhau, không còn duyên chồng vợ nhưng nỗi hận thù thì hằn sâu mãi mãi. Đứa con trai của họ sống ở Mỹ, cũng như mẹ, đã không thể tha thứ cho cha nó. Thế đấy, vẫn biết rằng, cuộc đời này có gì là chỉn chu tuyệt đối đâu… Hình như ai đó đã nói rằng, khi còn trẻ, người ta càng yêu đời, càng mỹ mãn bao nhiêu thì khi già hơn người ta lại cảm thấy mất mát, hao hụt đi bấy nhiêu…

Trong lòng Bảo Anh, theo ngày tháng trôi qua, chỉ còn là sự đổ vỡ. Sự đổ vỡ về niềm tin. Nó làm cho tình yêu của cô chơi vơi. Nó làm cho lòng tử tế của cô phát sinh những ý nghĩ độc ác. Bảo Anh đã nhiều lần tâm sự với chị rằng, nếu có một cây súng, cô ấy sẽ bắn nát đầu ông Năm cho hả giận. Nhưng chị biết, sâu thẳm trong lòng, Bảo Anh vẫn còn yêu ông ấy. Bởi cô ấy vẫn thích đi coi bói. Nhờ thầy xem liệu rằng họ có còn gặp lại nhau không. Cô ấy vô cả nhà chùa, đến cả nhà thờ, chỉ cầu mong quên chuyện đã qua, được trở lại ngày xưa… Rồi sau đó, trong trạng thái chán nản và uất hận, cô ấy đã chia tay người chồng sau.

Người ta sống với nỗi tương tư thì cũng héo mòn, nhưng sống với nỗi hận thù thì còn kinh khủng hơn thế. Nó hành hạ người ta mỗi giây phút. Nói điều này với những người chưa từng trải nghiệm thì có thể hơi khó hình dung. Nhưng với những người ở vào lứa tuổi “xưa nay hiếm” như chị hay chị Bảo Anh thì, đúng là... mọi hận thù, tương tư, sầu héo, uất ức... đều hiện hữu ở mọi lúc, mọi nơi, trong từng động tác, ý nghĩ, lời nói. Thương bạn, hiểu nỗi éo le trong tâm hồn bạn, người mà chị luôn coi như em gái, chị Hà không biết làm sao. Càng hiểu rõ thì lòng lại càng buồn hơn. Vì biết mà hoàn toàn bất lực, thực sự là chẳng giúp gì được.

image05
Chị Hà đang đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân

Cho đến một ngày, bản thân chị Hà được đọc quyển sách “Chuyển Pháp Luân”, chị cảm nhận được những biến đổi kì diệu trong thân thể và tâm trí mình. Chị đọc đi đọc lại cái đoạn tác giả cuốn sách nói rằng sự nhẫn nhịn, lòng bao dung có thể hóa giải hận thù. Chị đã quyết định đưa cuốn sách cho Bảo Anh đọc. Và thật bất ngờ, chỉ sau bốn lần đọc cuốn sách, cô ấy gặp lại chị, khẳng khái tuyên bố: “Em quên chả rồi, thôi tha cho chả. Em không hận chả nữa chị ạ… Mình cũng già hết rồi, chị nhỉ. Mà cứ ôm giữ mãi cái mối hận ấy, mệt mỏi lắm..”.

Bảo Anh kể rằng cuốn sách đó đã thay đổi cuộc đời cô. Đọc sách, cô thấy lòng mình dịu xuống, như thể đã cởi bỏ được gánh nặng cứ đeo đẳng cuộc đời cô bao năm nay. Cô đã gọi điện cho cậu con trai đang định cư bên Mỹ để nói cho con biết về những biến đổi của mình sau khi đọc cuốn sách, đồng thời khuyên con đọc sách, khuyên con tha thứ, sống bao dung hơn. Theo lời khuyên của mẹ, cháu đã đọc sách Chuyển Pháp Luân, và đã tha thứ cho cả cha lẫn mẹ. Thực ra, trước đây, cháu giận cả hai người. Cháu thường trách mẹ rằng: “Sao má lại không ráng chờ ba. Nếu má ráng chờ thì có phải là gia đình mình đoàn tụ rồi không?”. Sau khi đọc xong cuốn sách, cháu vui vẻ chứ không hay càu cạu như trước. Rồi cháu còn mở thêm được tiệm làm neo (nail) cho vợ..

Trước đây, chị Hà đã mất bao công sức để tìm mọi cách giúp Bảo Anh chữa tâm bệnh. Chị còn nhiều lần đến đền chùa, mong tìm thấy sự an ủi và giải pháp cho Bảo Anh, để giúp cô ấy, nhưng không thể… Nhưng thật kỳ lạ là chỉ sau một thời gian rất ngắn, nhờ đọc và làm theo lời khuyên từ quyển sách Chuyển Pháp Luân, cuộc đời của họ đã thay đổi. Thay đổi rất nhanh. Thay đổi đến chóng mặt. Họ đã chữa được căn bệnh trong tâm mình. Phải chăng, đó là cơ duyên mà bề trên đã an bài cho họ...

Mũi tên hận thù đã biến mất khỏi trái tim người thân của chị như vậy đấy!

Chuyện thứ 2: Chỉ có thể là thuốc tiên!

Chồng chị Hà là giảng viên Đại học y Phạm Ngọc Thạch, hai con chị là bác sĩ, một đứa là bác sĩ ở California (Mỹ), một đứa là bác sĩ bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng chị lại không thể nhờ bệnh viện mà hết bệnh. Số là, chị Hà bị suyễn đã nhiều năm. Mấy năm gần đây, bệnh tim cùng với các bệnh khác như rối loạn tiêu hóa kéo dài, thoát vị đĩa đệm, dạ dày, chân đau vì mòn khớp gối, viêm khớp nặng.. . cùng lúc ùn ùn kéo tới hành hạ chị.

Ai đã từng đau tim, đau dạ dày sẽ hiểu những cơn đau quằn quại của nó; ai đã từng bị suyễn sẽ hiểu cơn ngạt thở kinh khủng thế nào. Chị cứ vật vã trong nỗi đau đớn như vậy. Người chị ngày càng nhão ra, nhức nhối và phát phì. Bác sĩ khuyên chị mổ tim. Vì chị bị bệnh tim nặng quá. Muốn chắc chắn có tỷ lệ thành công cao thì nên sang Pháp. Nhưng chị không muốn mổ, bởi nghĩ mình còn sức đâu mà bay sang tận Pháp, trong khi chi phí thì tốn đến 10 tỉ đồng, mà sự thành công của ca mổ vẫn còn là một ẩn số. Chị như biến thành cái tủ thuốc, tuyệt vọng. Cứ 10 ngày là chồng chị lại mua một đơn thuốc 8 triệu đồng (chưa kể các loại thuốc con trai từ Mỹ gửi về). Bác sĩ Nguyễn Công Tâm (63 Thành Thái, Phường 14, Quận 10), nguyên phó khoa ngoại tim Bệnh viện Chợ Rẫy, là người điều trị trực tiếp cho chị nhiều năm, hiểu rất rõ bệnh tình của chị.

Vào một buổi chiều cuối tháng 5/2016, chị lên cơn đau nặng, đường lên phòng khám bác sĩ Tâm thì xa, lại đúng giờ cao điểm kẹt xe. Con trai chị (bác sĩ), thay vì chờ qua giờ kẹt xe ở trên đường, đã khuyên chị ghé vào công viên tập Pháp Luân Công. Cháu nói với chị rằng cháu đọc báo, thấy nhiều người tập môn khí công này đã khỏe, thậm chí khỏi bệnh mà không cần phải dùng tới thuốc. Lúc đó, vì chẳng có cách nào tốt hơn nên chị đã theo lời khuyên của con, ghé vào công viên tập với mọi người.

Lạ thay, vừa mới tập lần đầu, rất lóng ngóng và cũng chưa đúng động tác nhưng chị có cảm giác khỏe. Chị thấy không cần đến bác sĩ Tâm nữa. Hôm sau, con trai lại dẫn mẹ đi ra công viên tập Pháp Luân Công. Chỉ sau đúng 2 lần tập ở công viên như thế, chị Hà thấy mình khỏe hẳn. Lạ nhất là, chị Hà có hai mấy năm vô chùa tụng kinh mà không bao giờ có thể ngồi kiết già hay bán già được, hai chân cứ ở thế chênh vênh, đè mãi không xuống, vừa đau chân vừa mỏi lưng. Vậy mà, ngay ngày thứ 2, khi luyện bài công pháp thứ 5 của Pháp Luân Công chị đã ngồi bán già (đơn bàn) được. Con trai chị cũng rất ngạc nhiên về điều này!

image00
Chị Hà đang tập bài Công Pháp số 5 của Pháp môn Pháp Luân Đại Pháp

Tò mò và phấn kích, chị quyết tìm hiểu thêm, và được những người cùng tập ở công viên hôm đó giới thiệu về môn tu Phật Pháp Luân Đại Pháp. Chị được tham gia khóa học 9 ngày về Pháp môn tu Phật này. Tại khóa học, chị đã nghe và xem video các bài giảng của Ông Lý Hồng Chí người sáng lập Pháp môn. Điều kì diệu đã xảy ra với chị ngay trong thời gian chị theo học. Chị thấy mình khỏe mạnh, không cần thuốc nữa mà thân thể rất nhẹ nhàng. Trước đây, chị chỉ nằm trong phòng lạnh, chẳng lo gì được cho con, cho chồng; ra khỏi phòng là đầu chị cứ lao về phía trước, không tự chủ được.

Thế mà giờ đây, chị không cần bất cứ loại thuốc nào nữa mà có thể đi đó đi đây một cách vô tư, thoải mái. Chị đã có thể  trở về thăm xã châu Bình, huyện Giồng Trôm, Bến Tre… nơi chôn nhau cắt rốn của mẹ chị, nơi còn lại vườn dừa ông bà ngoại để lại cho chị… Biết chuyện của chị, bà con lối xóm ai cũng vui mừng. Bạn bè gặp chị thì ngạc nhiên hỏi: “Hà đi mỹ viện ở đâu thế? Kang Nam hả? Hết bao nhiêu? Sao dạo này khác vậy”. Chị biết là người ta hỏi thiệt tình bởi những thay đổi trên thân thể chị là rất rõ ràng, ai gặp cũng nhận ra. Chứng kiến từ đầu việc chị khỏi bệnh một cách thần kì mà không phải nhờ đến thuốc, chồng chị, một giảng viên đại học Y khoa, cũng phải thốt lên: “Hiện tượng này y học chưa giải thích được”.

Thực là, chỉ sau một thời gian ngắn, nhờ đọc sách Chuyển Pháp Luân và tập Pháp Luân Công, chị thấy mình thật khác trước. Từ việc ngày nào cũng phải uống thuốc thay cơm, nay chị đã khỏi bệnh hoàn toàn. Chẳng phải đó là thuốc tiên là gì! Chị thật hạnh phúc, cái hạnh phúc không gì đo đếm được khi được sống trong cảm giác nhẹ nhàng, an nhiên của một người không bệnh tật, không ưu phiền. Giờ đây, với chị, việc đọc sách và luyện công đã trở thành một thói quen hàng ngày không thể thiếu.

Hoàng Liên

Xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét