“Người phụ nữ sinh ra trên đời có một thứ tình khó từ bỏ nhất, đó là tình mẫu tử. Tôi bị vô sinh nên nỗi niềm khao khát một đứa con như ngọn lửa cồn cào cháy bỏng thiêu đốt trong tim.”
Đây là lời tâm sự của chị Trương Yên Thao hiện đang sinh sống tại tiểu bang Florida, nước Mỹ. Là người con gái có nhan sắc với vẻ đẹp kiêu sa, gặp chị tôi luôn có cảm giác rất thân thiện gần gũi. Lời bộc bạch và nỗi buồn của người con xa xứ níu kéo tôi muốn tiếp tục nghe câu chuyện chị kể.
[caption id="attachment_289492" align="aligncenter" width="698"] Yên Thảo đang chơi Piano cùng chị và em gái.[/caption]
Câu chuyện được nghe trên đất khách
Ngày ấy chị lấy anh là kỹ sư, anh đẹp trai cao ráo người ta cứ khen anh chị thật khéo chọn. Đám cưới của chị rất buồn vì ba mẹ chồng cùng người nhà anh không đến. Chị và gia đình anh không cùng chung một niềm tin tín ngưỡng, đó là quan ải đầu tiên chị phải đối mặt. Anh vì yêu thương chị nên vượt qua mọi gian khó luôn dang rộng cánh tay che chở sẻ chia giúp chị vượt qua mặc cảm này.
Hai năm sau chị có bầu, một ngày chị bị những cơn đau bụng dữ dội. Vội vàng đi khám, bác sĩ không phát hiện ra chị bị mang thai ngoài tử cung, họ kết luận không sao và cho chị về. Sau gần một ngày chị tưởng mình chết đi sống lại chỉ còn một hơi thở thoi thóp, chồng chị vừa chạy vừa đẩy băng ca vào phòng mổ cấp cứu. Ánh mắt chị nhìn anh lúc ấy như người sắp từ giã cõi đời, chị chỉ còn thấy bóng anh loang loáng trước mắt. Máu đã tràn đầy tử cung chảy cả ra ngoài... Sau này chị được biết anh vừa chạy vừa lẩm bẩm nói một mình, nhất định sẽ không để chị phải đi làm, phải vất vả rồi anh ấy khóc. Bác sĩ nói chỉ chậm 10 phút là không thể cứu chị được nữa.
[caption id="attachment_289493" align="aligncenter" width="519"] Chị có được anh luôn thương yêu hết lòng, luôn bên chị cho đến ngày hôm nay.[/caption]
Sau lần ấy, chị rất thương anh, chị muốn có con nhưng anh không đồng ý vì nguy cơ sinh con đối với chị là quá khó khăn và nguy hiểm. Chị không tin và không chấp nhận điều đó. Sau lần mổ cấp cứu thai ngoài tử cung ba tháng chị đi thụ tinh nhân tạo. Mỗi lần cấy phôi tốn kém 10 nghìn đô la tương đương với hơn 200 triệu tiền Việt, chị đã làm thụ tinh nhân tạo 4 lần liên tiếp chỉ trong một quãng thời gian ngắn. Mỗi lần cấy như vậy sức khoẻ chị yếu dần, thuốc thúc cho trứng phát triển, rồi trích mổ để nắn chỉnh tử cung làm chị rất đau đớn. Cứ hỏng lần này sau hai ba tháng chị lại cắn răng làm tiếp lần khác, chị không chịu đầu hàng. Chị không tin mình lại có thể thất bại với việc mà người phụ nữ nào cũng làm được. Lòng tự ái, sự tổn thương trong tâm trí khiến chị hoàn toàn mất lý trí, chồng can ngăn cũng không được.
Vì cố chấp nên mất đi khả năng làm mẹ
Sau một thời gian, hậu quả của việc thụ tinh nhân tạo nhiều lần bất thành làm niêm mạc tử cung của chị bị viêm nhiễm trầm trọng nó đầy lên làm tắc tử cung. Chị bị đau bụng dữ dội trong nhiều ngày, rồi rong kinh. Lại đi khám, chị vào viện làm các xét nghiệm thì bị chuẩn đoán ung thư tử cung chỉ có thể sống được năm năm. Quá sốc với kết quả này chị đi làm lại xét nghiệm một lần nữa. Thật may mắn khi làm lại xét nghiệm các chỉ số của chị đã trở lại bình thường. Chị lên bàn mổ, ca mổ kéo dài ba tiếng. Bệnh viện chị nằm là điều trị ung thư, ngày hôm nay còn thấy bệnh nhân la hét đau đớn, ngày mai đã thấy họ chết rồi. Khi nhập viện cơ thể chị rất kiệt quệ gầy yếu đến nỗi có một vị Cha cố lầm tưởng chị là người sắp chết. Ông đến bên giường bệnh của chị đọc Kinh Thánh cho chị nghe, chị chẳng hiểu gì chỉ mang máng biết như lời cầu nguyện cho người sắp rời trần thế. Chị sửng sốt nói: “Sao Cha làm vậy con chưa thể chết được”, nói rồi chị ngồi dậy...
Lần đó chị nằm viện cả tháng trời, về nhà cảm tưởng mọi thứ trở nên lạ lẫm. Chị không còn là chị nữa, khả năng được làm mẹ đã vĩnh viễn khép lại. Chị bị cắt bỏ toàn bộ buồng trứng và tử cung. Vừa chấm dứt nỗi khổ này chị lại phải chịu đựng nỗi khổ tâm khác, cảm giác như mình không còn là phụ nữ nữa... Chị phải uống thuốc nội tiết đến hết cuộc đời, nếu không từ giọng nói và thân thể sẽ dần bị đàn ông hoá vì hóc môn nữ không thể tự sinh ra trong thân thể chị được nữa.
Khi uống thuốc hóc môn nữ cơ thể chị phản ứng rất khó chịu, sau mỗi lần uống liền bị đi ngoài, người bốc hoả. Chị muốn tìm một phương pháp tập luyện tự nhiên để không phải dùng thuốc nữa. Để thân thể tự điều tiết, một phương pháp dưỡng sinh an toàn.
[caption id="attachment_289495" align="aligncenter" width="338"] Yên Thao và ‘con gái nuôi’ đã lớn khôn.[/caption]
Thời ấy chị có người bạn gái vừa ly hôn, cô ấy mới sinh con nên chị dọn một phòng ở nhà cho mẹ con cô ấy. Đứa bé gái con cô ấy xinh xắn như một thiên thần. Chị vừa mất đi khả năng làm mẹ thì ông trời lại ban cho cơ hội có đứa nhỏ này đến nhà chị ở. Chị đã dành trọn vẹn tình mẫu tử cho nó. Chị nghỉ hẳn làm để có thời gian ở nhà chăm sóc bé. Chị coi nó như con ruột của chị vậy. Mặc dù vừa mới ra viện còn chưa khoẻ hẳn chị đã không nề hà việc gì để chăm sóc bé.
Chồng chị cũng rất yêu thương đứa bé này, nó không có cha nên anh ấy cũng coi bé như con nuôi vậy. Vô hình anh cũng đồng tình với chị về việc biến đứa trẻ thành sở hữu của chính mình. Đêm hôm khi con quấy khóc chị bế ẵm rong ruổi cả đêm, rồi khi bé không chịu ăn chị phải làm đủ trò để con há miệng. Những bài hát ru chị hát để ru con ngủ, bé thuộc lòng, khi lớn hơn một chút bé còn nhắc cả cho chị...
Tình mẫu tử là thứ tình khó từ bỏ nhất
Chị chăm bé từ hồi ba tháng cho đến khi bé bảy tuổi thì mẹ bé mua nhà và dọn ra ở riêng. Khoảng thời gian bảy năm đủ nhiều để chị lầm tưởng bé chính là con đẻ của mình. Ông trời lại thêm một lần thử thách khi chị nghĩ mẹ bé đang giành giật bé ra khỏi vòng tay yêu thương của chị. Hàng ngày chị đưa đón bé đi học giờ chị không còn được làm như vậy nữa. Chị chỉ còn cách lặng lẽ ngắm trộm con đi học mà không dám lộ mặt. Cái tình đó lớn lao đến nỗi một lần chồng chở chị ra bờ biển vắng, ở đó chị đã gào khóc rất thảm thiết, chị hỏi ông trời rằng sao bất công với chị vậy? Khi trở về chị chỉ muốn chết, chị đã chuẩn bị một vốc thuốc để tự tử, chỉ đợi chồng đi làm là chị sẽ uống.
Ngày đó chị cũng nuôi một cụ già hơn 90 tuổi, vì con cái ở xa không có ai bên cạnh giúp đỡ nên chị thương cảm đón bà về chăm sóc. Cụ hay bị khó thở khi thiếu dưỡng khí nên chị thường để trong phòng cụ một bình oxy. Dường như ông trời không muốn cho chị chết, một phép mầu đã ngăn chị lại đúng lúc, ngay khi chị định uống vốc thuốc thì bà ấy ở tầng dưới la lớn lên cứu với bà không thở được. Chị vội vã lao xuống cấp cứu cho bà ấy rồi đưa bà vào bệnh viện, mải chăm sóc chị đã quên mất mình cần tự tử. Rồi khi bà ấy tỉnh lại nói với chị một câu làm chị tỉnh ngộ mà từ bỏ ý định tự tử của mình. Bà nói: “Mạng người quý như vậy đó, khi sắp chết người ta mới làm này làm kia nhưng muộn mất rồi”.
Sau lần ấy chị thấy cuộc đời chẳng còn gì ý nghĩa, nỗi trống trải cô đơn của một người mẹ bị mất con. Mặc dù chị đã nương tựa tâm linh gần năm năm ở cửa Chùa. Năm năm ấy chị học thiền Minh Sát của Phật giáo tham gia tất cả các khoá lễ và Thọ bát quan trai của nhà Chùa. Nhưng sao chị thấy vẫn buồn phiền vô vọng, vậy mới thấu hiểu thứ tình lớn nhất trên thế gian chính là tình mẫu tử. Chị lao đi làm ăn để khoả lấp nỗi cơ đơn ấy, mở nhà hàng, mở Spa làm đẹp. Rồi đầu tư rất nhiều tiền vào thị trường cổ phiếu, công việc kinh doanh rất thành công. Có nhiều tiền rồi chị sinh ra cái tật, nghĩ rằng cuộc đời này cần phải hưởng thụ. Vợ chồng chị giải khuây bằng cách uống rượu, vào sòng bạc... Sau đó anh chị phá sản vì cổ phiếu tụt dốc, vợ chồng chị gần như trở về với hai bàn tay trắng.
Người ta nói ‘hoạ vô đơn chí’
Rồi chị nhận được tin từ Việt Nam: mẹ ốm nặng. Mẹ chị là người đàn bà đức hạnh, sự tần tảo đoan chính của bà, đức nhẫn nhịn, hy sinh cho chồng con, lặn lội như thân cò trong câu ca ru hời miền Bắc bộ. Chị về nước chăm mẹ một thời gian, nhìn mẹ thầm lặng chịu đựng sự đau đớn giày vò của bệnh tật không một lời kêu than, mẹ dấu các con nhưng chị đều cảm nhận được lòng dung nhẫn của bà. Chị hay chở mẹ đi các chùa nghe giảng đạo. Chị làm việc công quả trong chùa để mong Thần Phật chở che giúp mẹ vơi đi sự đau đớn. Chăm mẹ một thời gian rồi chị cũng phải quay về Mỹ.
Trở về Mỹ chưa được bao lâu chị nhận được tin mẹ mất. Nỗi niềm đau đớn nhất trong tâm chị là không được nhìn mẹ lần cuối. Chị là đứa con sống xa xứ, nên tình cảm yêu thương của mẹ cũng dành cho chị nhiều nhất. Tiễn mẹ về nơi an nghỉ cuối cùng mà lòng chị tan nát. Đi sau chiếc xe quàn chở linh cữu của mẹ mà nước mắt chị không ngừng tuôn rơi. Chị khóc vì thương mẹ, khóc vì thấy cuộc đời mình lắm trái ngang... khóc vì thấy mình thật vô nghĩa, một ngày kia khi mình chết đi không con không cái, sẽ phải cô độc mà rời cõi nhân gian.
Trở lại về Mỹ trong 49 ngày chị luôn ở chùa để cầu nguyện cho mẹ. Chị chơi vơi trong mất mát khổ đau. Những ký ức quá khứ cùng nỗi đau mất mẹ cứ dồn dập trở về khiến chị quỵ ngã.
Đã từ rất lâu mỗi đêm về chị bị mất ngủ vì sự phiền muộn trong lòng và cái bướu cổ hành hạ. Bao năm qua vì cơ thể luôn phản ứng với thuốc nội tiết chị cũng ít sử dụng vì thế nên chị bị bướu cổ, rồi cuộc sống hưởng thụ vô độ mà bị gút. Chị chẳng còn thiết tha làm ăn hay có trí hướng gì cho tương lai nữa, chị gần như buông xuôi và phó mặc.
Sự kỳ thị suýt đánh mất ngọc quý
Một người bạn là khách hàng Spa của chị ngày trước, thấy chị thê thảm như vậy thường động viên ra công viên tập thể dục cho khuây khoả. Chị ra đó thì thấy một nhóm người, họ tặng chị một cuốn tài liệu nhỏ về một môn khí công, họ nói đó là một phương pháp tu luyện rất lợi ích về sức khoẻ, còn có thể giúp người ta xả được stress trong cuộc sống. Họ nói khá nhiều về các lợi ích khác nhưng chị chỉ nghe được đến vậy, vì đó là hai thứ chị đang cần. Vốn dĩ sẵn ác cảm và “ghét cay ghét đắng” Trung Quốc, hễ nghe đến là chị đã dị ứng, nhìn thấy có chữ Tàu lại nghe thấy liên quan đến Trung Quốc, vì lịch sự chị nhận nhưng về nhà liền để nó vào một góc.
[caption id="attachment_289496" align="aligncenter" width="480"] Chị ngồi tĩnh lặng thiền định trong ngôi vườn sau nhà mình.[/caption]
Vài tuần sau, vì quá đau buồn mà sức khoẻ của chị trở nên tồi tệ, ít ngủ, không còn cảm giác muốn ăn uống gì, mọi thứ rất trống rỗng. Lúc ấy chị mới mở cuốn tài liệu ra đọc, bật đĩa hướng dẫn và tập theo.
Thật là kỳ lạ, mới chỉ luyện động tác mấy hôm mà thân thể chị có nhiều chuyển biến tích cực. Chị ngủ rất dễ, có cảm giác đói, ăn thấy ngon miệng hơn, dễ tiêu không bị đầy bụng. Rồi điều thần kỳ đã xảy ra, hai tuần sau chị không còn bị cái bướu cổ hành hạ hàng đêm như trước. Chị ngủ được say sưa như thời đôi mươi, cảm giác hạnh phúc khó nói thành lời, rồi bệnh gút cũng biến mất tự lúc nào. Chị ăn uống thoải mái không còn phải lo lắng sợ hãi như xưa nữa. Cái bướu cổ của chị cũng xẹp và tiêu tan, đã khỏi hoàn toàn. Ngày trước chị cứ mong mỏi đi tìm hết chỗ này đến chỗ khác một phương pháp tập luyện dưỡng sinh có thể tự điều chỉnh thân thể để chị không còn phải phụ thuộc vào thuốc thì bây giờ chị đã tìm thấy. Từ đó đến nay đã hơn năm năm chị luôn thấy mình minh mẫn và khoẻ mạnh. Chị luyện năm bài công pháp mỗi ngày để duy trì một thân thể vô bệnh và tràn đầy năng lượng.
Tu luyện không mất gì mà lại được tất cả
Điều hạnh phúc hơn nữa, nhờ đọc Chuyển Pháp Luân cuốn sách chính của Pháp Luân Công và các Kinh sách khác của bộ Pháp này chị đã minh bạch hoàn toàn sự mất mát trong cuộc đời của mình, về việc tại sao chị không thể có con. Chị không còn oán hận hay khổ đau vì bạn đã mang “con gái” của chị đi và nỗi buồn mất mẹ, mọi nút thắt trong cuộc đời chị được mở bung hoàn toàn. Chị như được sống lại thời tươi đẹp nhất của cuộc đời, dường như mọi bất hạnh chưa từng ghé thăm và để lại vết thương trong lòng chị.
[caption id="attachment_289497" align="aligncenter" width="395"] Anh chị cùng nhau đọc Pháp trong khuôn viên nhà, hạnh phúc bình dị và ấm áp.[/caption] [caption id="attachment_292881" align="aligncenter" width="5312"] Vợ chồng chị học Pháp chung cùng với những người Tu luyện Pháp Luân Công Tây phương.[/caption]
Chị tìm lại được ý nghĩa cuộc đời mình, niềm vui sống và một công việc chân chính để làm. Cuộc sống của chị đã ổn định cả về tài chính lẫn tinh thần. Chị may mắn có được Pháp tu giữa đời thường, vẫn làm việc và kinh doanh, vẫn có mọi thứ xung quanh mình chỉ là trong mọi hành xử và lời nói chị biết đề cao theo tiêu chuẩn Chân Thiện Nhẫn. Chị tâm sự, nhìn lại quá trình tu luyện hơn năm năm, phát hiện thú vị rằng không những không mất gì mà chị còn có tất cả, những gì trước đây chị nghĩ chỉ có thể trong mơ mới có thì nay đã thành hiện thực, vấn đề kinh doanh cũng rất hanh thông. Hai vợ chồng chị lại có tài chính để đi du lịch, thăm thú bạn bè, làm những việc mà mình thích.
Chính quyền vinh danh Đại Pháp
[caption id="attachment_289498" align="aligncenter" width="782"] Các chính khách chúc mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp, Yên Thao là người cầm băng rôn đầu tiên từ trái sang.[/caption] [caption id="attachment_289500" align="aligncenter" width="1166"] Bằng khen của Thống đốc bang Orlando trao tặng và vinh danh ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới.[/caption]
Thành phố nơi chị đang sinh sống số người tu luyện tăng lên theo thời gian, đủ mọi giai tầng, mầu da, sắc tộc, lứa tuổi. Những người tu luyện Pháp Luân Công sống rất thiện lương, họ đã đóng góp nhiều các hoạt động công ích xã hội, thúc đẩy giá trị sống tích cực cho người dân. Ngày 13 tháng 5 năm 2016 Thống đốc bang Orlando đã trao bằng khen và công nhận ngày này hàng năm là ngày Pháp Luân Đại Pháp. Đó là sự ghi nhận từ phía chính phủ với Pháp Luân Công, họ vinh danh một môn tập Phật Gia ôn hoà giúp người tập có được một thân thể khoẻ mạnh, đạo đức được nâng lên giúp ổn định trật tự xã hội.
Phúc Ân được hưởng
Sau khi chị biết đến Đại Pháp, chồng và chị gái cũng bước vào tu luyện. Chị kể: anh là một kỹ sư cơ khí rất giỏi nghề, anh khá tự cao trong công việc. Đôi khi hay thể hiện thái quá chính kiến của mình, cũng ít nhiều làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ. Giờ anh ấy đã trở nên rất khiêm tốn và nhường nhịn. Không tỏ ra khó chịu với những gì khó nghe. Anh bị huyết áp cao, sau khi tu luyện thời gian ngắn cũng đã khỏi.
[caption id="attachment_289501" align="alignnone" width="600"] Anh chị trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Quốc tế NTD Televison có trụ sở chính tại New York Mỹ.[/caption] [caption id="attachment_289502" align="aligncenter" width="598"] Anh chị trong buổi diễu hành chào mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới 13/5 được tổ chức thường niên tại New York Mỹ.[/caption]
Bản thân chị cũng vậy, đã bỏ được cái tật hiếu thắng, tính cố chấp đến cực đoan của mình. Chị hối tiếc, giá mà ngày ấy biết đến Đại Pháp, học được sự dung nhẫn, biết lùi lại nhìn nhận vấn đề, thì có thể sinh được con không đến nỗi vô sinh như bây giờ. Khi dùng Chân Thiện Nhẫn để đối chiếu, chị còn nhận ra một bài học lớn về lòng tốt, khi cưu mang người bạn có con nhỏ, chị đang làm việc tốt có tính toán... Chị đã thay đổi. Khi bị đối xử bất công chị lùi bước lại không tranh đấu hơn thua như ngày trước, tâm chị được thanh thản không bị uất ức như xưa.
Chị phát hiện thêm một điều thú vị nữa, không phải cái gì gắn mác China cũng đều là xấu. Những gì thuộc về văn hoá truyền thống, văn hoá cổ xưa dù ở đất nước nào cũng đều rất thuần thiện. Chị muốn qua bài viết này gửi gắm một thông điệp thiện lành với những người hữu duyên, xin lắng nghe câu chuyện của chị để có thể tìm thấy con đường hạnh phúc thoát khỏi bế tắc khổ đau. Với tấm lòng biết ơn Đại Pháp, chị ước nguyện giúp đỡ những người thiện duyên muốn tìm hiểu Pháp môn tu luyện này.
New York 13/5/2017
Tinh Vân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét