Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

Tiến sỹ Hóa học Pháp: ‘Tôi đi tìm lời giải cho cuộc sống, nhưng đáp án không nằm ở khoa học’

Tiến sỹ Hóa học Pháp: ‘Tôi đi tìm lời giải cho cuộc sống, nhưng đáp án không nằm ở khoa học’ https://ift.tt/2w0ndJq
tien-sy-hoa-hoc-phap-toi-di-tim-loi-giai-cho-cuoc-song-nhung-dap-an-khong-nam-o-khoa-hoc
tien-sy-hoa-hoc-phap-toi-di-tim-loi-giai-cho-cuoc-song-nhung-dap-an-khong-nam-o-khoa-hoc

Hoàn thành xuất sắc chương trình nghiên cứu sinh tại Pháp mà không qua đào tạo Thạc sỹ, thành công đến với Hiền khi tuổi đời còn rất trẻ. Tuy nhiên, con đường đến thành công của chị không hề dễ dàng.

tien-sy-hoa-hoc-phap-toi-di-tim-loi-giai-cho-cuoc-song-nhung-dap-an-khong-nam-o-khoa-hoc

“Nếu để chia sẻ với các bạn về trải nghiệm thành công sau những năm tháng đầy thăng trầm và áp lực, tôi có thể nói với các bạn rằng: Hãy tìm cho mình một niềm tin…”

tien-sy-hoa-hoc-phap-toi-di-tim-loi-giai-cho-cuoc-song-nhung-dap-an-khong-nam-o-khoa-hoc

Sau khi tốt nghiệp lớp cử nhân tài năng của khoa Hóa trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, mình nhận được học bổng nghiên cứu sinh tại trường Đại học Postech (một trong những trường đại học danh giá nhất ở Hàn Quốc, được Times Higher Education xếp loại 1/100 các trường đại học hàng đầu thế giới).

Tuy nhiên sau 7 tháng học tập ở Hàn Quốc, mình cảm thấy đây vẫn chưa thực sự là môi trường học tập mà mình mong muốn. Mình quyết định dừng lại để sang Pháp học nghiên cứu sinh. Lên đường sang Pháp, mình mang theo trăn trở: Làm thế nào để cải thiện môi trường, cải thiện nguồn nước từ chính những sản phẩm nông nghiệp sẵn có ở Việt Nam.

tien-sy-hoa-hoc-phap-toi-di-tim-loi-giai-cho-cuoc-song-nhung-dap-an-khong-nam-o-khoa-hoc

Năm 2014, là năm thứ 2 của chương trình nghiên cứu sinh, mình phải làm rất nhiều thí nghiệm, ban ngày lên phòng thí nghiệm làm rất vất vả, tối về đọc tài liệu bằng tiếng Pháp, thứ ngoại ngữ mình chưa làm chủ, khiến mình cảm thấy chán nản vô cùng. Vậy là mình cứ mơ mơ, hồ hồ, đầu óc căng thẳng và dẫn đến việc mất ngủ triền miên.

Có những hôm thao thức đến tận 3h, 4h sáng mà vẫn không ngủ được, mình vô cùng mệt mỏi. Mình thậm chí đã thử dùng đến rượu, tập yoga... Tình trạng này kéo dài một thời gian, mình bắt đầu cảm thấy sợ vì mình nghĩ nếu cứ tiếp tục như vậy mình sẽ không thể có đủ sức mà hoàn thành được luận án. Bác sĩ kê đơn cho mình, mình dùng thuốc nhưng không hiệu quả gì. Lúc này mình thật sự cảm thấy bất lực, không biết phải làm sao.

Khi biết tình trạng của mình, một người bạn đã giới thiệu Pháp Luân Công và nói mình tập thử xem sao. Đây là lần đầu tiên mình nghe nói về môn tập này, và mình thử tập theo video tìm được trên Internet, và quả thực sau đó mình đã có thể ngủ ngon lành.

tien-sy-hoa-hoc-phap-toi-di-tim-loi-giai-cho-cuoc-song-nhung-dap-an-khong-nam-o-khoa-hoc

Pháp Luân Công là gì?

Với lối tư duy của một người làm về nghiên cứu khoa học, khi gặp được một vấn đề mới thì trước tiên là mình sẽ phải tìm hiểu xem Pháp Luân Công là gì? Kết quả khiến mình khá bất ngờ vì Pháp Luân Công phổ biến trên thế giới từ lâu rồi mà đến tận bây giờ mình mới nghe nói về môn tu luyện này. Tuy nhiên, mình cũng tìm được nhiều thông tin trái chiều trên Internet trong đó thông tin Pháp Luân Công bị cấm và đàn áp ở Trung Quốc khiến mình để ý tới nhiều nhất.

Từ các thông tin tìm kiếm được, mình hiểu rằng trước đây Pháp Luân Công đã từng được chào đón và biểu dương rất tốt ở Trung Quốc do những lợi ích mà môn tu luyện này đã đem lại cho người dân và đất nước Trung Hoa như: Giảm chi phí chăm sóc sức khỏe, thúc đẩy văn hóa Trung Quốc, và nâng cao đạo đức cộng đồng, từ đó giảm thiểu phần trăm tội phạm, góp phần bảo vệ trật tự an ninh xã hội được tốt hơn. Vì thế mà người sáng lập môn Pháp Luân Công là Đại sư Lý Hồng Chí đã được nhận rất nhiều bằng khen cho những đóng góp của ông vào phong trào phát triển khí công ở Trung Quốc.

tien-sy-hoa-hoc-phap-toi-di-tim-loi-giai-cho-cuoc-song-nhung-dap-an-khong-nam-o-khoa-hoc

Lúc đó trong đầu mình nghĩ, chẳng lẽ đây lại là một tà giáo nào đó lôi kéo người dân làm những chuyện trái với pháp luật nên mới bị chính phủ cấm như vậy. Vậy là mình bắt đầu công cuộc tìm hiểu.

tien-sy-hoa-hoc-phap-toi-di-tim-loi-giai-cho-cuoc-song-nhung-dap-an-khong-nam-o-khoa-hoc

Pháp Luân Công là một môn khí công được ưa chuộng tại Trung Quốc trong thập kỷ 90.

Vì sao những người tốt bị đàn áp?

Ban đầu, Pháp Luân Công được chính phủ Trung Quốc đón nhận và bảo hộ. Tại hai lần “Hội Sức khỏe Đông phương” năm 1992 và 1993, Pháp Luân Công đã liên tiếp đạt được các danh hiệu cao quý nhất như ‘Minh Tinh Công phái’, ‘Giải Vàng Đặc biệt’, giải thưởng ‘Thúc đẩy Tiến bộ Khoa học’. Tuy nhiên, thầy Lý Hồng Chí muốn rằng môn tập của ông cần được cung cấp miễn phí cho người dân. Khi mở các lớp học, thầy đã luôn thu tiền các học viên thấp nhất, trái ngược với các khí công sư khác ở trong nước. Sau này, khi Hiệp hội Khí công yêu cầu thầy Lý Hồng Chí phải gia tăng học phí, thầy đã rút Pháp Luân Công ra khỏi Hội nghiên cứu khoa học Khí công Trung Quốc, đồng thời từ đó mất đi sự bảo hộ của chính quyền Trung Quốc đối với môn tập này.

Nhưng đỉnh điểm nhất phải nói tới là năm 1999, khi số lượng các học viên tu luyện Pháp Luân Công lên đến con số 70 triệu người theo thống kê khi đó của chính quyền Trung Quốc. Lúc này, chính phủ Trung Quốc dưới thời Giang Trạch Dân nắm quyền, lo ngại về quy mô và mức độ phổ biến của Pháp Luân Công, và đặc biệt là về số lượng lớn các thành viên cấp cao của Đảng Cộng sản cũng đồng thời là các học viên Pháp Luân Công. Chính vì lòng đố kỵ, Giang Trạch Dân đã khởi xướng cuộc đàn áp chống lại Pháp Luân Công.

Điều mình chú ý nhất là cách hành xử của các học viên Pháp Luân Công trước những lời cáo buộc của chính quyền Trung Quốc. Ví dụ như, cuộc thỉnh nguyện ôn hoà của 10.000 học viên trước Văn phòng Kháng cáo Trung ương Trung Quốc tại Bắc Kinh, yêu cầu chính quyền Trung Quốc ngừng sách nhiễu Pháp Luân Công, mà không ồn ào, không xả rác bừa bãi, xếp hàng ngay ngắn hai bên hành lang để không gây cản trở giao thông cho người khác.

Trước đây, trong đầu mình, nghĩ đến cảnh biểu tình mà có thể có một trật tự tốt như vậy thì có lẽ chỉ có Nhật Bản, còn đối với người dân Trung Quốc, vốn đã để lại những hình ảnh không đẹp trong mắt bạn bè quốc tế về ý thức tham gia các hoạt động công cộng, thì gần như là không thể.

tien-sy-hoa-hoc-phap-toi-di-tim-loi-giai-cho-cuoc-song-nhung-dap-an-khong-nam-o-khoa-hoc

“Điều này thật sự khiến mình phải đặt ra câu hỏi, quả thực các nguyên lý hành xử Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công đã thật sự thay đổi được ý thức hệ của một lượng không nhỏ người dân Trung Quốc, và để làm được nó thì chắc chắn Pháp Luân Công phải có một sức ảnh hưởng rất sâu sắc”.

Nhưng để có cái nhìn toàn diện hơn và để chắc chắn hơn cho những lập luận của cá nhân, mình tìm kiếm thêm các thông tin khác bằng tiếng Anh từ nhiều nguồn khác nhau, và kết quả là mình đã tìm được rất nhiều bằng chứng hết sức thuyết phục.

Chính phủ và các hãng truyền thông quốc tế đều lên tiếng phản đối yêu cầu ĐCSTQ chấm dứt cuộc bức hại phi nhân tính đối với học viên Pháp Luân Công. Và họ bày tỏ sự ủng hộ bằng cách vinh danh các giá trị Chân-Thiện-Nhẫn cũng như chào đón học viên Pháp Luân Công được tự do luyện tập.

Các tổ chức nhân quyền quốc tế, các bác sỹ, luật sư, hoa hậu, nhà báo đều lên tiếng phản đối cùng những bằng chứng xác thực, câu trả lời đối với mình đã quá rõ ràng. Pháp Luân Công là một môn tu luyện tốt cho con người, chính bởi vậy nó mới có thể lưu truyền và được người dân đón nhận khắp nơi trên thế giới, khác hẳn với những cáo buộc bôi nhọ của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã đưa tin. Vậy là mình đã có thể yên tâm mà tu luyện bởi mình biết rằng lựa chọn này là hoàn toàn đúng và không hề vi phạm pháp luật gì cả.

tien-sy-hoa-hoc-phap-toi-di-tim-loi-giai-cho-cuoc-song-nhung-dap-an-khong-nam-o-khoa-hoc

Tiến sỹ Nguyễn Hiền đang tập bài công pháp thứ 5 của Pháp Luân Công.

Thoát khỏi căn bệnh mất ngủ

Từ khi bắt đầu tập Pháp Luân Công mình không còn bị mất ngủ nữa. Dù mình ngủ sớm hay muộn, bị thức giấc giữa đêm, hoặc đến cả khi mang thai ở tháng cuối cùng, mình luôn có một giấc ngủ tròn đầy. Ngoài ra, căn bệnh viêm mũi dị ứng từ khi còn là học sinh cấp 3 cũng đã rời xa mình.

Điều đặc biệt mình nhận thấy đó là từ khi tu luyện, sức tập trung khi học tập và làm việc tăng lên rõ rệt. Trước đây, mình chỉ làm việc khoảng 2 tiếng đồng hồ là mình bắt đầu thấy mệt và cần nghỉ ngơi. Nhưng giờ mình ngồi học và làm bài tập liền 3 tiếng rưỡi đồng hồ mà không hề mệt mỏi. Thầy hướng dẫn gặp mình sau hôm bảo vệ và nói với mình: “Hôm đó, có một số câu hỏi mà thầy không nghĩ em có thể trả lời được nhưng em đã làm rất tốt”. Trong tâm mình lúc đó hiểu rằng, nhờ có tu luyện Đại Pháp mà mình đã hoàn thành được luận án tốt nghiệp với kết quả ngoài mong đợi như thế.

tien-sy-hoa-hoc-phap-toi-di-tim-loi-giai-cho-cuoc-song-nhung-dap-an-khong-nam-o-khoa-hoc

Tiến sỹ Nguyễn Hiền cùng các đồng nghiệp tại Pháp.

Trước khi tu luyện, mình còn nghĩ rằng, cuộc sống này giống như thương trường vậy, nếu mình không thể hiện được khả năng của mình thì cơ hội sẽ tuột khỏi tay. Có khi lo đến mất ăn, mất ngủ, gầy cả người đi, còn trút giận lên người nhà. Nó còn khiến mình thiếu khiêm tốn, không quan tâm đến người khác nữa. Đôi khi, có quan tâm có giúp đỡ người khác thì mình vẫn mong muốn nhận được lời khen hay báo đáp của họ. Bây giờ mình mới hiểu như thế nào mới thực sự là tốt.

Cuộc sống không phải cuộc chiến

Từ ngày tu luyện và đọc cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”, mình hiểu ra rằng mình nên học cách coi nhẹ danh lợi, tiền bạc và thành tích, nhưng không có nghĩa là mình không còn cố gắng nỗ lực nữa, mà là hãy làm tốt nhất những gì bản thân có thể làm, không truy cầu phải đạt được cái này hay cái khác. Bởi vì có một đạo lý là bất di bất dịch, đó là bạn phó xuất bao nhiêu, bạn sẽ nhận về bấy nhiêu. Từ khi nghĩ được như thế, tâm thái mình trở nên an hoà và thoải mái, không còn lo lắng, bồn chồn, bất an. Mình cũng cười nhiều hơn, làm việc hiệu quả hơn, chính vì thế kết quả thu về cũng tốt đẹp hơn, đặc biệt những người xung quanh mình vì thế cũng cảm thấy dễ chịu và thân thiện hơn.

tien-sy-hoa-hoc-phap-toi-di-tim-loi-giai-cho-cuoc-song-nhung-dap-an-khong-nam-o-khoa-hoc
tien-sy-hoa-hoc-phap-toi-di-tim-loi-giai-cho-cuoc-song-nhung-dap-an-khong-nam-o-khoa-hoc

Hãy làm tốt nhất những gì bản thân có thể làm, không truy cầu phải đạt được cái này hay cái khác. Bởi vì có một đạo lý là bất di bất dịch, đó là bạn phó xuất bao nhiêu, bạn sẽ nhận về bấy nhiêu.

Nhờ chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, giờ đây mỗi khi có mâu thuẫn gì xảy ra, mình thường nghĩ mình nên Nhẫn, phải bình tĩnh thì mới nhìn ra được đâu là đúng, đâu là sai. Khi có thể giữ được bình tĩnh thì sẽ có một khoảng hoà hoãn để mình xử lý mọi chuyện sáng suốt hơn. Mình biết lắng nghe hơn và sau đó giải thích nhẹ nhàng cho đối phương hiểu. Nếu sai thì mình cũng chân thành nhận lỗi. Tính hiếu thắng, việc chứng tỏ bản thân không làm nên giá trị một con người.

tien-sy-hoa-hoc-phap-toi-di-tim-loi-giai-cho-cuoc-song-nhung-dap-an-khong-nam-o-khoa-hoc
tien-sy-hoa-hoc-phap-toi-di-tim-loi-giai-cho-cuoc-song-nhung-dap-an-khong-nam-o-khoa-hoc
tien-sy-hoa-hoc-phap-toi-di-tim-loi-giai-cho-cuoc-song-nhung-dap-an-khong-nam-o-khoa-hoc
tien-sy-hoa-hoc-phap-toi-di-tim-loi-giai-cho-cuoc-song-nhung-dap-an-khong-nam-o-khoa-hoc

Bấy lâu nay, mình cứ ép bản thân học và làm việc như một con robot, mọi thứ phải thật chính xác, khoa học và tỉ mỉ, nhưng giờ mình mới hiểu lời giải của cuộc sống, của tinh thần không nằm tất cả trong những ống nghiệm và con số khô khan, mà là khi ta biết thả lỏng tâm trí, thực sự cảm nhận và đối đãi với cuộc sống này bằng trái tim Chân - Thiện - Nhẫn.

Bây giờ, mình rất vui vì mỗi ngày mình biết mình cần phải sống ra sao để không phí phạm thời gian và có ích hơn cho cuộc sống này. Mình mong rằng sẽ có nhiều bạn trẻ hơn nữa hiểu được những giá trị chân thực của tu luyện và hưởng những lợi ích của môn tập.

tien-sy-hoa-hoc-phap-toi-di-tim-loi-giai-cho-cuoc-song-nhung-dap-an-khong-nam-o-khoa-hoc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét