Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

Thầy thuốc đông y: “Cứu người thì được, cứu mình khó thay!”

Thầy thuốc đông y: “Cứu người thì được, cứu mình khó thay!” https://ift.tt/2QnmayB

Cuộc đời không giống như dòng sông êm đềm chảy trôi. Rất nhiều những số phận đầy ngang trái, nhưng cũng có những con người đầy nghị lực, biết vươn lên vượt qua nghịch cảnh để đi tìm ý nghĩa cuộc sống. Câu chuyện [sau đây] kể về một thương binh phải chống chọi với di chứng chiến tranh, tự học thành thầy thuốc và không ngừng hành trình tìm kiếm chân lý, cuối cùng đã tìm thấy ánh sáng Phật Pháp nhiệm màu.

Tuổi thơ nheo nhóc, nhọc nhằn

Tôi được sinh ra trong một gia đình có 7 anh chị em, tôi đứng sau 2 người anh trai và đằng sau là một bầy em nheo nhóc vào những năm 70. Bố tôi lấy mẹ tôi vào những năm tháng đó cũng chẳng hề có gì là phức tạp như bây giờ,cũng chẳng có caí đám cưới lộng lẫy, xa hoa, phường nhạc loa đài. Cái thời cơm cũng không có mà ăn thì lấy đâu ra cỗ bàn. Có cái duyên trời định bố mẹ hai bên tác thành thì cứ về ở với nhau là xong thôi. Sinh ra trên một vùng quê nghèo, lấy ruộng đồng làm chủ đạo, lúa ngô khoai sắn, con trâu đi trước cái cày theo sau...

Bố mẹ vất vả nuôi đàn con nheo nhóc ấy, là người anh lớn trong gia đình, phận làm con như tôi cũng phải gánh vác hy sinh. Bởi cũng không may mắn cho gia đình tôi khi người anh cả của tôi qua đời khi mới có 3 tuổi. Anh hai sau đó phải đi bộ đội xa nhà. Cho nên cái trách nhiệm làm anh càng sừng sững trên vai.

[caption id="attachment_164351" align="alignnone" width="700"]Trách nhiệm của 1 người anh đè nặng đôi vai tôi (Ảnh minh họa) Trách nhiệm của 1 người anh đè nặng đôi vai tôi (Ảnh minh họa)[/caption]

Mẹ tôi lại là người hay đau yếu. Bà kể rằng khi sinh hạ tôi thì tôi rất còi cọc, sinh tôi rồi thì bà bị ho liên tục và mắc bệnh phổi, nhà nghèo không có gì tẩm bổ, cho nên bà không có sữa nuôi  con. Hằng ngày tôi không được bú mớm và chỉ được uống nước cơm, chả thế mà đã còi lại càng còi hơn, lúc nào cũng khát sữa mẹ, khi lớn thì dáng vóc cũng lênh nghênh, cao gầy. Còn bố tôi trước khi sinh tôi thì bị liệt do bị trúng gió khi cõng người thân đi viện. Sau này khi thuốc thang đây đó rồi thì mới có thể đi lại được nhưng khi ấy tay trái vẫn còn run run. Bản thân tôi cũng lớn lên qua những lời ru của bà, của mẹ, nhưng ngay từ cái hồi còn ngây thơ ấy trong tôi đã ấp ủ một ý niệm muốn đi tìm một con đường giải thoát khổ đau, bệnh tật.

Sống với cánh tay bị cụt

Tới đầu những năm 80 tôi cũng vác ba lô lên đường nhập ngũ. Đi bộ đội tuy thân người nhỏ bé hao gầy nhưng mà tôi đã vượt qua tất cả các bài kiểm tra của lính đặc công cũng như trinh sát. Có lẽ cũng bởi vì bản thân đã được tôi luyện bằng cả một tuổi thơ vất vả nhọc nhằn. Cống hiến sức trẻ cho quê hương đất nước, giọt máu đào đổ xuống nơi chiến trường, tôi bị thương và trở về nhà. Trên giấy chứng nhận bị thương có ghi lại như sau : vết thương thấu não, mảnh đạn còn nằm bên trong hộp sọ, cắt cụt 1/3 dưới cẳng tay phải, gãy xương bàn hai ngón tay trái, vết thương cổ sau gáy và nhiều vết thương khác...

Trở về với xóm làng, với cánh tay phải như thế, nhưng cuộc đời đã an ủi cho tôi một người vợ thảo hiền, luôn biết thông cảm cho tôi, hai vợ chồng động viên nhau mà vươn lên trong cuộc sống. Cho tới những năm 90, có thời gian tôi còn học cắt quần áo, mục đích cũng chỉ là để tự may cho bản thân và gia đình mình.

Thời đấy tôi cũng có trợ cấp thương binh nhưng đồng tiền ấy chẳng đáng là bao mà cuộc sống thì vẫn phải lo toan cho gia đình vợ con. Có ai đó vẫn nhớ cái cảnh tôi gánh cả gánh thúng rổ rá từ làng bên về cho vợ nức thuê, cái cảnh ‘chú Chình cụt’ một tay gánh thúng nức thuê mà thi thoảng giờ đây gặp lại cái người làng bên ấy người ta vẫn còn thích kể lại. Hai vợ chồng sau đó cũng có nuôi ong lấy mật, cấy 6 sào ruộng và có mảnh vườn vài sào trồng rau bán để mưu sinh.

Những tưởng dòng đời cứ chảy trôi thế, đồng ý là sẽ có trầm có bổng, khúc nhạc đời người chẳng thể nào êm dịu, tưởng rằng trời phú cho cái sức khỏe để con người có thể an tâm lao động, nào ngờ đâu sau đó vợ tôi cứ từ từ mà mắc bao nhiêu loại bệnh. Từ biếu cổ za-đô ác tính đến u vú, u xơ tử cung dong huyết rồi sỏi thận, rồi bệnh trĩ và một số bệnh khác. Tôi bèn theo học Đông y vì nghĩ rằng học để tự cứu mình và gia đình, hơn nữa cũng nghĩ rằng điều kiện gia đình không thể đi viện suốt được và đạo đức các bác sĩ ngày nay không con tốt đẹp như trước nữa rồi.

Không phải chỉ có bệnh tật là hết khổ đau, là một thầy thuốc cũng không thể chữa hết được các bệnh tật

Ngay từ đầu khi mà suy nghĩ theo học cái nghề đông y ấy, trong bản thân tôi cũng xuất ra một suy nghĩ làm thế nào thoát khỏi khổ đau bệnh tật. Học rồi tôi lại phát hiện ra rằng, không phải chỉ có bệnh tật là hết khổ đau, là một thầy thuốc cũng không thể chữa hết được các bệnh tật. Cái mong muốn tầm Đạo, tìm một phương pháp tu luyện  của ngày ấy cứ tràn về thổn thức tâm can. Có lẽ bản thân tôi là người có duyên với Đạo nên ngay sau đó tôi quyết định tự mình kiếm tìm chân lý của Phật Pháp. Nhưng con đường đi tìm chính Đạo của bản thân không hề giản đơn, đó là cả một câu chuyện dài của hơn 10 năm truy tìm và giác ngộ để rồi khi tìm được bến đỗ mới thấy cực kỳ trân quý.

Bắt đầu là phong trào thờ Tứ Phủ tại nhà, tôi có lập điện thờ trên gác xép nhưng tôi không khoe khoang nên hầu như không ai biết. Mới đầu tu luyện là thế, mỗi khi có người có căn giá tới nhà tôi chơi họ cứ tự tát vào mồm, vào mặt mình trong khi đó họ không hề biết nhà tôi thờ Tứ Phủ. Lúc ấy tôi khuyên họ hãy sống tốt, làm nhiều việc tốt, thay đối tâm tính, tu tâm tích đức thế là thoát khỏi sự trừng phạt ấy…

Hai năm sau, cái duyên với Phật giáo đến với tôi khi tôi mua được hai cuốn kinh Phật, cho nên tôi bỏ luôn không thờ Tứ Phủ nữa mà chỉ chuyên tụng Kinh Phật thôi. Khi ấy, Tịnh Độ tông xuất hiện và lan truyền, tôi liền tu theo Tịnh Độ, tôi ra sức hoằng dương Tịnh Độ trong khu vực, tôi lập ra Ban hộ niệm Sen Vàng ( đã có tên trong danh sách những ban hộ niệm toàn quốc của Giao hội Phật giáo Việt Nam, các bạn có thể thấy trên mạng ). Ngoài ra tôi còn theo môn khí công của Nguyễn Đình Phư, cảm xạ học của Dư Quang Châu nữa… Tôi đã mất hơn chục năm như vậy, mệt thân tốn tiền mà hiệu quả thu được chẳng bao, bao nhiêu thắc mắc về tu luyện, về chân lý cuộc đời vẫn chưa giải tỏa.

Đặc biệt vào thời gian khi tôi con tu Tịnh Độ tôi được xem video vãng sinh của bà Lưu Tố Thanh (chị của bà Lưu Tố Vân ), kể về cuộc vãng sinh của bà Thanh được báo trước cả nửa tháng giời, lúc ấy tinh thần bà rất tỉnh táo minh mẫn và nói rằng 'tôi đã đứng trên đài sen bên cạnh Phật A di đà rồi’. Nhưng sau thời điểm vãng sinh đó thì lại là một bà Thanh hoàn toàn khác. Từ một bà Thanh tỉnh táo không đau đớn thì nay là một bà Thanh hôn trầm mê mờ đau đớn cùng cực ngay cả em bà là Lưu Tố Vân cũng khó cầm lòng trước sự khổ sở ấy của bà, và phải đến hơn một ngày sau đó bà mới tắt thở hoàn toàn.

Xem xong video này tôi rất hoang mang và không lý giải được, một bà Thanh vãng sinh rồi, tu luyện về thế giới của Phật rồi tại sao lại còn một bà Thanh như thế? Hơn nữa các hình thức tu luyện này không những không giúp tôi cải thiện vấn đề về sức khỏe mà còn xuất hiện thêm các bệnh khác nữa như : viêm mũi dị ứng, gai đôi cột sống, thần kinh tọa, đau mỏi các khớp, thoái hóa đốt sống cổ và đốt sống lưng…Bệnh của vợ tôi cũng vậy, lại còn nghiêm trọng hơn trước. Tôi trở nên vô cùng chán nản, ngờ vực, trong tâm bối rối, khó chịu.

Bến bờ Phật Pháp

Cho đến một ngày đầu xuân năm 2013, nhân dịp năm mới chúc tết, một người cháu đã tặng tôi một cuốn sách mang tên Chuyển Pháp Luân. Được tặng sách mà lại là dịp Tết, có khác nào tôi được mừng tuổi mới, tôi vui vẻ đọc hết cuốn sách vài ngày sau đó. Từng trang, từng chữ như lôi cuốn tôi vào, đọc tới đâu tôi phải mở choàng mắt mình to đến đấy. Bao nhiêu thắc mắc trong quá trình tu theo các môn khác giờ được trả lời hết, hơn nữa còn hết sức rõ ràng .Tôi biết đây mới đúng là thứ tôi cần, thứ tôi kiếm tìm hơn chục năm qua.

[caption id="attachment_164354" align="alignnone" width="700"]chuyenphapluan Sách "Chuyển Pháp Luân"[/caption]

Cuốn sách là sự chỉ đạo tu luyện của một môn khí công mang tên Pháp Luân Đại Pháp hay còn gọi là Pháp Luân Công, đúng là cuốn sách nghìn vàng không mua nổi. Tôi còn thấy  tiếc nuối vì trong 2 năm trước đó, đứa cháu này cũng đã giới thiệu cho tôi về Pháp Luân Công nhưng tôi hoàn toàn không để ý, bởi vì lúc đó tôi còn mê mờ trong Tịnh Độ, coi đây là pháp môn tu nhanh nhất, chắc chắn nhất rồi. Đúng là chỉ sau khi đọc Chuyển Pháp Luân tôi mới minh bạch ra mọi thứ. Và khi đã minh bạch rồi, như cái hệ quả của ông mặt trời chiếu sáng, tỏa ánh hào quang rộng khắp, toàn bộ mây đen xám xịt đều tan biến hết, tôi quyết định vững vàng chỉ tu theo Pháp Luân Đại Pháp.

[caption id="attachment_164349" align="alignnone" width="720"]chu chinh 5 Hàng ngày tôi và vợ cùng đọc sách "Chuyển Pháp Luân" để nâng cao tâm tính của mình[/caption]

Biết được Pháp này tôi thấy thực sự vô cùng trân quý, vì thế mà tôi luôn nghiêm túc hành xử theo những điều chỉ dạy trong sách, chiểu theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn của Đại Pháp mà hành xử trong cuộc sống hàng ngày. Pháp được giảng trong Chuyển Pháp Luân đã không ngừng chính lại những điều không đúng đắn ở cả thân lẫn tâm tôi, tôi đạt đến thân tâm đều khỏe mạnh. Các tư tưởng xấu xa, những hành động bất hảo, những bệnh tật mà các môn tu luyện trước đây đã không làm giảm thiểu đi được, thì nay chỉ qua vài tháng ngắn ngủi tu luyện Đại Pháp, chúng đã không cánh mà bay đi mất. Đến ngay cả khi tôi là một thầy thuốc đông y, bản thân có bệnh, người nhà có bệnh cũng chỉ giúp được một phần nhỏ bé, khiến tôi vô cùng khổ tâm. Vợ tôi - bao nhiêu bệnh ấy - cũng theo tôi tập luyện và đọc sách hàng ngày, và chỉ vài tháng sau đó các bệnh đều biến mất, vợ tôi hạnh phúc lắm.

 

[caption id="attachment_164345" align="alignnone" width="720"]chu chinh 1 Hai vợ chồng tôi cùng luyện bài công pháp thứ hai - Pháp Luân Trang Pháp của Pháp Luân Đại Pháp[/caption]

Niềm vui với gia đình tôi chưa hết khi mà đứa con trai bị nhược thị của tôi nhờ Pháp luân công mà khỏi bệnh mặc dù cũng bệnh viện đây đó. Khi ấy là cuối năm 2013 cháu đang học lớp 11, từ học lực trung bình, cuối năm cháu đã vươn lên thành học sinh giỏi và hiện đang là sinh viên năm thứ 3 của trường Đại học bách khoa Hà Nội. Người mẹ ngoài 80 tuổi của tôi vốn bị bệnh phổi mấy chục năm từ hồi sinh tôi cũng theo tập Pháp luân công bởi bà đã thấy được hiệu quả kỳ diệu của môn tập này. Mặc dù bà đã từng phải đi cấp cứu vì tràn dịch phổi nhưng nay đã khỏe mạnh và hằng ngày bà rất chăm chỉ đọc sách. Bà chia sẻ với mọi người 'được đọc sách Chuyển Pháp Luân, không uổng phí đời người này của mình’.

[caption id="attachment_164348" align="alignnone" width="720"]Từ khi tu luyện, gia đình tôi tràn ngập niềm vui và tiếng cười Từ khi tu luyện, gia đình tôi tràn ngập niềm vui và tiếng cười[/caption]

Thật khó mà nói cho hết những lợi ích đối với gia đình tôi từ khi tu luyện Pháp Luân Công. Đại Pháp cứu vớt cả gia đình tôi, cho chúng tôi một cuộc đời thật ý nghĩa, không chỉ là sức khỏe mà còn về tinh thần. Là những người tu theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, chỉ đạo của Đại Pháp nên cuộc sống gia đình tôi luôn êm ấm, không cãi vã nhau mà mọi người đều nhường nhịn, nhìn nhau để sống, để đối xử thân thiện trong cuộc sống hàng ngày. Điều đó tôi thấy khó mà có được trong xã hội bây giờ , khi mà con người chạy theo đồng tiền, coi nó là mục đích sống.

Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết này của tôi. Tôi cũng hy vọng rằng có thật nhiều người được đắc cứu cũng giống như gia đình tôi nhờ việc tu luyện Pháp Luân Công. Nói đến hai chữ ‘tu luyên’ mọi người đừng tưởng rằng nó to tát. Thực ra cũng chỉ là đọc sách và luyện công thôi, đồng thời chúng ta chiểu theo những lời dạy trong sách mà thực hành, cải biến tâm tính tốt đẹp hơn theo nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn ấy. Đảm bảo chúng ta sẽ nhận thấy nhiều điều kỳ diệu.

Thanh Miện, ngày 12/ 8/2016

Nguyễn Hữu Chình

Xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét